NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 VAI TRÒ TRI THỨC

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
hoangan_tlgd




Tổng số bài gửi : 9
Join date : 04/05/2010
Age : 33
Đến từ : Long An

VAI TRÒ TRI THỨC Empty
Bài gửiTiêu đề: VAI TRÒ TRI THỨC   VAI TRÒ TRI THỨC Icon_minitimeMon Apr 25, 2011 7:57 am

Vai trò về tri thức và tầm hiểu biết của người thầy trong hoạt động giáo dục và dạy học
A. Phần mở đầu
Nước ta đang tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Công cuộc đổi mới của nước ta đang trải qua nhiều chặng đường, với từng bước đi thích hợp. Đảng ta chủ trương phát triển nền kinh tế tri thức định hướng xã hội chủ nghĩa. Trong quá trình đó, việc xây dựng một con người Việt Nam vừa có đức, vừa có tài, vừa hồng, vừa chuyên đáp ứng yêu cầu xã hội là một việc làm cần thiết và quan trọng hơn bao giờ hết.
Lịch sử xã hội loài người đã trải qua năm chế độ xã hội khác nhau. Chế độ xã hội sau bao giờ cũng cao hơn chế độ xã hội trước và trong bất cứ chế độ xã hội nào thì công tác Giáo dục – Đào tạo và vai trò của người thầy cũng luôn được tôn vinh, coi trọng.
"Giáo viên là nhân tố quyết định chất lượng của giáo dục được xã hội tôn vinh. Giáo viên phải có đủ đức, tài...". Để làm được điều đó, không thể không nhắc đến vai trò của người thầy, người cô trong sự nghiệp này. Nghề giáo là một nghề mà không phải ai cũng làm được. Đây là một nghề thiêng liêng và vô cùng cao quý. Người thầy được ví như người lái đò, thầy đưa người qua sông rồi lại tiếp tục với những chuyến đò cần mẫn của mình, để ươm mầm kiến thức cho những tài năng tỏa sáng, cống hiến hết sức mình cho sự nghiệp trồng người. Trong sự nghiệp giáo dục đào tạo, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa, người thầy sẽ luôn là người chỉ đường, dẫn lối cho thế hệ trẻ để mỗi con người được đào tạo sẽ là những nhân tài của thế hệ tương lai. Trong giai đoạn hiện nay, khi đất nước đang trên bước đường đổi mới, vai trò vị thế người thầy càng được khẳng định. Để đảm nhận được sứ mệnh cao cả, thiêng liêng đó, người thầy sẽ luôn trau dồi đạo đức, tư cách nghề nghiệp, trình độ chuyên môn tri thức và tầm hiểu biết của mình để luôn luôn xứng đáng đối với sự tin cậy của Đảng, nhà nước, của toàn thể thế hệ tương lai.
Bởi vậy, dân gian ta đã có câu: “Không thầy đố mày làm nên”, hay “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”. Ở xã hội nào cũng vậy, vai trò của người thầy là luôn được đánh giá cao. Người thầy giúp định hướng hình thành nhân cách ở mỗi con người, góp phần xây dựng những nhân tài của thế hệ tương lai. Trong các kỳ đại hội, Đảng ta luôn khẳng định: “GD - ĐT là quốc sách hàng đầu”. Trong sự nghiệp giáo dục, hơn ai hết vai trò của người thầy được xem là tâm điểm. Đây chính là yếu tố cơ bản, nền tảng góp phần có hiệu quả một cách thiết thực cho sự phát triển nhanh và bền vững.
Chúng ta không thể xây dựng xã hội mới bằng những con người cũ. Chúng ta không thể xây dựng nền công nghiệp hiện đại bằng những con người chậm phát triển. Không thể xây dựng một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh bằng những con người nhân cách kém, thất học và lạc hậu. Xã hội càng phát triển càng đòi hỏi người ta phải sống, làm việc và cư xử với nhau sao cho biết trên, biết dưới, có trước, có sau, có nghĩa, có nhân, có lý, có tình và có văn hoá.
Cuộc sống con người cứ mỗi ngày trôi qua lại có sự đổi thay đến chóng mặt, chúng ta đang sống trong một thời đại mà khoa học công nghệ ngày một nâng cao. Người thầy muốn đuổi kịp đà phát triển vượt bậc ấy chỉ có con đường duy nhất là luôn trao dồi tri thức và nâng cao tầm hiểu biết của mình. Tri thức và tầm hiểu biết của người thầy có sự tác động to lớn đến hoạt động dạy học và giáo dục.

B. Nội dung
I. Khái niệm về tri thức, tầm hiểu biết
Trong thời đại “số hóa” hiện nay, người thầy phải đứng trước rất nhiều thách thức – thách thức từ xã hội, từ đồng nghiệp, từ người học và từ chính bản thân mình. Bởi khi đã nhận lãnh “sứ mệnh thiêng liêng” của xã hội – đào tạo một thế hệ có thể bắt kịp thời đại, người thầy phải ý thức được rằng mình không hoàn toàn đi truyền trao kiến thức “dạy học không phải rót kiến thức vào cđầu người học”. Trong cuộc chạy đua khốc liệt để chiếm lĩnh tri thức, dành đựơc chỗ đứng và những thành công nhất định trong sự nghiệp giáo dục để được xã hội công nhận đòi hỏi mỗi người thầy chúng ta phải có tài năng riêng và cái cá tính riêng, điều quan trọng hơn hết là người thầy phải có tri thức và tầm hiểu biết nhất định.
1. Tri thức là gì?
Tri thức là hiểu biết mà nhân loại đã tích lũy liên tục trong lịch sử phát triển, cần được chia sẻ rộng rãi và các nền giáo dục cần có trách nhiệm phổ cập dần để nâng cao dân trí theo hướng Minh Sáng, Thông Huệ, Trí Hành. Nhưng Trí thức luôn là tầng lớp tinh hoa của nền dân trí đó, khẳng định mình trên tòa nhà của tri thức cao.
Vấn đề tri thức cũng lâu đời như chính con người. Thời nào cũng thế và ở đâu cũng vậy, con người không thể sống được nếu không có tri thức. Đúng như Francis Bacon nói “tri thức là sức mạnh, là quyền lực của con người”. Và những bước tiến khổng lồ về tri thức chỉ có thể thực hiện được trong sự thử thách khắc nghiệt của thực tiễn và sự tự nhận thức lại rất nghiêm khắc của con người.
Tri thức hay kiến thức có nhiều ý nghĩa tùy theo văn cảnh, nhưng lúc nào cũng có liên quan với những khái niệm như hiểu biết, ý nghĩa, thông tin, giảng dạy, giáo dục, giao tiếp, diễn tả, học hỏi và kích thích trí óc. Môn học về tri thức được gọi nhận thức luận. Trong nhận thức luận, một định nghĩa phổ biến của tri thức là nó bao gồm ba tiêu chí khả tín, xác thực, và chứng minh được.
Tri thức là các thông tin, các tài liệu, các cơ sở lý luận, các kỹ năng khác nhau, đạt được bởi một tổ chức hay một cá nhân thông qua các trải nghiệm thực tế hay thông qua sự giáo dục đào tạo; các hiểu biết về lý thuyết hay thực tế về một đối tượng, một vấn đề, có thể lý giải được về nó; là những gì đã biết, đã được hiểu biết trong một lĩnh vực cụ thể hay toàn bộ, trong tổng thể.
Các cơ sở, các thông tin, tài liệu, các hiểu biết hoặc những thứ tương tự có được bằng kinh nghiệm thực tế hoặc do những tình huống, hoàn cảnh cụ thể. Những tranh cãi về mặt triết học nhìn chung bắt đầu với phát biểu của Plato: tri thức như là “justified true belief”. Tuy nhiên không có một định nghĩa chính xác nào về tri thức hiện nay được mọi người chấp nhận, có thể bao quát được toàn bộ, vẫn còn nhiều học thuyết, các lý luận khác nhau về tri thức.
Tri thức giành được thông qua các quá trình nhận thức phức tạp: quá trình tri giác, quá trình học tập, tiếp thu, quá trình giao tiếp, quá trình tranh luận, quá trình lý luận, hay kết hợp các quá trình này.
a. Hai dạng tồn tại của tri thức
Tri thức có 2 dạng tồn tại chính là tri thức ẩn và tri thức hiện:
Tri thức hiện là những tri thức được giải thích và mã hóa dưới dạng văn bản, tài liệu, âm thanh, phim, ảnh,… thông qua ngôn ngữ có lời hoặc không lời, nguyên tắc hệ thống, chương trình máy tính, chuẩn mực hay các phương tiện khác. Đây là những tri thức đã được thể hiện ra ngoài và dễ dàng chuyển giao, thường được tiếp nhận qua hệ thống giáo dục và đào tạo chính quy.
Tri thức ẩn là những tri thức thu được từ sự trải nghiệm thực tế, dạng tri thức này thường ẩn trong mỗi cá nhân và rất khó “mã hóa” và chuyển giao, thường bao gồm: niềm tin, giá trị, kinh nghiệm, bí quyết, kỹ năng...
Ví dụ: Trong bóng đá, các cầu thủ chuyên nghiệp có khả năng cảm nhận bóng rất tốt. Đây là một dạng tri thức ẩn, nó nằm trong mỗi cầu thủ. Nó không thể “mã hóa” thành văn bản, không thể chuyển giao, mà người ta chỉ có thể có bằng cách tự mình luyện tập.
b. Tri thức chuyên môn người thầy giáo
Tri thức chuyên môn được hiểu là những kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực, một ngành nghề nào đó. Ngày nay giữa một biển kiến thức đòi hỏi người giáo viên phải lựa chọn cho mình một hướng đi trong nghề dạy học, các kiến thức thu được phải xoay quanh ngành nghề mình đang dạy. Người ta bảo biết nhiều nghề không bằng giỏi một nghề là vì như thế. Kiến thức chuyên môn sẽ giúp chúng ta giải quyết các vấn đề, giúp ta có những ý tưởng mới trong nghề nghiệp. Khi dạy cho học sinh đòi hỏi rất nhiều thứ trước tiên là người thầy phải trang bị cho mình một khối tri thức chuyên ngành cho thật vững. Khi mình nắm vững tri thức thì sẽ truyền thụ cho người học tiếp thu kiến thức một cách chính xác, đầy đủ. Ngược lại, nếu người thầy không nắm vững tri thức thì sẽ có rất nhiều bất cập xảy đến như mình dạy kiến thức ấy không vững chắc, mà kiến thức mới là lại kiến thức mới rót vào đầu cho học sinh thì có sức ảnh hưởng vô cùng to lớn. Mạnh Tử nói: "Nhân chi sơ tính bổn thiện, tính tương cận tập tương viễn", nghĩa là con người sinh ra ban đầu vốn dĩ lương thiện, tính tình không đồng nhất, nhưng do môi trường và sự tiếp cận học hỏi khc nhau mà tính tình đâm ra khác biệt nhau. Mạnh Tử nhìn con người từ khía cạnh xã hội học, cho rằng con người được sinh ra trong cộng đồng, có tình thương của cha mẹ, anh em, bè bạn nên bản tính ban đầu lương thiện, nhưng khi tiếp xúc, học tập trong các điều kiện xã hội khác nhau thì tính tình ắt sẽ khác nhau. Từ đó có thể thấy từ xưa đến nay, mọi thế hệ nhân loại đều khẳng định vai trị vô cùng to lớn của giáo dục đối với con người. Nên đòi hỏi người thầy phải cực kỳ nghiêm túc trong việc dạy cho học sinh tiếp nhận kiến thức ấy. Có như thế mới đáp ứng được mục tiêu mà giáo dục đặt ra đó là dạy làm người, nghĩa là rèn luyện đạo đức và nhân cách con người.
2. Tầm hiểu biết của người thầy
Người thầy giáo (người dạy) là một trong hai yếu tố chính thuộc cấu trúc hệ thống dạy học, nên nó can thiệp vào tất cả yếu tố khác thuộc cấu trúc hoạt động dạy học. Làm thay đổi tính chất của từng thành tố và tạo nên chất lượng mới của cả hệ dạy học.
Chiều hướng và hiệu quả của những can thiệp sư phạm của giáo viên tới các yếu tố khác trong cấu trúc hoạt động dạy học phụ thuộc vào những yếu tố bên trong của giáo viên. Để trở thành người thầy giáo, xứng đáng với danh hiệu “người kỹ sư tâm hồn” thì ngoài những kiến thức chuyên ngành cũng như các tri thức mà người thầy tích lũy có được. Ngoài trình độ chuyên môn nghiệp vụ sư phạm của giáo viên. Đòi hỏi người thầy có một tầm hiểu biết rộng và mang tính tổng quát về toàn bộ viễn cảnh tình hình giáo dục thế giới nói chung cũng như nền giáo dục nước nhà hiện nay nói riêng. Và tầm hiểu biết được thể hiện “Nhà giáo không phải là người nhòi nhét kiến thức mà đó là công việc của người khơi dậy ngọn lửa cho tâm hồn” (Uyliam Batơ Dit).
Công việc của thầy giáo đồng thời là công việc của một nhà giáo dục, một dạng lao động phong phú và đa dạng. Người thầy giáo vừa dạy một môn học lại vừa bồi dưỡng cho thế hệ trẻ có một nhãn quan rộng rãi, có những hứng thú và thiên hướng thích hợp. Do đó, cần ở thầy giáo một tầm hiểu biết rộng, tâm hồn của người thầy giáo phải được bồi bổ rất nhiều tinh hoa của dân tộc, của cuộc sống và của khoa học. Lúc đó dù có cống hiến cho học sinh bao nhiêu đi nữa thì vẫn luôn dư dật những “thức ăn tinh khiết” dành cho học sinh.
3. Người thầy phải có tri thức và tầm hiểu biết nhất định
Người thầy phải có tầm hiểu biết nhất định về ý nghĩa công việc của mình đang làm. “Để đạt được thành tích trong công tác, người thầy giáo phải có một phẩm chất – đó là tình yêu. Người thầy giáo có tình yêu trong công việc là đủ cho họ trở thành người giáo viên tốt” (L.N.Tônxtôi). Người thầy giáo hãy lấy phương châm “tất cả vì học sinh thân yêu” lên trên hết, đến với trẻ bằng sự tôn trọng và bày tỏ thiện chí của mình để trẻ thấy xung quanh vẫn còn người quan tâm, động viên mình. Người thầy phải tiếp xúc và ứng xử bằng cả con tim với lòng chân thành, thương yêu trìu mến, nhìn trẻ bằng một sự đồng cảm. Bạn hãy biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm và luôn trân trọng các em bằng cả tấm lòng, cả con tim nhân ái và nhiệt thành nhất. Để từ đó ta có thể đồng cảm, thấu cảm cho các em, cảm nhận được động cơ nào thúc đẩy các em làm như vậy. Chúng ta phải biết “xỏ chân mình vào đôi giày của đối tác”, biết sống trong niềm vui, nỗi buồn, biết đặt vị trí của mình vào vị trí của các em, có như vậy người thầy mới có thể cùng rung cảm với học sinh. Đứng về phía học sinh để cùng học sinh tìm ra cách giải quyết, khắc phục những hạn chế mắc phải trong quá trình thu nhận kiến thức. Từ đó, giữa ta và trẻ sẽ rút ngắn khoảng cách và đến một lúc nào đó ta lại trở thành người bạn của trẻ, là chiếc cầu nối để trẻ có thể bày tỏ nguyện vọng, mong muốn của mình. Chắc chắn một điều là bạn sẽ được các em yêu mến, bởi bạn chính là ân nhân, là thiên sứ đến những lúc các em cần mình nhất. Đây được xem là một kỹ sư phạm rất cần cĩ của người giáo viên. Nghề giáo viên giống như những con đom đóm tỏa ánh sáng diệu kỳ soi dường cho người học, thế nhưng đến một lúc nào đó cũng đi vào quên lãng theo tháng năm. Do đó, người thầy giáo biết được nghề giáo viên là phải có sự yêu nghề, yêu học sinh, luôn hi sinh thầm lặng như những con đom đóm để thắp sáng con đường tri thức cho học sinh. Trong cung cách giao tiếp với các em, người thầy phải có kỹ năng để ứng xử một cách “thấu tình đạt lý” và hãy lắng nghe nhiều hơn là nói, đây là cái thuật của trong ngành sư phạm. Hãy tìm ra ưu điểm ở trẻ để ta an ủi, động viên, khuyến khích, khen ngợi chứ không nên tìm ra điểm khuyết để ta trách móc và hãy cho đi nhiều hơn là nhận lại. Bạn phải là tấm gương sáng đạo đức về lòng nhân ái, nhân đạo, ngay thẳng chính trực để có thể là ngọn đèn, là chiếc gương soi sáng dẫn dắt trẻ tìm đến với bến bờ của thành công, chân lý và hạnh phúc. Nếu là được những điều đó thì bạn đã trở thành nguồn ánh sáng diệu kỳ dẫn đường, soi lối cho các em từ cái chưa biết tìm đến cái mới lạ . Bằng sự hiểu biết nhất định về ngành mình đang chọn là cần có sự tận tụy, dìu dắt của bạn đã giúp trẻ nhận ra vấn đề, biết chuyển hóa những gì còn chưa hoàn thiện, những gì còn chưa tốt đẹp ở bản thân trẻ để ngày một hoàn thiện hơn và tốt đẹp hơn.
Sự hiểu biết của người thầy còn thể hiện ở việc am hiểu tình hình kinh tế, văn hóa, xã hội cũng như đặc điểm tâm sinh lý của mỗi học sinh. Nên phải hiểu được học sinh mình cần gì mà đáp ứng kịp thời nhu cầu của học sinh. Trong giáo dục, người thầy nên tìm hiểu rõ về hoàn cảnh, đặc điểm tâm lý lứa tuổi của các em. Như nhà giáo dục Nga Usinxki có nói: “muốn giáo dục con người đầy đủ phải hiểu đầy đủ về con người” để từ đó người giáo viên có thể sử dụng yếu tố tâm lý như một phương tiện hỗ trợ đắc lực để tác động đến trẻ. Để có thể dự đoán được những thuận lợi và khó khăn mà có cách ứng phó hợp lý. Việc hiểu học sinh là kết quả của một quá trình lao động đầy trách nhiệm, thương yêu và sâu sát học sinh, am hiểu đầy đủ tâm lý học sư phạm.
Có khả năng phân tích hiệu quả nội dung môn học như phân biệt những khái niệm cơ bản chủ chốt so với những khái niệm cơ bản và thứ yếu. Biết được tính logic khoa học và logic sư phạm của nội dung môn học. Xác định mối quan hệ của môn học mình đang phụ trách với môn học khác thuộc chương trình đào tạo. nhờ có tầm hiểu biết nhất định về nội dung cũng như hình thức giảng dạy, người giáo viên mới có thể chỉ ra hướng ứng dụng của tri thức môn học trong cuộc sống xã hội và sự nghiệp tương lai của người học,…
4. Tri thức và tầm hiểu biết của người thầy mang tính chất quyết định trong hoạt động giáo dục và dạy học.
Một nhà trường tiên tiến bao giờ cũng có một đội ngũ giáo viên giỏi, uy tín về mọi mặt. Thực tế dạy học cho thấy, dù người học có xuất sắc về khả năng học tập, nghiên cứu đến đâu, các em đều rất cần đến những giảng viên giỏi, tâm huyết, có uy tín trong nghiên cứu khoa học. Tri thức và tầm hiểu biết của người thầy mang tính chất quyết định trong hoạt động giáo dục và dạy học. Bởi vì, trên đà phát triển của giáo dục dù có xuất hiện các phương tiện hiện đại và tinh xảo đến đâu chăng nữa nó không thể thay thế được vai trò của người giáo viên. Giáo sư J.Hattie – đại học Auckland NewZealand nói: “Ngay cả trong nhà trường hiện đại, với sự hỗ trợ mạnh mẽ của công nghệ thông tin thì vai trò quyết định nhất đối với chất lượng giáo dục vẫn thuộc về các yếu tố liên quan trực tiếp tới người thầy”.
II. Hệ thống tri thức và tầm hiểu biết của người thầy trong giáo dục và dạy học theo tư tưởng Hồ Chí Minh
Lúc sinh thời, Bác Hồ luôn có một mong muốn là: Bác muốn cho nhân dân ta “Ai cũng có cơm ăn, ai cũng có áo mặc, ai cũng được học hành”. Trong thư gửi các cháu học sinh nhân ngày khai trường sau khi nước nhà giành được độc lập, Bác viết: “Non sông Việt Nam có trở nên vẻ vang hay không, dân tộc Việt Nam có bước lên đài vinh quang để sánh vai với cường quốc 5 châu được hay không là nhờ ở công lao học tập của các cháu”.
Trong hệ thống tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục có vị trí quan trọng, đó là nguồn sáng soi đường cho giáo dục Việt Nam trong hơn nửa thế kỷ qua và cả trong giai đoạn sắp tới.
Nghiên cứu về tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vấn đề rất phong phú, hấp dẫn và vô cùng lý thú. Cho đến nay đã có hàng trăm công trình nghiên cứu của nhiều tác giả trong và ngoài nước viết về tư tưởng của Người về giáo dục. Mỗi công trình đều có sắc thái riêng khi tiếp cận dưới những góc độ khác nhau nhưng đều đi đến khẳng định chung: Hồ Chí Minh là một nhà giáo dục lớn của Việt Nam, Người đã để lại một di sản tư tưởng rất quý giá. Ngày nay chúng ta đang khai thác triệt để những tư tưởng đó để củng cố và phát triển sự nghiệp giáo dục của nước nhà. Trong kho tàng quý báu đó, có một vấn đề mà người hết sức quan tâm, đó là, vai trò và phẩm chất của người thầy giáo nhân dân trong sự nghiệp giáo dục.
Giáo dục là sự nghiệp chung của Đảng, Nhà nước và toàn dân, nhưng người trực tiếp thực hiện nhiệm vụ là nhà giáo. Các thầy giáo có nhiệm vụ nặng nề và vẻ vang là đào tạo cán bộ cho nước nhà, là người chiến sĩ tiên phong trên mặt trận tư tưởng, văn hoá có trách nhiệm truyền bá cho thế hệ trẻ lý tưởng đạo đức chân chính, hệ thống các giá trị, tinh hoa văn hoá của dân tộc và nhân loại, bồi dưỡng cho họ những phẩm chất cao quý và năng lục sáng tạo phù hợp với sự phát triển và tiến bộ xã hội. Hồ Chí Minh nhấn mạnh: “ Không có thầy giáo thì không có giáo dục...không có giáo dục, không có cán bộ thì không nói gì đến kinh tế - văn hoá”. Cho nên trong mọi chương trình, mọi chính sách, tài liệu giáo khoa dù hay đến đâu nếu không có thầy giáo tốt thì không có tác dụng gì với thế hệ trẻ. Người nói: “Thời trước, giáo dục là gõ đầu trẻ để kiếm cơm....Bây giờ nhiệm vụ khác trước, các cô, các chú có nhiệm vụ bồi dưỡng công dân... mục đích giáo dục bây giờ là phục vụ nhân dân, phục vụ tổ quốc, đào tạo lớp người cán bộ mới”.
Trong bài phát biểu tại Trường Đại học sư phạm Hà Nội (10/1964) Người nói: “Có gì vẻ vang hơn là nghề đào tạo những thế hệ sau này tích cực góp phần xây dựng Chủ nghĩa Xã hội và Chủ nghĩa Cộng sản. Người thầy giáo tốt, người thầy giáo xứng đáng là người thầy vẻ vang nhất, dù tên tuổi không đăng trên báo, không được thưởng huân chương. Song những người thầy giáo tốt là những người anh hùng vô danh. Đây là một điều rất vẻ vang, nếu không có thầy giáo dạy dỗ cho con em nhân dân thì làm sao mà xây dựng Chủ nghĩa Xã hội được. Vì vậy nghề thầy giáo rất quan trọng, rất vẻ vang. Ai có ý kiến không đúng về nghề thầy giáo thì phải sữa chữa”.
Bác Hồ của chúng ta đã từng làm thầy giáo nhiều năm, đã từng đào tạo nhiều thế hệ cách mạng cho nên người rất hiểu công lao to lớn và thầm lặng của người thầy. Lúc còn là thầy giáo Nguyễn Tất Thành, dạy ở trường Dục Thanh Người rất được học sinh yêu quý, có thể nói đó là nghề đầu tiên trên bước đường đi tìm chân lý của người. Qua những năm tháng ngắn ngủi trên đất Phan Thiết, Người đã chứng tỏ khả năng cũng như định hướng về giáo dục, về vai trò của người thầy. Công lao vĩ đại đầu tiên của Người là đã thành lập tổ chức Thanh niên cách mạng đồng chí Hội, mở lớp đào tạo, rèn luyện cán bộ cho cách mạng Việt Nam - Đội ngũ những con chim đầu đàn như Lê Hồng Phong, Hồ Tùng Mậu, Lê Hồng Sơn....Trong điều kiện khó khăn, việc mở rộng lớp giảng dạy, từ khâu soạn bài, tổ chúc thực hiện đều do Hồ chí Minh đảm nhiệm. Chất lượng hiệu quả, tầm quan trọng của sự nghiệp giáo dục - đào tạo cán bộ đã được lịch sử kiểm nghiệm, chúng ta càng thấy được sự vĩ đại của nhà giáo dục Hồ Chí Minh.
Để làm tròn nhiệm vụ vẻ vang của người thầy giáo, Hồ Chí Minh đòi hỏi trước hết người thầy giáo phải cải tạo tư tưởng bản thân mình: ‘Trước hết phải tẩy sạch ảnh hưởng giáo dục nô dịch còn sót lại...và cần xây dựng tư tưởng dạy học để phục vụ tổ quốc, phục vụ nhân dân”.
Để xứng đáng với danh hiệu “Người kỹ sư tâm hồn”, người chiến sĩ trên mặt trận tư tưởng văn hoá, mỗi người thầy giáo phải không ngừng học tập trau dồi chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức cách mạng của nhà giáo, thực sự vừa “hồng” vừa “chuyên”. Để làm được như vậy thì “giáo viên cũng phải tiến bộ cho kịp thời đại thì mới làm được nhiện vụ, chớ tự mãn cho mình giỏi rồi thì dừng lại mà dừng lại là lùi bước, là lạc hậu, tự đào thải mình trước. Phải cố gắng học tập để cải tạo mình, cải tạo con em, cải tạo xã hội. Mà theo Người cách cải tạo tốt nhất là học tập chủ nghĩa Mác- Lênin và chủ nghĩa Mác- Lênin là cơ sở, tư tưởng của chế độ mới, là một khoa học về các quy luật phát triển của tự nhiên, xã hội và tư duy, về sự thắng lợi của chủ nghĩa xã hội, về xây dựng chủ nghĩa cộng sản, là hệ tư tưởng của giai cấp công nhân và Đảng cộng sản. Người thầy giáo cũng phải nắm được những những nguyên lý của chủ nghĩa Mác - Lê nin để xây dựng nền giáo dục Việt Nam theo phương châm "khoa học - dân tộc - đại chúng”.
Để nâng cao chất lượng dạy và học - quán triệt quan điểm của Mác- Lênin “bản thân nhà giáo dục cũng cần phải được giáo dục”, Hồ Chí Minh cho rằng: “Người huấn luyện phải học tập mãi thì mới làm tốt được công việc của mình - Người huấn luyện nào tự cho mình là biết đủ cả rồi thì người đó là dốt nhất”. Ngoài việc nhắc nhở về học tập chuyên môn, Người cũng lưu ý một vấn đề hết sức quan trọng đó là học tập chính trị, vì “Có học tập lý luận Mác - Lênin thì mới củng cố được đạo đức cách mạng, giữ vững lập trường, nâng cao sự hiểu biết về trình độ chính trị mới làm nòng cốt công tác Đảng giao phó”.
Trong giáo dục học sinh, Hồ Chí Minh luôn chú ý đến phương pháp giáo dục đạo đức. Theo Người “Một tấm gương sống còn có giá trị hơn 100 bài diễn văn tuyên truyền”. Thật vậy, thầy cô giáo là những người đi khai sáng trí tuệ, mở mang tri thức, đem đến cho học sinh một tâm hồn cao đẹp, lành mạnh, trong sáng và tiến bộ. Nếu không tích cực học tập chủ nghĩa Mác - Lênin, thì không thể khai sáng được trí tuệ, không thể thắp sáng ngọn lửa tâm hồn của học sinh. Người nói “Thầy tốt thì ảnh hưởng tốt, thầy xấu thì ảnh hưởng xấu”. Một hành vi xấu của người thầy có thể làm tổn thương, làm mất niềm tin cả một lớp người. Ngược lại một tấm gương sáng của người thầy sẽ có cả một thế hệ noi theo. Người viết: “Óc những người tuổi trẻ trong sạch như một tấm lụa trắng, nhuộm xanh thì nó sẽ xanh, nhuộm đỏ thì nó sẽ đỏ, vì vậy sự học tập ở nhà trường có ảnh hưởng rất lớn cho tương lai của thanh niên và tương lai của thanh niên là tương lai của nước nhà”. Về quan hệ Thầy - Trò, Hồ Chí Minh lưu ý phải có quan hệ dân chủ đúng đắn: “Trong trường cần có dân chủ, đối với mọi vấn đề thầy và trò cùng nhau thảo luận, ai có vấn đề gì đều thật thà phát biểu, điều gì chưa thông suốt thì hỏi, bàn cho thông suốt, dân chủ nhưng trò phải phải kính thầy, thầy phải quý trò, chứ không phải "Cá đối bằng đầu”. Trong quan hệ thầy trò phải có tính hai chiều, phải tạo được tính dân chủ trong học tập nhưng không phải dân chủ quá trớn. Người nhắc lại câu “giáo bất nhiêm, sư chi toạ”, tức là dạy không nghiêm túc, không đến nơi đến chốn là do thầy lười nhác. Vì vậy để nâng cao chất lượng của hoạt động dạy và học thì thầy giáo phải rèn luyện mình thêm trong thực tiễn đấu tranh của xã hội, tiếp thu lấy chất lượng sống ở đó mà truyền lại cho thế hệ trẻ: “Thầy giáo và học trò, tuỳ hoàn cảnh và khả năng cần tham gia vào những công tác xã hội ích nước lợi dân, những kiến thức thực tiễn đó mới thật là dòng sữa ngọt lành nuôi dưỡng thế hệ đang lớn lên”.
Thấm nhuần tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục, Đảng ta đã nhận thức rõ vị trí, vai trò của giáo dục. Điều đó đã được Luật giáo dục khẳng định: Giáo dục là quốc sách hàng đầu, phát triển giáo dục là động lực thúc đẩy sự phát triển của xã hội, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển.
Chúng ta biết rằng, một trong những yếu tố quan trọng quyết định chất lượng giáo dục chính là “đội ngũ giảng viên”, có trình độ năng lực chuyên môn và có tâm huyết với nghề. Bên cạnh đó tri thức và tầm hiểu biết của người thầy có vai trò rất quan trọng trong hoạt động dạy học và giáo dục. Bởi người thầy chính là người quyết định trực tiếp chất lượng đào tạo. Trong trường học, người trực tiếp thực hiện quan điểm Giáo dục của Đảng, người quyết định “Phương hướng của việc giảng dạy”, “Lực lượng cốt cán trong sự nghiệp giáo dục, văn hóa” là người thầy giáo “nhân vật chủ đạo” trong nhà trường. Vì vậy, chất lượng giáo dục phụ thuộc rất nhiều vào đội ngũ thầy giáo.
III. Người thầy giáo có tri thức và tầm hiểu biết được thể hiện ở chỗ:
1. Nắm vững và hiểu biết rộng môn mình phụ trách giảng dạy.
Trong nền giáo dục phát triển hiện đại như ngày nay, khi khoa học công nghệ ngày càng phát triển như vũ bão, không ngừng nảy sinh ra những cái mới, cái lạ. Khi con người chưa kịp làm quen với cái mới đó thì vội vàng những thành tựu giáo dục ấy lại trở nên lạc hậu. Đứng trước tình hình đó, điều cơ bản nhất ở người thầy giáo cần có trước tiên là phải nắm vững kiến thức chuyên môn mà mình phụ trách giảng dạy. Bên cạnh đó, không ngừng trao dồi, học hỏi để tăng tầm hiểu biết của mình.
2. Thường xuyên theo dõi những thành tựu mới trong lĩnh vực khoa học thuộc chuyên môn của mình.
Ngoài kiến thức chuyên sâu về chuyên môn của mình, người thầy phải luôn tự thân vận động tìm kiếm những cái mới trong lĩnh vực khoa học thuộc chuyên môn của mình đặc biệt là những thành tựu khoa học mới. Để cho người học thấy được vốn kiến thức cũng như tầm hiểu biết của mình, để tạo ra uy tín cho người thầy ở trong lòng học sinh. Thế kỷ hiện nay của chúng ta với sự bùng nổ của công nghệ hiện đại, do đó để đuổi kịp sự phát triển như vũ bảo ấy, làm cho người thầy mang nhiều áp lức là luôn tự mình hoàn thiện nếu không thì mình sẽ lạc hậu, không theo kịp với thời đại.
3. Có năng lực tự học, tự bồi dưỡng để bổ túc và hoàn thiện tri thức của mình.
Người thầy – người học có sự tương tác lẫn nhau trong quá trình truyền đạt tri thức, chủ động lĩnh hội những tri thức của nhân loại thông qua người thầy. Nếu như trước đây, tình trạng thầy đọc - trò chép khá phổ biến trong loại hình giáo dục ở nước ta thì hiện nay, người học đã từ thế bị động chuyển sang chủ động lĩnh hội tri thức. Không phải vì thế mà vai trò của người thầy không còn quan trọng nữa mà ở đây người thầy sẽ định hướng phương pháp để người học có thể lĩnh hội một cách trọn vẹn những gì mà thầy truyền đạt. Thế kỷ chúng ta đang sống là thế kỷ bùng nổ thông tin, cơ hội thành công cho những ai nắm bắt và xử lý được thông tin chính xác. Theo một nhà giáo dục học người Bỉ tính toán, "lượng thông tin trong vòng 18 tháng sẽ bằng gấp hai lần lượng trước đó cộng lại". Chính vì điều này đã làm thay đổi hẳn một trong những chức năng của hoạt động đào tạo. Giảng viên không chỉ là người cung cấp tri thức mà còn phải là người hướng dẫn sinh viên đến với tri thức, khoa học bằng đường đi ngắn nhất, tốt nhất và luôn luôn phải có sự sáng tạo. Điều đó cho thấy một chuyện là người thầy bên cạnh việc giáo dục cung cấp kiến thức học sinh còn phải rèn cho người học kỹ năng để biết cách vận dụng những kiến thức mình đã học được để giải quyết các tình huống trong cuộc sống “Học đi đôi với hành”. Người thầy phải có ý thức tự học, tự bồi dưỡng bổ túc kiến thức của mình để có thể tự thân vận động và tự hoàn thiện vốn tri thức của mình. Có như thế, trong cuộc chạy đua khóc liệt chiếm lĩnh tri thức người thầy mới có thể chủ động trong mọi tình thế.

4. Hồi ức của thầy giáo Frank McCourt
Đây là một câu chuyện có thật trong ngành giáo dục nói về một người thầy có tri thức và tầm hiểu biết sâu rộng, có những kỹ năng cũng như một phẩm chất nghề giáo đáng để ta học tập.
Thầy giáo Frank McCourt (1930 - 2009) - một tài năng văn chương “nở muộn” - viết về khoảng thời gian hơn 30 năm đeo đuổi sứ mệnh làm thầy trên đất Mỹ. Cuốn sách này dành cho tất cả những ai ưu tư về ý nghĩa tối hậu của nghề sư phạm.
Trước hết, cuốn sách Người thầy(*) được viết từ một độ lùi thời gian, khi McCourt đã về hưu và đã có tác phẩm Angela’s ashes (Tro tàn của Angela - Hoàng Nguyên và Nguyễn Bích Lan đã dịch sang tiếng Việt, NXB Phụ Nữ, 2004) đoạt giải Pulitzer được nhiều người biết đến. Từ điểm nhìn khoan dung này có thể thấy đây là một tác phẩm mang cảm giác kiêu hãnh, đầy thanh thản của một người đã hoàn thành lý tưởng sự nghiệp nhà giáo của mình, nhìn lại một quá khứ hào sảng hơn là bày tỏ bức xúc hay cay đắng về nghề của người trong cuộc.
Nước Mỹ thời bấy giờ, như tác giả viết: “Có phồn vinh, nhưng sự phồn vinh này không nhỏ giọt xuống tới các trường học, tới những ông thầy mới vào nghề cần học cụ cho việc giảng dạy lại càng không”. Điều đó tác động trực tiếp đến đời sống sư phạm của người thầy trẻ McCourt, người Ireland, chọn New York làm nơi lập nghiệp. Tuy nhiên, như đã nói, cuốn sách bằng một giọng văn tếu táo, hài hước cho thấy sự hào hứng, nhiệt huyết dấn thân vào nghề nhiều hơn là sự căng thẳng trước cơ chế.
Trung tâm của nghề giáo là đời sống mô phạm của người thầy. Nhưng sự mô phạm đã được thầy McCourt “tư duy lại” như một kẻ đi ngược lối nghĩ thông thường của những đồng nghiệp khác. Những giáo viên nghiêm khắc, quen sống trong tháp ngà khiến học sinh luôn lo sợ điểm xấu không thể chấp nhận được một kiểu mô phạm như McCourt, người thầy mà ngay từ buổi đầu đi dạy đã mắc cái lỗi - nhặt mẩu bánh mì kẹp thịt trên nền đất (của đám học trò choai choai nghịch ngợm ném nhau) để... gặm ngon lành.
Những giáo viên luôn đóng kín mình, coi việc dạy học là trách nhiệm khô khan, xem học trò là bọn quỷ quyệt cần cảnh giác sẽ khó chấp nhận một lối dạy tự do, gần gũi, ở đó ông thầy trẻ dám lấy tuổi thơ lớn lên ở khu ổ chuột Limerick, Ireland tồi tàn, lấy thời sinh viên nghèo nhưng nhiều mộng tưởng đến quãng thời gian xếp bằng đại học đi bốc vác ở những hải cảng để làm chất liệu cho bài giảng...
Từ sự quan tâm, nắm bắt tâm lý “những chuyển động trong tâm hồn” học trò cộng với những trải nghiệm cuộc sống đã cho thầy giáo trẻ McCourt khả năng nhập vai đầy sáng tạo: “Anh thủ đủ mọi vai, là ông bốc xếp, thầy rabbi (giáo sĩ Do Thái), là cái vai cho học sinh gục đầu vào khóc, nhà mô phạm nghiêm khắc, ca sĩ, học giả xoàng, thầy ký, trọng tài, gã hề, ông cố vấn, người giám sát ăn mặc, người soát vé xe, người biện hộ, triết gia, kẻ đồng lõa, vũ công clacket, chính trị gia, bác sĩ trị liệu, gã điên, cảnh sát giao thông, mục sư, mẹ-cha-anh-chị-cô-chú, nhân viên kế toán, nhà phê bình, nhà tâm lý, chiếc phao cấp cứu...” mặc dù phía sau bục giảng đầy hào hứng bao giờ cũng là một thế giới đầy những căng thẳng, tranh cãi.
Điều đáng sợ nhất là chính McCourt phải đối diện với những quan điểm dạy học truyền thống đầy khô khan và lạnh lùng của đồng nghiệp, cấp trên. Và kết quả của những cuộc va chạm là người thầy này đã phải nhiều lần bị thôi việc.
Từng dạy tiếng Anh tại các trường McKee, Seward Park, trung học danh tiếng Stuyvesant..., thầy giáo McCourt vẫn là một kẻ vui vẻ hi sinh những đam mê danh vọng khác, chấp nhận nghịch cảnh và xác tín với con đường mình theo đuổi. Lần đầu tiên có một người thầy làm cái công việc lưu trữ và phân loại hai chồng thư: một chồng do những bà mẹ viết xin lỗi giáo viên về việc con mình nghỉ học với những lý do tẻ ngắt, còn chồng kia là của đám học trò giả phụ huynh viết phịa ra lý do rất xuất sắc và siêu tưởng để đôi chối việc nghỉ học của mình.
Từ đó, thầy giáo McCourt thực hiện ý tưởng biến giờ giảng của mình thành một buổi nghiên cứu nghệ thuật viết thư xin lỗi. Ông cho học sinh tưởng tượng và viết những lá thư kiểu như “Thư Adam xin lỗi Chúa Trời” hay “Thư Eva xin lỗi Chúa Trời”...
Và chúng ta cũng đọc thấy câu chuyện có một ông thầy “chịu chơi”, dám đi xem vở Hamlet với 29 học trò nữ da đen nghịch ngợm, ngổ ngáo, thực hiện ý tưởng biến giờ học sáng tác thành nơi trình diễn các món ăn truyền thống của dân nhập cư, phổ biến những cuốn sách ẩm thực kết hợp với chơi nhạc “cây nhà lá vườn”...
Nhưng sau những bài giảng đầy hứng thú, sau thế giới vui nhộn ở những lớp học, đời sống của một giáo viên nghèo nhập cư là một chuỗi hi sinh cay đắng: đó là sự thiếu thốn trong đời sống khiến vợ chồng McCourt phải ly dị; đó là những ngày ông phải sống lang bang với một gian trọ trên quán rượu nơi hải cảng, vây quanh bởi thế giới ô tạp anh chị, giang hồ, đĩ điếm; đó là sự gan lì, khoan dung, bỏ qua những lời lẽ chế nhạo đầy vô tâm của những học sinh lãnh đạm, những phụ huynh thực dụng...
Điều đáng quý là sự cô độc và giằng xé đau đớn ấy đã không làm mất đi niềm say mê mở ra những biên độ sáng tạo, tinh thần hài hước trong các bài giảng, trong những giờ ngoại khóa của thầy McCourt.
Cuối cùng, điều cốt yếu mà chúng ta nhận ra trách nhiệm lớn lao, cao trọng nhất đối với người thầy đó chính là bằng tài năng và thiên chức của mình, biết khơi gợi sự sáng tạo nơi giang sơn - lớp học của mình, chống lại sự cưỡng bức trong giáo dục. Vì sự cưỡng bức sẽ hủy hoại thứ cảm xúc lành mạnh, lòng trung thực và sự tự tin nơi học sinh. Cưỡng bức trong giáo dục có nguy cơ sinh ra những công dân chỉ biết run sợ và phục tùng.
Xã hội đang rất cần những người thầy biết xua đi nỗi sợ hãi bên lề trái của bảng đen để đem lại động lực hiểu biết, khuyến khích tinh thần tự do sáng tạo nơi mỗi học sinh, mỗi công dân tiến bộ của tương lai.
Đó có lẽ là hình mẫu người thầy mà bất cứ xã hội nào cũng mong đợi.
Qua những thông tin trên về cuốn sách “Người thầy” cung cấp cũng sẽ phần nào giúp ta nhận ra được rằng: Thầy là người dạy chữ nghĩa, truyền đạt kiến thức khoa học, nhân văn hay kĩ thuật. Thông qua người thầy, những đam mê, năng khiếu tiềm ẩn đâu đó trong người học sẽ được khơi dậy. Thầy giáo, trước tiên phải là người có đạo đức thật tốt để các em học sinh noi theo. Một người thầy, không chỉ đơn thuần là người dạy chữ nghĩa, truyền đạt kiến thức mà còn phải là người thấu tình đạt lý, biết dùng trái tim và lòng bao dung để uốn nắn những mầm non khôn lớn. Bởi thế cho nên người ta nói: nghề giáo thiêng liêng nhất, khó khăn nhất và cũng đáng quý nhất.

IV. Các mặt thể hiện vai trò tri thức và tầm hiểu biết của người thầy
Ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, người thầy có một sự tác động một cách tích cực đến việc hình thành nhân cách con người nói chung, con người Việt Nam xã hội chủ nghĩa nói riêng và là nhân tố quyết định chất lượng giáo dục, chất lượng của đối tượng được đào tạo. Vai trò đó thể hiện đồng bộ trên các mặt cụ thể sau đây:
1. Một là hình thành tri thức mới.
Tri thức mới ở đây chính là làm cho người học lĩnh hội được tri thức mới, biết phát huy tri thức đã lĩnh hội vào thực tế cuộc sống. Người thầy với kiến thức bao la và tâm huyết với nghề nghiệp, là người ươm mầm cho những tài năng tỏa sáng. Để cung cấp cho người học một hạt nhỏ hào quang kiến thức người thầy đã phải uống cạn một biển cả ánh sáng. Thật vậy, để người học lĩnh hội một phần nho nhỏ kiến thức thôi thì người thầy đã phải vất vả sớm hôm tìm tòi nghiên cứu bên những trang sách, trên những trang tài liệu trong vô vàn kho tàng kiến thức. Công ơn của người thầy quả thật khó có thể diễn tả hết được.
2. Hai là rèn luyện phương pháp cũng như kỹ năng tư duy cho học sinh
Bao gồm tư duy độc lập, tư duy phê phán và cả tư duy sáng tạo. Trong ba tư duy trên, người học ở nước ta vẫn còn có điểm yếu, chưa phát huy được hết khả năng của mình. Trong giai đoạn trước đây, nếu như người thầy là trung tâm, truyền thụ chuyển giao kiến thức, giữ vai trò chủ động thì hiện nay xu hướng đó đã được thay đổi. Người học bây giờ chính là trung tâm, giữ vai trò chủ động. Người thầy chỉ là người hướng dẫn, truyền đạt, chuyển giao tri thức thông qua sự tiếp nhận một cách chủ động của người học.
3. Ba là bồi dưỡng tâm hồn trong sáng cho người học.
Bao hàm cả việc giáo dục lý tưởng, lẽ sống, đạo đức. Thật vậy, một người thầy có "Tâm” với nghề, có lòng với học trò, tận tụy với công việc thì những sản phẩm, những mầm xanh của thế hệ tương lai nhất định sẽ là những đó hoa tươi thắm, những con người có thể vươn ra biển lớn của tri thức để khẳng định bản lĩnh chính mình. Nói đến việc định hướng hình thành nhân cách của con người thì ngoài các yếu tố gia đình, nhà trường, xã hội thì không thể không kể đến vai trò đặc biệt quan trọng của người thầy. Người thầy được ví như người cha, người mẹ thứ hai đối với người học.

V. Bốn nhóm kiến thức và kỹ năng cơ bản cần thiết cho người thầy

Trong hoạt động giáo dục và dạy học để chất lượng giáo dục mang lại hiệu quả cao trong công tác đào tạo thì điều quan trọng hơn hết là sự cần thiết phải có một người thầy giỏi, có tâm với nghề, yêu ngành, yêu nghề, và đặc biệt là mong muốn cống hiến hết sức khả năng của mình có được, nhằm bồi dưỡng cho thế hệ trẻ những kiến thức bổ ích, thiết thực đối với quá trình xây dựng đất nước nói chung, xây dựng con người mới xã hội chủ nghĩa nói riêng. Theo các nhà giáo dục thế giới thì một người thầy giỏi, đáp ứng nhu cầu giảng dạy thì đòi hỏi phải là một người có bốn nhóm kiến thức và kỹ năng cơ bản sau đây:
1. Trước hết là tri thức chuyên ngành:
Đây là kiến thức chuyên sâu về chuyên ngành mà người thầy giảng dạy. Có thể nói rằng đây chính là điều kiện cần và tiên quyết, quyết định chất lượng của công tác giảng dạy. Tuy nhiên, hiện nay do lực lượng giảng viên ở các trường, nhất là các trường đại học còn mỏng và thiếu. Có trường hợp một giảng viên phải kiêm luôn việc giảng dạy cùng một lúc nhiều môn học. Tình trạng này đã gây quá tải, tạo nhiều áp lực đối với người dạy. Nó cũng gây ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục bởi vì việc giảng dạy cùng một lúc nhiều môn học như vậy sẽ dẫn đến hiện tượng giảng không sâu, không sát, nhất là tình trạng tản mạn, rời rạc của việc truyền thụ kiến thức cho người học.
2. Thứ hai đó là tri thức về chương trình đào tạo
Ngoài kiến thức chuyên môn thì đòi hỏi người thầy, giảng viên đứng lớp phải được trang bị thêm các kiến thức về chương trình giảng dạy, quá trình đào tạo. Những kiến thức này là cần thiết và có ý nghĩa thiết thực.
3. Thứ ba đó là tri thức về kỹ năng dạy và học
Bao gồm khối kiến thức về phương pháp luận, kỹ thuật dạy và học nói chung. Một thực tế đặt ra trong giai đoạn hiện nay chính là không phải người giảng viên nào cũng dạy tốt và có cách truyền đạt kiến thức một cách sinh động và lôi cuốn người học. Tuy nhiên, đôi lúc khả năng sư phạm, cách thức truyền đạt tới người học lại sơ cứng, không lôi cuốn, hấp dẫn người học dẫn đến việc nhàm chán mà xa hơn nữa là bỏ lửng môn học. Sự chênh lệch giữa việc dạy tốt với học tốt đôi lúc vẫn có những giới hạn nhất định.
4. Thứ tư đó là tri thức và tầm hiểu biết về môi trường giáo dục, mục tiêu giáo dục
Tri thức và tầm hiểu biết về môi trường giáo dục, mục tiêu giáo dục các lĩnh vực tri thức thuộc nhóm kiến thức này được coi là nền tảng cơ bản cho các hoạt động giảng dạy cũng như học tập. Một khi người dạy hiểu rõ được sứ mệnh cũng như mục tiêu chính của hệ thống giáo dục và môi trường giáo dục thì việc giảng dạy sẽ đi đúng hướng đã đề ra. Khối kiến thức này sẽ là kim chỉ nam định hướng cho việc biên soạn tài liệu, giáo án, cũng như lựa chọn phương pháp giảng dạy phù hợp đối với từng chương trình, từng môn học.
VI. Vai trò của tri thức và tầm hiểu biết của người thầy
Trong xã hội ngày nay, mặc dù giá trị của đồng tiền được đề cập rất nhiều, công nghệ thông tin phát triển nhanh chóng, thì vị thế và vai trò của người thầy vẫn được giữ nguyên vì một lẽ “Nhân cách của người thầy là sức mạnh có ảnh hưởng to lớn đối với học sinh, sức mạnh đó không thể thay thế bởi bất kỳ một cuốn sách giáo khoa nào, bất kỳ chuyện châm ngôn đạo đức, bất kỳ một hệ thống khen thưởng hay trách phạt nào khác” (Usinxki).
Mặc khác, trong xã hội hiện nay khi mà nhiều giá trị đạo đức bị đảo lộn thì vai trò giáo dục của “người thầy” cũng phải được củng cố và nâng cao. Xã hội quan tâm nhiều hơn đến việc giáo dục thế hệ trẻ, ngoài kiến thức học cũng phải khơi dậy ngọn lửa tâm hồn, được cung cấp phương cách sống một cách đàng hoàng nhất để trở thành chủ nhân của đất nước”vừa hồng vừa chuyên”.Để thực hiện điều này một cách hiệu quả thì phải nhắc đến vai trò của “người thầy”.
“Tri thức và tầm hiểu biết của người thầy” đây là năng lực cơ bản của năng lực sư phạm, một trong những năng lực trụ cột của nghề dạy học vì: sự tiến bộ của khoa học, kỹ thuật nên xã hội đề ra yêu cầu ngày càng cao đối với trình độ văn hóa chung của thế hệ trẻ, mặt khác cũng làm cho hứng thú và nguyện vọng của thế hệ trẻ ngày càng phát triển. Thầy cô giáo có nhiệm vụ phát triển nhân cách học sinh nhờ một phương tiện đặc biệt là tri thức, quan điểm, kỹ năng, thái độ…mà loài người đã khám phá ra, nhất là những tri thức khoa học thuộc lĩnh vực giảng dạy của mình. Thầy giáo phải nắm vững nội dung, bản chất cũng như con đường mà loài người đã đi qua. Chỉ trong điều kiện ấy, thầy giáo mới có thể tổ chức cho học sinh tái tạo và lấy những cái cần thiết cho sự phát triển tâm lý, nhân cách của học sinh, tạo ra những cơ sở trọng yếu để hình thành phẩm chất và năng lực của con người mới. Bên cạnh đó, người dạy cũng phải tạo ra uy tín cho người thầy giáo. Người thầy giáo có uy tín thường có ảnh hưởng rất mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của các em. khi người thầy giáo có uy tín trong lòng người học thì người thầy trở thành hình tượng lý tưởng trong cuộc đời của các em.
Điều đó cho thấy vai trò của người thầy trong hoạt động dạy học và giáo dục là vô cùng to lớn. Mà “tri thức và tầm hiểu biết của người thầy” chính là một năng lực cơ bản của năng lực sư phạm, một trong những năng lực trụ cột của nghề dạy học.
“Đối với người giáo viên, cần phải có kiến thức, có hiểu biết sư phạm về quy luật xã hội có khả năng dùng lời nói để tác động đến tâm hồn người học sinh. Có kỹ năng đặc sắc nhìn nhận con người và cảm thấy những rung động tinh tế nhất của trái tim con người” (Xukhomlinxki).
Tri thức và tầm hiểu biết của người thầy giáo có vai trò vô cùng to lớn trong sự nghiệp giáo dục, ngoài tri thức và tầm hiểu biết của người thầy có được người thầy cũng phải có rất nhiều hiểu biết khác nữa về tâm sinh lý học sinh, có tầm hiểu biết rộng về xã hội, văn hóa, nghệ thuật,… Có như thế ngoài dạy kiến thức thô cho học sinh, người thầy dẫn chứng những chuyện có thật gắn liền trong cuộc sống thì có như thế học sinh có thể nhớ bài được lâu hơn, cũng như có cái nhìn rõ hơn đối với vấn đề đó. Khi thầy giáo xác định được trình độ của học sinh, khối lượng kiến thức đã có và phạm vi lĩnh hội của học sinh, cũng như nắm bắt được tâm sinh lý học sinh để biết rõ học sinh mình mong muốn gì, cần gì mà đáp ứng kịp thời, thì khi đó thỏa mãn được nhu cầu của người học sẽ tạo cho người học có hứng thú hơn đối với môn học. Tầm hiểu biết của người thầy cần phải sâu và rộng để có thể góp phần tăng thêm sức mạnh cho người thầy trong giờ dạy, cũng như các kỹ năng mềm khác như kể chuyện, tổ chức trò chơi,… Trò chơi là một hoạt động của đời sống xã hội, nó là nhu cầu tất yếu và cần thiết với thế hệ trẻ trong bất cứ thời đại nào. Thông qua hoạt động chơi, người chơi sẽ có tâm trạng thaoi3 mái, vui vẻ và điều đó sẽ giúp họ tăng cường sức lực để thực hiện nhiệm vụ cuộc sống của mình. Với ưu điểm này, nhiều nhà giáo dục đã tìm cách đưa nó vào trong hoạt động dạy học để giúp người học không cảm thấy gò bó, cưỡng ép khi phải thực hiện các nhiệm vụ học tập được thực hiện các nhiệm vụ học tập. Người thầy giáo luôn lúc nào cũng trao dồi kỹ năng dạy học cho mình để có thể tạo hành trang vững chắc, phong phú cho riêng mình để mỗi bài giảng là một bức tranh mới với đầy sắc màu. Như chúng ta được biết, ngoài tri thức mà người thầy đã được trang bị, ta thấy tầm hiểu biết của người thầy nó sẽ mang tính chất dàn trãi hơn, sâu rộng hơn rất nhiều .
C. Ứng dụng sư phạm, rút ra bài học cho bản thân
Thế kỷ XXI – kỷ nguyên cuả sự bùng nổ công nghệ thông tin, dạy học không còn là con đường độc đạo, thầy giáo không còn là người duy nhất đem kiến thức đến cho học sinh.
Bản thân người giáo viên tương lai phải trang bị cho mình một đạo dức nghề nghiệp thật vững. Đạo đức nghề nghiệp như tình yêu nghề, say mê với chuyên ngành mình đang đảm nhận, nhiệt tình và trách nhiệm trong mọi công việc dạy học, quan tâm, nhạy cảm trong mối quan hệ với người học,…
Trước học sinh, người thầy phải là người có trách nhiệm, phải có sẵn trong mình những kiến thức cần truyền đạt, thậm chí có thể là kiến thức cần thiết mở rộng, nâng cao cho sinh viên trong quá trình dạy học. Như vậy, những giáo trình, tài liệu liên quan đến phần kiến thức đang dạy cho sinh viên, giáo viên phải cần hiểu sâu sắc và thực hiện thao tác truyền đạt một cách nhuần nhuyễn. Chính sự chuẩn bị kỹ về kiến thức như thế sẽ tạo bản lĩnh cho giáo viên trước sinh viên.có như thế, người thầy mới là tấm gương về tri thức cho người học noi theo.
Nhiệm vụ cơ bản của dạy học trong nhà trường không chỉ giới hạn ở việc cung cấp tri thức, kỹ năng, kỹ xảo tương ứng mà quan trọng là phát triển năng lực tư duy nhận thức, sáng tạo và kỹ năng thu lượm tri thức mới ở học sinh. Do đó, đòi hỏi người thầy giáo phải có tri thức và tầm hiểu biết.
Ta thấy để trở thành người giáo viên thực thụ thì trong bản thân người giáo viên hội tụ rất nhiều yếu tố. Và để trở thành người thầy có một vốn tri thức và tầm hiểu biết nhất định buộc chúng ta phải không ngừng tự thân vận động. Ngoài ra, một số yếu tố khác góp phần làm đẹp thêm giá trị người thầy trong bất kỳ xã hội nào, ngoài kiến thức, đạo đức đó chính là sự hình thức sinh – một sự hình thức sinh thầm lặng và vô bờ bến. Như Gôlôbôlin đã từng nói “Nếu người kỹ sư vui mừng nhìn thấy cây cầu mà mình vừa mới xây xong, người nông dân mỉm cười nhìn đồng lúa mình mới trồng, thì người giáo viên vui sướng khi nhìn thấy học sinh mình đang trưởng thành và lớn lên”.
Hồ Chí Minh là nhà giáo dục kiệt xuất trong mọi thời đại, tư tưởng giáo dục của Người đã vạch ra phương hướng cơ bản của chiến lược phát triển giáo dục ở nước ta, đồng thời phản ánh nguyện vọng chính đáng của nhân dân lao động là được đi học, phản ánh quy luật khách quan của quá trình xây dựng và phát triển giáo dục là xác định đúng vị trí của giáo dục và vị trí của giáo viên - người quyết định chất lượng đào tạo. Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo dục không chỉ có ý nghĩa về mặt lý luận và thực tiễn mà trong đó còn chứa đựng những lời khuyên rất chân thành, thiết thực.
Cuộc vận động lớn của Đảng: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” là dịp để mỗi chúng ta thấm nhuần hơn tư tưởng của người, biết rõ và khâm phục hơn hơn mỗi hành động, việc làm nhân nghĩa của người. Với tư cách là một người giáo viên trẻ trong tương lai cũng như người đồng nghiệp, những người làm công tác giáo dục tôi càng ra sức học tập và vận dụng thật tốt tư tưởng. Tấm gương đạo đức của Người để ngày càng vững vàng trên bục giảng, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ của mình góp phần xây dựng phát triển sự nghiệp cách mạng nói chung và sự nghiệp giáo dục nói riêng.
Dẫu biết rằng nghề giáo là một nghề mà xã hội đặt ra những yêu cầu rất cao, nhưng với sự yêu nghề tôi tin chắc các nhà giáo tương lai như tôi sẽ không ngừng phấn đấu ra sức trao dồi tri thức, không ngừng hoàn thiện mình,.. Để chúng ta có thể sống và cống hiến hết mình cho sự nghiệp giáo dục.

D. Tiểu kết

Dạy học là công việc của những người trên mọi người. Ở mỗi thời đại, người thầy dạy học được đặt ra với những tiêu chí khác nhau, phù hợp với nhu cầu của từng giai đoạn, thời kỳ, từng xã hội. Dù có khác nhau nhưng mọi thời đại đều có chung triết lý “không thầy đố mày làm nên” mà người xưa đã đút rút, khẳng định. Dạy học thời đại hiện nay càng khó hơn, đặc biệt là dạy học ở trường đại học. Nhưng làm được trọng trách trồng người lớn lao ấy, người thầy đã đứng trên đỉnh cao của sự ngưỡng mộ.
Trường Đại học Sư phạm là nơi đào tạo ra đội ngũ giáo viên có phẩm chất đạo đức có chuyên môn cao và nghiệp vụ vững vàng đảm nhận chức năng dạy học và giáo dục thế hệ trẻ. Để hoàn thành vai trò của người thầy trong giai đoạn mới – người thầy đóng rất nhiều vai nào chuyên gia về việc dạy học, hướng dẫn hoạt động học của học sinh, người thầy còn trở thành người bạn của học sinh trong quá trình chiếm lĩnh tri thức ấy thông qua hoạt động dạy – học.
Ta thấy, trong hoạt động giáo dục và dạy học thì bản thân người học không thể tự mình chiếm lĩnh tri thức mà đòi hỏi cần có sự hướng dẫn, giúp đỡ từ giáo viên. Điều kiện là học sinh phải có động cơ hoàn thiện tri thức, một ý chí quyết tâm cao độ. Tự giác xác định ra mục đích học tập thì mới có hiệu quả (tự thân vận động). Người thầy không phải rót kiến thức vào đầu học sinh mà tổ chức điều khiển cho học sinh hoạt động để chiếm lĩnh tri thức, kỹ năng, k


Được sửa bởi hoangan_tlgd ngày Sun Oct 02, 2011 7:40 pm; sửa lần 2.
Về Đầu Trang Go down
nguyenthidiemmy

nguyenthidiemmy


Tổng số bài gửi : 60
Join date : 24/06/2009
Age : 33
Đến từ : Long An

VAI TRÒ TRI THỨC Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: VAI TRÒ TRI THỨC   VAI TRÒ TRI THỨC Icon_minitimeWed Apr 27, 2011 8:26 am

Rất rõ ràng và logic. Hay đó An.
Về Đầu Trang Go down
 
VAI TRÒ TRI THỨC
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
»  Kết thúc ..........
» TLH nhận thức
» Chuyên đề: Nhận thức về bản thân
» [COFFEE TALK] GIA ĐÌNH - Thúc đẩy hay Rào cản
» Cơ sở thực tiễn của việc đổi mới PPDH:

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Tâm lý học sư phạm-
Chuyển đến