NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Nhà Tâm lý học Carl Rogers (8/1/1902 – 4/2/1987)

Go down 
Tác giảThông điệp
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

Nhà Tâm lý học Carl Rogers (8/1/1902 – 4/2/1987) Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhà Tâm lý học Carl Rogers (8/1/1902 – 4/2/1987)   Nhà Tâm lý học Carl Rogers (8/1/1902 – 4/2/1987) Icon_minitimeWed Jul 15, 2009 9:02 pm

Nhà Tâm lý học Carl Rogers (8/1/1902 – 4/2/1987) View_thumb1_120Carl Rogers (8/1/1902 – 4/2/1987) được biết đến như là một trong những người đặt nền tảng cho việc nghiên cứu liệu pháp tâm lý và được vinh danh vì những cống hiến tiên phong của ông về cách tiếp cận Nhân văn có tầm ảnh hưởng sâu rộng trong Tâm lý học. Rogers được xem là một trong sáu nhà tâm lý học kiệt suất nhất của thế kỷ 20, và được xếp thứ hai sau Sigmund Freud.

Carl Ransom Rogers sinh vào ngày 8 tháng 1 năm 1902, tại Oak Park, ngoại ô Chicago. Cha của ông Walter Rogers là một kỹ sư, mẹ ông làm nội trợ và là người sùng đạo Thiên Chúa.

Rogers từ nhỏ đã tỏ ra thông minh và nổi bật. Theo học nền giáo dục tôn giáo nghiêm khắc trong nhà xứ Jimpley, môi trường đạo đức đã nuôi dưỡng Rogers. Ông sống khá tách biệt, độc lập và có kỷ luật, ham thích với kiến thức và cách đánh giá khoa học về thế giới thực nghiệm.

Năm 1931, ông lấy bằng tiến sĩ.

Năm 1930, ông là giám đốc Hội Phòng chống Bạo hành Trẻ em tại Rochester, New York. Năm 1940, ông là giáo sư tâm lý lâm sàng tại trường đại học tiểu bang Ohio.

Từ năm 1945-1957, ông được mời thành lập nên Trung tâm Tham vấn tại trường Đại học Chicago và giảng dạy tâm lý học tại đây.

Năm 1956 Rogers trở thành chủ tịch đầu tiên của Viện Hàn Lâm các nhà Trị liệu Tâm lý Mỹ.

Khoảng 1957- 1963, Ông giảng dạy tâm lý học tại đại học Wisconsin. Ông trở thành chủ tịch Trung tâm Nghiên cứu vì Con người tại La Jolla năm 1963, và làm việc tại đây cho đến cuối đời. Cùng với con gái của mình, Natalie Rogers, những năm 1975-1980, ông đã xây dựng hàng loạt chương trình dân sự (residential programme) tại Mỹ, Châu Âu, Nhật Bản, làm việc theo tiếp cận đặt con người làm trọng tâm, chú trọng đến những cách thức giao tiếp có tính giao lưu văn hóa (cross-cultural communications), sự trưởng thành của con người, tăng nội lực, thay đổi xã hội. Rogers mất năm 1987, sau một cơn đau tim đột ngột.

Năm 1956 ông được Hiệp hội Tâm lý học Hoa Kỳ trao giải Cống hiến Khoa học Nổi bật (Distinguished Scientific Contributions). Và tiếp tục nhận giải Người có cống hiến nổi bật về Tâm lý học (Distinguished Professional Contributions to Psychology) năm 1972.

Các tác phẩm nổi tiếng

- Trị liệu lâm sàng các vấn đề của trẻ em (The Clinical Treatment of the Problem Child) năm 1939

- Tham vấn và Trị liệu Tâm lý (Counseling and Psychotherapy) năm 1942

- Liệu pháp Thân chủ Trọng tâm (Client-Centered Therapy) năm 1951

- Liệu pháp Tâm lý và sự Thay đổi Nhân cách (Psychotherapy and Personality Change) năm 1954

- Tiến trình thành nhân (On Becoming a Person) năm 1961

- Nội lực (Personal Power) năm 1977

- Tự do để học tập trong thập kỷ 80 (Freedom to Learn for the 80’s) năm 1983

Là một nhà tâm lý đã khởi xướng cách tiếp cận trị liệu không hướng dẫn, thân chủ trọng tâm, nhấn mạnh đến quan hệ liên cá nhân giữa nhà trị liệu và thân chủ, Rogers cũng xác định tiến trình, tốc độ và sự dai dẳng của việc điều trị.

Tiếp cận Thân chủ Trọng tâm là cách tiếp cận tâm lý đặc trưng của ông nhắm đến sự thông hiểu bản tính con người và các mối quan hệ nhân bản, được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực có liên quan khác như Trị liệu Tâm lý và Tham vấn (Liệu pháp thân chủ trọng tâm), Giáo dục (phương pháp người học trọng tâm), tổ chức nhân sự, thiết lập nhóm.
Về Đầu Trang Go down
 
Nhà Tâm lý học Carl Rogers (8/1/1902 – 4/2/1987)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Carl Gustav Jung (1876-1961)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Dòng chảy tâm lý-
Chuyển đến