NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Một số vấn đề về quá trình dạy học tâm lý học

Go down 
Tác giảThông điệp
peterduynguyen
Admin
peterduynguyen


Tổng số bài gửi : 143
Join date : 18/04/2010

Một số vấn đề về quá trình dạy học tâm lý học Empty
Bài gửiTiêu đề: Một số vấn đề về quá trình dạy học tâm lý học   Một số vấn đề về quá trình dạy học tâm lý học Icon_minitimeSun Jan 09, 2011 3:42 am

Một số vấn đề về quá trình dạy học tâm lý học
- Tâm lý - Giáo dục K34 -
MỤC LỤC

I. Khái niệm về quá trình dạy học: 3
1) Định nghĩa: 3
2) Cấu trúc của quá trình dạy học: 3
II MỤC ĐÍCH DẠY HỌC 4
1) Định nghĩa: 4
2) Các cấp độ mục đích dạy học 4
III Nội dung dạy học 6
1) Nội dung học tập. 6
a) Quan niệm: 6
b) Các loại học vấn trong NDHT. 6
c) Vấn đề tri thức trong NDHT của nhà trường hiện nay. 8
2) NỘI DUNG DẠY 9
IV CHƯƠNG TRÌNH, MÔN HỌC, BÀI HỌC VÀ TÀI LIỆU HỌC TẬP 12
1) Chương trình dạy học. 12
a) Định nghĩa 12
b) Các Hướng Tiếp Cận Trong Việc xây Dựng Chương Trình Dạy Học. 13
c) Thiết kế và Phát triển chương trình dạy học: 15
d) Một Số cách thiết kế chương trình dạy học: 15
2) MÔN HỌC VÀ BÀI HỌC 17
a) Môn học 18
b) Bài học 18
c) Tài liệu học tập 19
V Hoạt động dạy và hoạt động học 20
1) Sự tương tác giữa người dạy và người học và đối tượng học: 20
2) Chức năng của hoạt động dạy và hoạt động học trong dạy học hiện đại: 21
a) Chức năng của hoạt động dạy: 21
b) Chức năng của hoạt động học: 21
TÀI LIỆU THAM KHẢO 22

I. Khái niệm về quá trình dạy học:
1) Định nghĩa:
Quá trình dạy học là chuỗi liên tiếp các hành động dạy. Trong đó, hành động của người dạy và người học đan xen và tương tác với nhau trong khoảng không gian và thời gian nhất định, nhằm thực hiện các nhiệm vụ dạy học.
 Quá trình dạy học được xác định bởi 4 dấu hiệu:
 Thứ nhất: dạy học là một dạng đặc thù của hoạt động xã hội, nhằm truyền thụ và lĩnh hội kinh nghiệm xã hội, trên cơ sở đó hình thành và phát triển nhân cách của người học. Trong đó hoạt động dạy và hoạt động học diễn ra đan xen và tương tác lẫn nhau.
 Thứ hai: Hoạt động dạy và hoạt động học đều phải được tiến hành trên bản thể của QTDH là nội dung dạy học. NDDH quyết định tiến trình, phương pháp của hoạt động dạy và hoạt động học.
 Thứ ba: Kết quả của quá trình dạy học là làm biến đổi người học những đặc tính nào đó đã được xác định từ trước và tương ứng với nội dung dạy học. Hay nói cách khác là phải thực hiện được mục đích của chính QTDH đó.
 Thứ tư: Một QTDH bất kì bao giờ cũng phải được tiến hành trong khoảng không gian và thời gian nhất định và chịu sự chế ước bởi các điều kiện kinh tế - xã hội – văn hóa nhất định. Hay nói cách khác là QTDH phải là một quá trình học tập có kiểm soát và điều khiển được.
2) Cấu trúc của quá trình dạy học:
Một cách đơn giản nhất thì một QTDH bao gồm các yếu tố: mục đích, nội dung dạy học, các hoạt động dạy – học và kết quả học tập. Các yếu tố này có mối quan hệ biện chứng và quy định lẫn nhau. Sơ đồ cấu trúc QTDH:







II MỤC ĐÍCH DẠY HỌC
1) Định nghĩa:
Mục đích dạy học là mô hình kết quả trong tương lai của HĐDH. Câu hỏi cho vấn đề này là người học và người dạy sẽ đạt được cái gì sau khi kết thúc QTDH.
+ Trong dạy học truyền thống: mục tiêu tri thức được đề cao
+ Trong dạy học hiện đại: mục tiêu phát triển ngày càng chiếm ưu thế
=> Dạy học là phương tiện để thỏa mãn nhu cầu của xã hội ( Dạy học không có mục đích tự thân, mà vì sự phát triển của cá nhân và xã hội, xuất phát từ yêu cầu xã hội, hướng đến nhu cầu xã hội có liên quan đến lĩnh vực dạy học)
- Cơ sở: dựa trên điều kiện và trình độ hiện có về kinh tế- văn hóa, xã hội, khoa học của cộng đồng
- Việc xác định mục đích dạy học cần đáp ứng những yêu cầu sau:
+ Phải đáp ứng yêu cầu phát triển của cá nhân và xã hội trong từng giai đọan lịch sử ( 1945: Ngay sau khi nước nhà giành được độc lập, phong trào bình dân học vụ được phát động để xóa mù chữ cho người dân; hiện nay: giáo dục hướng đến hướng nghịêp, xu thế tòan cầu hóa)
+ Phải có tính khả thi ( có cơ sở vật chất đầy đủ, muốn học môn bơi lội phải có bể bơi, học môn nhảy qua xà bằng lưng phải trang bị nệm,…)
+ Có tính phân hóa (các dạng bài tập cần xây dựng cho trình độ chung, kết hợp với trình độ khó cho những học sinh giỏi)
=> Mục đích dạy học phải tách ra nhiều cấp độ.
2) Các cấp độ mục đích dạy học
Thường được xác định theo 4 cấp độ: Mục tiêu chung, trung gian, cụ thể và cá nhân
- Mục tiêu chung:( còn gọi là mục tiêu tổng quát): được xuất phát từ nhu cầu và điều kiện phát triển của xã hội, do xã hội đề ra, giữ vai trò định hướng về yêu cầu đối với dạy học trong việc phát triển nhân các cá nhân và xã hội
+ Cấp độ khái quát: dạy học hướng đến giúp trẻ hình thành khả năng thích ứng và năng lực phát triển của mình
(ngày nay, mục tiêu dạy học là tạo cơ hội và giúp đỡ cho ngừơi học thực hịên mục đích là:
 Học để biết: có vốn văn hóa chung đủ rộng kết hợp với hiểu biết sâu về 1 số lĩnh vực để có cơ hội làm việc chủ động trong các lĩnh vực đó
 Học để làm: có kĩ năng lao động trong nghề nghiệp nhất định và khả năng giải quyết các tình huống phát sinh trong cuộc sống; thái độ và kĩ năng làm việc hợp tác với người khác, có khả năng làm việc trong điều kiện xã hội thay đổi nhanh chóng: hợp tác quốc tế & tính cục bộ, địa phương
 Học để cùng sống với nhau: là học cách hiểu người khác và tạo ra sự nhận cảm và đồng cảm về sự phụ thuộc lẫn nhau; học cách giải quyết những xung đột dựa trên tinh thần tôn trọng các giá trị đa phương, hiểu biết lẫn nhau và hòa bình.
 Học để làm người: là để phát huy tốt hơn nhân cách của mình; phát triển khả năng hành động tự chủ và tinh thần trách nhiệm; hiện thực hóa các khả năng tiềm tàng của cá nhân trên mọi lĩnh vực: trí nhớ, tư duy, khả năng thẩm mỹ. giao tiếp và thể lực,…
Trong thực tiễn, tùy từng điều kiện cụ thể khi xác định mục tiêu dạy học, có thể nhấn mạnh và khai thác sâu 1 trong các phương diện sau:
a/ Mục tiêu tri thức: trang bị cho ngừơi học tri thức về nội dung sự vật và kiến thức về phương pháp tiếp cận sự vật ( kiến thức về khoa học tự nhiên: địa lý, vật lý,…)
b/ Mục tiêu hành vi: hình thành và phát triển các kĩ năng hành động thực tiễn, ứng xử xã hội và hành động trí óc
c/ Mục tiêu phát triển: phát triển tòan diện nhân cách,mục tiêu trung tâm
Mục tiêu trung gian: là sự cụ thể hóa mục tiêu chung vào các lĩnh vực khác nhau của dạy học: mục tiêu đào tạo của ngành, bậc học, khóa học, năm học,…
Mục tiêu cụ thể: là đích mà người dạy và người học cần đạt được trong quá trình dạy học cụ thể: Mục tiêu của từng giờ lên lớp, từng bài học, từng chủ đề, vấn đề,…
Mục tiêu cá nhân: là đích mà người dạy và người học cần hướng tới đối với từng học viên trong lớp học( mỗi cá nhân được tạo điều kiện thuận lợi nhất để thỏa mãn nhu cầu học tập và phát triển tiềm năng của mình)
- Một mục tiêu tốt phải đảm bảo 2 chức năng
+ Chỉ đạo việc tổ chức HĐ DH
+ Chuẩn để đánh giá khách quan KQDH
III Nội dung dạy học
Nội dung dạy học (NDDH) là môi trường bên trong, là bản thể của quá trình day học. NDDH xuất phát từ mục đích dạy học và là sự khách quan hóa mục đích dạy học. NDDh được cấu thành nội dung học tập và nội dung dạy học, trong đó nội dung học tập (NDHT) là thành phần quan trọng nhất, chi phối hình thức và phương pháp hoạt động học tập, giảng dạy của người học và người dạy.
1) Nội dung học tập.
a) Quan niệm:
Nội dung học tập là cái mà người học tác động vào nó, phải tiếp nhận và làm việc với nó trong quá trình dạy học.
Ở mức độ chung nhất NDHT là toàn bộ kinh nghiệm của xã hội được sáng tạo và tích lũy từ trước tới thời điểm hiện tại. Tuy nhiên để trở thành NDHT thì phải có sự chọn lọc những yếu tố cốt lõi và xác lập logic sư phạm.
Tiến trình nội dung dạy học: kiến thức khoa học - kiến thức giáo khoa - kiến thức được dạy - kiện thức được học - kiện thức học được.
Để soạn thảo NDHT, ngoài việc xác định mục tiêu dạy học cần:
+ Xác định và chuyển hóa kinh nghiệm xã hội thành NDHT.
+ Hiện thực hóa NDHT thành các phương tiện dạy học.
b) Các loại học vấn trong NDHT.
 Theo phương diện khoa học:
1. Hệ thống tri thức về tự nhiên, xã hội, con người, kĩ thuật, nghệ thuật và các phương thức hoạt động.
Tri thức kinh nghiệm loài người được đúc kết trong quá trình phản ánh thế giới khách quan, là bức tranh tổng quát về thế giới. dưới góc độ GDH tri thức là thông tin khách quan về đối tượng được người học tiếp thu, vận dung, lĩnh hội một cách sáng tạo và được xem như là tài sản cá nhân. Bao gồm 3 chức năng:
- Tri thức là cơ sở của những quan niệm về hiện thực.
- Tri thức có chức năng định hướng hoạt động.
- Tri thức có chức năng đánh giá.
Trong nhà trường phổ thông tri thức có các dạng sau:
+ Tri thức có tính chất kinh nghiệm.
+ Tri thức lý thuyết.
+ Tri thức thực hành.
+ Tri thức về phương pháp nghiên cưu và tư duy khoa học.
+ Tri thức đánh giá.
2. Hệ thống các kĩ năng, kĩ xảo.
Hệ thống tri thức mà con người lĩnh hội được chỉ biến thành tài sản, kinh nghiệm cá nhân khi cá nhân nắm vững và vận dụng trong hoạt động thực tiễn.
Hệ thống kỹ năng mà HS cần nắm vững và vận dụng là những kỹ năng, kỹ xảo hoạt động trí tuệ, hoạt động thực hành liên quan đến các môn học.
3. Hệ thống các kinh nghiệm hoạt động sáng tạo.
Hệ thống kinh nghiệm hoạt động sáng tạo này được loài người tích lũy trong quá trình phát triển cac hoạt động thực tiễn. nó có tác dụng chuẩn bị cho HS khả năng tìm tòi, giải quyết những vấn đề mới,tham gia cải biến sáng tạo hiện thực khách quan.
Các dấu hiệu đặc trưng:
+ tự lực chuyển tri thức và kỹ năng vào tình huống mới.
+ nhìn thấy vấn đề mới trong tình huống quen thuộc.
+ độc lập tổng hợp những cách hoạt động đã biết thành cách thức hoạt động mới.
+ nhìn thấy cấu trúc, chức năng mới của đối tượng.
+ nhìn thấy những cách giải quyết khác nhau về một vấn đề nào đó và tìm ra cách giải quyết tối ưu.
+ xây dựng những cách thức giải quyế hoàn toàn mới.
4. Hệ thống kinh nghiệm về đời sống và thái độ đối với tự nhiên, xã hội và bản thân.
 Trong thực tế:
1. Học vấn phổ thông: là những tri thức khoa học phổ biến về tự nhiên, xã hội và tư duy, tri thức về phương pháp tiếp cận chúng.
2. Học vấn kỹ thuật tổng hợp: tri thức cơ bản về nguyên tắc của mọi quá trình sản xuất và kỹ năng sử dụng các công cụ sản xuất.
3. Học vấn nghề: gồm tri thức, kĩ năng, kĩ xảo hoạt động trong một lĩnh vực nghề nghiệp.
c) Vấn đề tri thức trong NDHT của nhà trường hiện nay.
Tri thức khoa học và tri thức về phương pháp tiếp cận chúng luôn luôn là nội dung học vấn chủ yếu của dạy học trong nhà trường.
Cần lưu ý một số điểm:
1. - Cần xác định thế nào là tri thức khoa học và tri thức khoa học hiện đại?
- Những tri thức khoa học hiện đại nào cần được lựa chọn để tạo thành NDHT hiện nay?
2. - Xác định như thế nào là hợp lý giữa các loại kiến thức khoa học trong từng NDHT?
Giải quyết:
Vấn đề 1: Cần xác định thế nào là tri thức khoa học và tri thức khoa học hiện đại?
Những tri thức khoa học hiện đại nào cần được lựa chọn để tạo thành NDHT hiện nay?
Tri thức khoa học là hiểu biết của con người về thế giới tự nhiên, xã hội và tư duy, được hình thành qua thực nghiệm và khái quát khoa học.
Tri thức kinh nghiệm là hiểu biết của cá nhân được hình thành qua trải nghiệm của chính cá nhân đó, trong quá trình hoạt động thực tiễn của mình.
Ta có: tri thức kinh nghiệm được truyền thụ theo phương thức kết hợp với hoạt động khác, theo phương thức trao tay trực tiếp, còn tri thức khoa học được chuyển giao bằng phương thức nhà trường tức là thông qua hoạt động dạy học. Vì vậy một trong những nguyên tắc quan trọng nhất của nhà trường là: nhà trường chỉ dạy khái niệm khoa học cho học sinh, không dạy tri thức kinh nghiệm.
Vấn đề đặt ra là tri thức nào là tri thức khoa học hiện đại trong NDHT.
Quá trình phát triển của khoa học mang tính lịch sử, mỗi giai đoạn xã hội có các tri thức khoa học tương ứng. khi hệ thống khoa học nói riêng và cả xã hội nói chung phát triển, thì những tri thức khoa học của giai đoạn trước sẽ trở thành tri thức sinh hoạt trong giai đoạn sau. Như vậy, kho tàng tri thức khoa học nhân loại ngày nay đan xen nhiều mức độ tri thức khoa học. NDHT trước đây và hiện tại được xay dựng trên giả định thế giới là cái ngoài ta, cái ta cần biết và đã biết nội dung học có quá nhiều tri thức về sự vật, sự kiện. trong khi đó thế giới là do con người làm chủ và sáng tạo ra. Như vậy nội dung dạy học trong nhà trường phải hàm chứa cái đang có và sẽ có.
Nội dung học tập trong nhà trường hiện nay cần tăng cường tối đa tri thức nguyên tắc, tri thức nguyên lý sản xuất ra sự vật. Đồng thời hạn chế tối đa các tri thức kinh nghiệm, hình thức. Chỉ khi nào triệt để đổi mới NDHT theo hướng trên mới căn bản giải quyết được sự quá tải trong dạy học hiện nay.
Vấn đề 2: Xác định như thế nào là hợp lý giữa các loại kiến thức khoa học trong từng NDHT?
- Tỉ lệ thích hợp giữa tri thức về bản thân khái niệm và tri thức về phương pháp phát hiện và vận hành của khái niệm đó.
- Tỉ lệ thích hợp giữa tri thức lý luận với việc ứng dụng chúng trong NDHT. Đảm bảo học đi đôi với hành.
- Tỉ lệ giữa tri thức cơ sở với tri thức phát triển.
Vấn đề 3: NDDH phải giúp người học “học để trở thành chính mình”
2) NỘI DUNG DẠY
Dạy trong dạy học là hoạt động truyền thụ của người dạy đến người học. (Tuy nhiên, ngày nay truyền thụ không được hiểu đơn giản chỉ là tổ chức cho một nhóm học sinh làm việc với nội dung học tập, càng không phải chỉ là trình bày, giảng giải các kiến thức khoa học hay kỹ năng hành động cho người học).
Giáo viên cần:
+ Am hiểu sâu sắc nội dung dạy học, làm chủ kiến thức
+ Phải biết chế biến nó theo ý đồ sư phạm và biết cách truyền tải nó đến người học
Trong dạy học hiện đại, việc làm đó ngày càng trở thành thứ yếu trong hoạt động dạy của người giáo viên. Gíao viên phải:
+ Có kiến thức sâu, rộng nắm vững lý luận sư phạm về các lĩnh vực giảng dạy
+ Đồng thời phải biết chuyển tải những kiến thức đó vào chương trình, vào phương pháp giảng dạy, vào các bài học cụ thể
=> Giáo viên mới có thể giúp người học tích cực chủ động, phát huy khả năng sáng tạo trong quá trình học tập. Giáo viên có nhiều kiến thức, có nhiều cách tổ chức và trình bày ngắn gọn, sáng tỏ cùng với sự nhiệt tình trong giảng dạy điều đó tạo điều kiện truyền đạt kiến thức cho người một cách hiệu quả và thành công.
Vì vậy, vấn đề nội dung dạy, tức là câu hỏi dạy cái gì? Phải được chuyển thành câu hỏi: giáo viên phải làm gì trong quá trình dạy học?
DẠY CÁI GÌ  GIÁO VIÊN PHẢI LÀM GÌ TRONG QUÁ TRÌNH DẠY HỌC
Nói cách khác, nội dung dạy học phải được qui định về thành một hệ thống việc làm của người dạy trong quá trình dạy học bao gồm từ xác định mục đích dạy học, soạn thảo chương trình dạy học vĩ mô và vi mô; xây dựng nội dung học tập cho học viên, soạn thảo tài liệu học tập, tổ chức hoạt động học tập của học viên......chi tiết và cụ thể để hoàn thiện hoạt động dạy, làm sao nâng cao tối đa hiệu quả dạy học.
Ví dụ:
GIÁO ÁN: TÂM LÝ HỌC ĐẠI CƯƠNG
Bài giảng: Thảo luận vận dụng quy luật tình cảm vào học tập nghề nghiệp, cuộc sống
Chương V: Tình cảm và ý chí
I. Mục tiêu bài dạy
1. Về tri thức:
- Nắm vững các quy luật của tình cảm
- Phân biệt giữa các quy luật đó
2. Về kỹ năng
- Vận dụng những quy luật tình cảm một cách linh hoạt vào trong dạy học và quá trình học tập của bản thân
3. Về thái độ
- Nhận thức được tầm quan trọng của đời sống tình cảm trong dạy học và bản thân
- Có ý thức hình thành những tình cảm tốt đẹp cho bản thân
II. Nội dung trọng tâm
- Thảo luận vận dụng quy luật tình cảm vào học tập, nghề nghiệp, cuộc sống
III. Phương pháp
- Phương pháp thảo luận nhóm
- Phương pháp thuyết trình
- Phương pháp vấn đáp
IV. Tài liệu
1.Tài liệu chính:
Nguyễn Quang Uẩn, Trần Trọng Thuỷ, Tâm lý học đại cương, NXB đại học sư phạm
2. Tài liệu tham khảo
-Nguyễn Quang Uẩn, Nguyễn Văn Luỹ, Đinh Văn Vang “Giáo trình tâm lý học đại cương” NXB Đại học sư phạm Hà Nội
-Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên), Trần hữu Luyến, Trần Quốc Thành. Tâm lý học đại cương, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2007
- Phạm Minh Hạc, Lê Khanh, Trần Trọng Thuỷ, Tâm lý học T1, NXB giáo dục, 1988.
- Thời gian và yếu tố vĩ mô
Nội dung ghi bảng
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ổn định lớp
( 1 phút)
- Chào sinh viên (SV) theo nghi thức sư phạm
- Chào giáo viên (GV) theo nghi thức sư phạm
Giới thiệu bài mới
(10phút)
- Giảng bài mới
- SV tổ chức thảo luận
(15phút)
- SV báo cáo bài thảo luận (15phút)
- GV chốt lại vấn đề
(10 phút)
Thảo luận :Vận dụng quy luật tình cảm vào quá trình học tập, nghề nghiệp, cuộc sống
1. Quy luật lây lan
- Giới thiệu bài mới: Trong bài học hôm trước, chúng ta đã học song nội dung của chương V. Tình cảm và ý chí.
Câu hỏi? Vậy bạn nào có thể nhắc lại cho cô biết tình cảm là gì?
=> Tình cảm là những thái độ cảm xúc ổn định của con người đối với những sự vật, hiện tượng của hiện thực khách quan, phản ánh ý nghĩa của chúng trong mối quan hệ với nhu cầu và động cơ của họ. Tình cảm là tình cảm cao cấp của sự phát triển các quá trình xúc cảm trong những điều kiện xã hội.
Hôm nay chúng ta sẻ đi vào thảo luận vận dụng quy luật tình cảm vào trong quá trình học tập, nghề nghiệp và cuộc sống.
- GV, giao nhiệm vụ, chia nhóm và yêu cầu SV thảo luận
Nhiệm vụ thảo luận:
Chia lớp thành 4 nhóm thảo luận, trong quá trình thảo luận có ghi nội dung của buổi thảo luận, cuối tiết học cô sẻ yêu cầu bất kỳ một bạn nào đó trong nhóm lên trình bầy có ghi bảng nội dung thảo luận, các bạn của nhóm có thể bổ xung, lấy ví dụ, nhóm còn lại sẻ có nhiệm vụ chất vấn và bổ sung nội dung thảo luận.
GV ghi bảng nội dung thảo luận của 2 nhóm
GV chia nhóm, yêu cầu SV sắp xếp bàn ghế tổ chức buổi thảo luận
GV quan sát, điều chỉnh hoạt động thảo luận của SV
- GV nhận xét đánh giá và chốt lại nội dung những vấn đề chính của buổi thảo luận
IV CHƯƠNG TRÌNH, MÔN HỌC, BÀI HỌC VÀ TÀI LIỆU HỌC TẬP
1) Chương trình dạy học.
a) Định nghĩa
- Để định vị được NDHT, trước hết phải khuôn vào một hệ thống nhất định , việc khuôn vào hệ thống này một mặt giúp người học có thể đạt tới mục đích của việc học tập , mặt khác giúp người dạy và và người học có thể định hướng, điều khiển và kiểm soát được việc làm của người học. Hệ thống đó chính là chương trình dạy học (CTDH).
- Hiện tại có rất nhiều cách hiểu về CTDH. Tuy nhiên, có thể nhận thấy các điểm cốt lõi sau:
+ CTDH là bản thiết kế về hoạt động dạy học trong đó phản ánh các yếu tố mục đích dạy học, nội dung và phương pháp dạy học; các kết quả dạy học. Những yếu tố này được cấu trúc theo quy trình chặt chẽ về thới gian biểu ( Nói cách khác CTDH là một hệ thống việc làm của người dạy và người học được thiết kế theo cấu trúc tường minh, và có thể kiểm soát, để sau khi hoàn tất hệ thống việc làm đó, người học và người dạy đạt được mục đích dạy và học của mình).
+ CTDH là một hệ thống nhiều cấp độ. Gồm : CTDH của một quốc gia, một ngành học và bậc học ( trong đó có nhiều chương trình mô học thì bao gồm chương trình khung và chương trình của từng môn học), cấp học, lớp học, môn học, bài học, đơn vị tri thức học tập.
+ Dù CTDH ở cấp độ vĩ mô (ngành học và bậc học ) hay vi mô (môn học, bài học) cũng bao gồm 5 yếu tố cơ bản của hoạt động dạy học :
1./ Mục tiêu dạy học của chương trình.
2./ Nội dung Dạy học .
3./ Phương Pháp Dạy học.
4./ Quy trình triển khai.
5./ Đánh giá kết quả.
Ngoài ra còn phải chú ý đến các vấn đề có ảnh hưởng không nhỏ đến việc thực thi dạy học: các giá trị văn hóa, xã hội, giới tính, tính chất, đạo đức nghề nghiệp.
+ Một CTDH dù ở cấp độ vĩ mô hay vi mô, chương trình khung hay chi tiết chỉ có giá trị pháp lý khi được các cấp quản lý nhà nhà nước về giáo dục có thẩm quyền phê duyệt.
b) Các Hướng Tiếp Cận Trong Việc xây Dựng Chương Trình Dạy Học.
- Xác định hướng tiếp cận trong việc xây dựng chương trình dạy học là yếu tố tiên quyết trong việc xây dựng cũng nhu phân tích, đánh giá , phê phán và kế thừa một CTDH nào đó. Hướng tiếp cận quy định cấu trúc của toàn bộ hệ thống từ CTDH đến các hoạt động dạy và học. Hiện nay có 3 hướng tiếp cận tương đối phổ biến:
Hướng tiếp cận
Đặc điểm Cách tiếp cận nội dung kiến thức Cách tiếp cận mục tiêu Cách tiếp cận theo sự phát triển
Yêu cầu đặt ra Người học học cái gì? Người dạy dạy cái gì?
Đầu vào và đầu ra được của QTDH là gì? dạy học thúc đẩy sự phát triển
Mục tiêu dạy học nội dung kiến thức mà người học phải lĩnh hội.
Xác định dưới dạng đầu ra đã xác định trước của QTDH. dựa vào mục tiêu để xây dựng nội dung, phương pháp dạy và học cho phù hợp phát triển con người, tiềm năng của mỗi cá nhân, giúp họ làm chủ bản thân trong các tình huống của cuộc sống.
Yếu tố quan trọng khối lượng và chất lượng nội dung kiến thức mà người học được truyền thụ
Những thay đổi được mong đợi về năng lực hoạt động thực tiễn, nhận thức và thái độ của người học do quá trình dạy học đem lại. phát triển sự hiểu biết của người học.
(việc dạy người học cách học hơn là truyền thụ kiến thức đơn thuần; chú trọng đến sự phát triển của các nhân hơn vào tập thể nói chung. Việc chú trọng đến người học thực chất lá chú trọng đến nhu cầu và hứng thú của người học.
Tiêu chuẩn để đánh giá và lựa chọn phương pháp tối ưu hóa việc truyền thụ tri thức. Việc đánh giá kết quả học tập cũng chú trọng vào mức độ lĩnh hội tri thức của người học. Mục tiêu dạy học cũng là chuẩn để đánh giá kết quả học tập . CTDH phải đáp ứng tối đa nhu cầu và hứng thú học tập của người học. Vì cách tiếp cận này chú trọng đến khía cạnh nhân văn của chương trình đào tạo nên còn được gọi là Tiếp cận nhân văn.
Nhận xét bộc lộ khá nhiều những hạn chế và lạc hậu trong dạy học hiện đại.
với cách tiếp cận này tạo điều kiện để có thể chuẩn hóa quy trình xây dựng chương trình và quy trình đào tạo theo một công nghệ. Do đó, chương trình xây dựng theo cách này còn được gọi là “CTDH theo kiểu công nghệ”.
chú trọng đến tính chủ động và sự phát triển nhân cách của người học, vì thế nó dẫn đến sự thay đổi căn bản giữa người dạy và người học, làm thay đổi vị thế của người học trong QTDH: người thầy không còn quyết định độc đoán mà đóng vai trò cố vấn, cung cấp thông tin, hướng dẫn người học xử lý , giải quyết các vấn đề, họ được khuyến khích tìm kiếm giải pháp và tìm cơ hội để điều chỉnh và rèn lyện nhận thức, tình cảm, thái độ. Vấn đề cốt lõi của việc dạy học theo hướng tiếp cận này là dạy học hiện đại – học để làm người.

 Mỗi cách tiếp cận trên đều có những hạn chế và ưu điểm riêng. Vì vậy, tùy thuộc vào quan điểm của người dạy về mục đích dạy học để có cách tiếp cận phù hợp. Tuy nhiên, xu thế hiện nay thì hướng tiếp cận theo hướng phát triển ngày càng được chú ý nhiều hơn.

c) Thiết kế và Phát triển chương trình dạy học:
- Trên quan điểm tiếp cận nội dung học vấn, việc thiết kế và phát triển chương trình dạy học được triển khai theo 5 bước:
1./ Phân tích tình hình ( điều kiện kinh tế - xã hội, nhu cầu giáo dục, nhu cầu dạy học…)
2. / Xác định mục tiêu của chương trình.
3./ Thiết kế chương trình dạy học.
4./ Thực hiện chương trình.
5./ Đánh giá và điều chỉnh chương trình.
- Việc thiết kế chương trình: thường dừng ở các công đoạn: phân tích tình hình, xác định mục tiêu và thiết kế chương trình.
- Phát triển chương trình bao hàm cả việc thực hiện, đánh giá và điều chỉnh chương trình. Trong điều kiện dạy học hiện đại với đặc trưng là gia tốc phát triển nhanh, đòi hỏi phải thường xuyên có sự điều chỉnh cho phù hợp.
d) Một Số cách thiết kế chương trình dạy học:
- Cách thiết kế chương trình dạy học phản ánh xu thế phát triển của dạy học. Hiện tại, trong dạy học có nhiều cách thiết kế một chương trình dạy học. Dưới đây là 3 cách phổ biến hiện nay:
Thiết kế chương trình theo bài học truyền thống:
- Đây là cách thiết kế cổ điển nhất. Nội dung khoa học của một môn học được phân tích thành các phần tử theo quan hệ logic . Việc thực hiện phần tử trước là điều kiện để triển khai phần tử tiếp theo. Mỗi phần tử được quy ước thực hiện trong một tiết học, một bài học, có tể triển khai theo logic từ khái quát, chung => riêng; và cũng có thể ngước lại.
- Đặc trưng của Thiết kế chương trình theo bài học truyền thống là tính khuôn mẫu chặt chẽ về logic tuyến tính của nội dung bài học: Bài 1 Bài 2  Bài 3 … Mỗi bài là một hệ thống các tiết học: Tiết 1  Tiết 2 Tiết 3…Tương ứng với chương trình, nội dung tài liệu học tập và gai3ng dạy cũng được cấu trúc theo logic chương hồi, liên kết với nhau.
- Ưu điểm: đặc biệt phù hợp với hệ thống các tri thức khoa học có logic chặt chẽ, tường minh và là hệ thống phát triển.
- Hạn chế: Loại chương trình theo cách này là do tính khuôn mẫu chặt chẽ của nó làm giảm rất nhiều tính sáng tạo của người học, hạn chế khả năng hành động với đối tượng của người học.

Thiết kế chương trình theo mô đun:
Là cách thiết kế hiện đại và phổ biến trong dạy học hiện nay, nhất là trong đào tạo mang tính nghề nghiệp
+ Trong dạy học thuật ngữ mô đun được dùng để chỉ một đơn vị kiến thức hoặc một hệ thống kỹ năng ( thực tiễn hay trí óc) vừa tương đối trọn vẹn và độc lập, vừa có thể kết hợp với kiến thức hoặc kỹ năng khác, tạo thành hệ thống trọn vẹn có quy mô lớn hơn.
+ Chương trình dạy học theo mô đun là hệ thống các mô đun được kết nối với nhau theo các hình thức nhất định , sao cho khi hoàn thành các mô đun đó , người học đạt được mục tiêu họat động của mình.
** Đặc điểm của chương trình dạy học theo mô đun:
Thứ nhất: Các mô đun vừa có tính độc lập, vừa có tính liên kết
Đây là đặc điểm nổi bật của mô đun, mang tính cơ động và khả năng ứng dụng rất cao( trong ngành học và bậc học). Do vậy, chương trình dạy học theo mô đun bao giờ cũng là chương trình mở.
Thứ hai: Kích cỡ của mô đun
Tùy thuộc vào dung lượng kiến thức hoặc kỹ năng thành phần trong mô đun đó.
Độ lớn của mô đun thể hiện bởi thời lượng học tập của học viên – tức là số lượng công việc học viên phải thực hiện trong một đơn vị kiến thức hay kỹ năng của mô đun đó, tương ứng với đơn vị thời gian học tập được quy định.
Thứ ba: cách kết nối các mô đun trong chương trình:
Các mô đun có thể kết nối theo mạng không gian: học viên có thể thực hiện thực hiện đồng thời một số mô đun, tùy theo khả năng và điều kiện của mình trong khoảng thời gian cho phép.
Hoặc theo tuyến tính: học viên thực hiện từng mô đun trong một khoảng thời gian cho phép.
Thứ tư: Việc đánh giá kết quả học tập
Mỗi mô đun được đánh giá riêng và phải được hoàn thành trước khi sang mô đun mới ( đây cũng là một điểm khác biệt so với chương trình truyền thống – đánh giá khi học viên học xong toàn bộ chương trình).
Thứ năm: Tính lựa chọn
Học viên có thể lựa chọn các mô đun để hoàn thành chương trình học tập theo quy định. Đây là ưu điểm lớn của chương trình theo mô đun. Điều này cho phép học viên phát huy khả năng sáng tạo, tính độc lập và sự linh hoạt của mình theo các hoàn cảnh để hoàn thành mục tiêu học tập. tuy nhiên, việc lựa chọn các mô đun là quyền của học viên nhưng phải tuân theo các nguyên tắc được quy định trong chương trình.
Thứ sáu: Khả năng kết hợp, liên thông giữa các chương trình
Đây cũng là một thế mạnh trong của chương trình theo mô đun.Với khả năng này cho phép học viên cùng lúc có thể theo đuổi một số chương trình, trên cơ sở khai thác và sử dụng nguồn lực của mình.
- Điểm mạnh và hạn chế của chương trình theo mô đun:
Điểm mạnh: viên học chủ yếu với hình thức
Cấu trúc chương trình thể hiện tốt nhất quan điểm phát triển, quan điểm nhân văn trong dạy học ( đáp ứng các nhu cầu, hứng thú, sở thích cá nhân , tôn trọng năng lực, khả năng, tính độc lập và tự do của học viên được phát huy…)
Tạo cơ hội cho người học có cơ hội học thường xuyên, học suốt đời theo nhu cầu và điều kiện của mình.
Hạn chế:
Hạn chế trong việc tổ chức học tập ( về thời gian và thời khóa biểu)
Khi học viên học chủ yếu theo hình thức tích lũy tín chỉ dễ dẫn đến thời gian học tập kéo dài, thiếu tính hệ thống đôi khi dẫn đến lãng phí.
Chi phí học tập tốn kém ( đòi hỏi trang thiết bị, tài liệu Chi phí học tập tốn kém ( đòi hỏi trang thiết bị, tài liệu phục vụ học tập…)

Thiết kế chương trình theo dự án:
- Trong lĩnh vực hoạt động thực tiễn và giáo dục, dự án được hiểu là bản thiết kế hệ thống làm việc hướng đến mục tiêu xác định.
- đặc thù của chương trình dạy học theo dự án là toàn bộ nội dung học tập được thiết kế theo hệ thống việc làm của học viên, để khi việc làm đó được thực hiện người học sẽ thu kết quả mong đợi được xác định trong mục tiêu dạy học. Khi đó, chương trình dạy học theo mục tiêu phải đảm bào các yêu cầu sau:
+ các việc làm ( hành động) phải hướng đến những nhiệm vụ xác định trong mục tiêu chung.
+ Đảm bảo người học tham gia đầy đủ vào các giai đoạn của dự án: từ việc xác định nhiệm vụ, nội dung công việc đến lựa chọn phương tiện, phương pháp làm việc…
+ Tính tích hợp: nhiệm vụ và việc làm của người học gắn với nhu cầu của thực tiễn.
+ Hiệu quả: kết quả của dự án phải là các sản phẩm hay hành động cụ thể. Có thể lượng giá và kiểm soát được.

 So với chương trình được thiết kế theo bài học truyền thống và theo mô đun, tính chủ động của ngươì học trong chương trình dạy học theo dự án được mở rộng hơn nhiều.
 Người học là yếu tố quyết định, là đối tác của người dạy, chủ động thiết kế các công việc và thực hiện chúng .
 Giáo viên trong vai trò cố vấn, góp ý, thẩm định, phê duyệt, cung cấp các d9điều kiện ( nguồn thông tin, tài liệu…) và đánh giá hiệu quả việc thực hiện dự án của học viên.
 DH theo DA là một trong những hướng đổi mới chủ yếu trong việc phát triển chương trình dạy học hướng đến mục tiêu: học để phát triển cá nhân, học để làm.- là đặc trưng của dạy học hiện đại.
2) MÔN HỌC VÀ BÀI HỌC
 Để hoàn thiện việc xây dựng nội dung học tập, phải hình thành các môn học, bài học trên cơ sở chương trình đã được phê duyệt về mặt khoa học và pháp lí.
a) Môn học
 Khái niệm: Môn học là một hệ thống tri thức phản ánh một đối tượng khoa học mà học viên cần nắm vững trong quá trình học tập và được cấu trúc sao cho người học có thể lĩnh hội tốt nhất đối tượng khoa học trong hệ thống, trên cơ sở đó phát triển naăng lực hoạt động (thực tiễn và trí tuệ) của mình.
- Môn học là một cấu trúc có thể phân giải thành các đơn vị có tính độc lập tương đối
 Ví dụ: môn tâm lí học (là một hệ thống tri thức phản ánh về những hiện tượng tâm lí của con người và được cấu trúc theo hệ thống từ khái quát đến chuyên sâu, từ đơn giản đến phức tạp).
 Cấu trúc của môn học
- Nội dung: Là những sự kiện có thực của một đối tượng
mà người học phải làm việc và chiềm lĩnh.
- Nội dung khoa học của môn học phải đảm bảo:


Gồm 2 phần:

- Hình thức thể hiện: Là logic, kết cấu trình bày của một đối tượng, không chỉ đảm bảo cho người học nắm bắt được đối tượng của nó mà còn nắm bắt được cách nắm bắt và sử dụng nó.
- Hình thức thể hiện phải đáp ứng :




b) Bài học
 Khái niệm
- Bài học là đơn vị cơ bản tạo thành hệ thống môn học
- Nội dung của bài học là một khái niệm trong hệ thống khái niệm khoa học (hoặc một chủ thể, một hành động của môn học).
- Quan hệ giữa bài học là quan hệ chức năng. Sự phát triển của hệ thống bài học tạo nên sự phát triển của môn học
- Bài học có thể được cấu trúc theo hình thức bài học trên lớp, theo truyền thống hoặc theo chủ đề, dự án, môđun
 So sánh bài học và môn học:
 Khác nhau
Bài học Môn học
Có cấu trúc tương đối kín và thực hiện chức năng nhất định trong hệ thống chung của môn học Là một cấu trúc mở, phát triển
 Giống nhau
- Nội dung phải được cấu trúc theo hệ thống thứ bậc.
- Phải có đặc tính là : đồng loạt, phân hóa, phát triển.
- Được cấu trúc bởi logic của khái niệm khoa học kết hợp với logic sư phạm.
- Được phân giải thành nhiều yếu tố có quan hệ hữu cơ với nhau.
c) Tài liệu học tập
 Khái niệm
- Là nơi hiện thực hóa, vật chất hóa và là nơi tồn tại của nội dung dạy học. đó chính là phương tiện của người học để qua đó tiếp cận đối tượng học tập.
 Các loại tài liệu học tập
 Tài liệu khoa học: là tư liệu mô tả và giải thích khao học do nhaà khoa học tạo ra chưa được hiệu chỉnh về logic sư phạm nên rất khó đối với người học.
 Sách giáo khoa là nơi hiện thực hóa vật chất hóa và là nơi tồn tại của nội dung dạy học. SGK vừa là mục đích vừa là phương tiện của quan hệ Dạy- Học.
 Tài liệu truyền thụ: Là phương tiện dạy học trực tiếp của người giáo viên trong từng bài dạy được người gáio viên chắt lọc và tổ chức lại các tri thức của môn khoa học có trong tài liệu khoa học, SGK và các tài liệu khác theo mục tiêu dạy học.
 Ngoài 3 loại trên, trong dạy học hiện đại còn có các phương tiện dạy học khác như băng hình, máy chiếu…
V Hoạt động dạy và hoạt động học
1) Sự tương tác giữa người dạy và người học và đối tượng học:
“ Trong bất kỳ quá trình dạy học nào cũng tồn tại sự tương tác giữa ba yếu tố: người dạy, người học và đối tượng dạy học”
Trong hệ thống giáo dục trước đây: Mối quan hệ giữa người dạy và người học được hiểu là chủ thể - đối tượng, trong đó giáo viên là chủ thể toàn quyền quyết định mục tiêu, nội dung và phương thức tác động đến người học, còn người học là vật thụ động. vì vậy, hướng tác động chính là truyền giảng và các phương pháp giáo dục độc đoán khác của thầy.
Ngày nay: Hoạt động dạy được quy về các hoạt động định hướng, giúp đỡ, tổ chức và động viên các hoạt động học tập của học viên. Có 3 trường hợp xảy ra:
 Thứ nhất: người dạy chỉ đóng vai trò hướng đạo, chủ yếu là định hướng cho người học hoạt động trong môi trường đối tượng, còn người học tự mình giải quyết nội dung công việc.
 Thứ hai: người học vừa cần có sự định hướng vừa cần có sự trợ giúp của người dạy. trong trường hợp này người học không thể tự mình hoạt động có hiệu quả trong môi trường sư phạm. vì vậy để giảm bớt sai lầm cho họ. Giáo viên một mặt tạo cho họ môi trường sư phạm, định hướng cho họ. Mặt khác thường xuyên giúp đỡ họ khi cần thiết.
 Thứ ba: người học chưa thể tự mình tổ chức việc học tập và tu dưỡng. Trong trường hợp này cần có sự can thiệp trực tiếp của người dạy, với tư cách là người tổ chức cho người học hoạt động trong môi trường sư phạm. Quá trình này bao hàm cả chỉ dẫn tổ chức và điều khiển hoạt động của người học bằng nhiều phương pháp khác nhau.

Giáo viên Học sinh

Đối tượng
Vai trò của người giáo viên truyền thống: Đối tượng học của người học được khúc xạ qua thầy và tác động một chiều lên người học. Còn sự tác động của người học lên đối tượng và lên thầy là thứ yếu. Đây là tác đông một chiều. Giáo viên Học sinh

Đối tượng
Vai trò của người giáo viên hiện đại: Đối tượng học của người học là đối tượng làm việc của cả người dạy và người học. Sự tác động của người dạy đến người học thông qua sự tác động của người học đến người dạy. Sự tác động giữa đối tượng học với người học là trực tiếp,hai chiều.

2) Chức năng của hoạt động dạy và hoạt động học trong dạy học hiện đại:
a) Chức năng của hoạt động dạy:
Chức năng xã hội bao trùm của hoạt động dạy là truyền thụ hệ thống kinh nghiệm của xã hội cho thế hệ trẻ. Các chức năng thành phần:
 Định hướng: Bao gồm cả việc xác định mục tiêu dạy học được thể hiện trong chương trình, môn học… và định hướng hành động của người học trong quá dạy học cụ thể.
 Ủy thác: Chức năng này thể hiện ở việc người dạy phân tích đối tượng học vấn và định vị, hiện thực hóa chúng vào trong tài liệu học tập, trước hết là sách giáo khoa, sau đó là vào các tình huống dạy học.
 Kích thích động viên, làm nảy sinh nhu cầu, tạo động cơ, phát triển hứng thú học tập của người học.
 Trợ giúp và tham vấn, giúp đỡ người học. Bản thân người học phải tự sản sinh ra kết quả học tập của mình.
 Tổ chức hành động học của người học. Đây là chức năng trung tâm, đặc biệt đối với người học còn nhỏ tuổi.
 Kiểm soát: Để củng cố những việc làm phù hợp và khắc phục việc chưa phù hợp.
 Đánh giá: Tách khỏi các hoạt động khác và có chức năng riêng.
 Điều chỉnh: Bao hàm cả điều chỉnh hoạt động dạy và hoạt động học.
b) Chức năng của hoạt động học:
Chức năng của hoạt động học là tiếp nhận và chuyển hóa những kinh nghiệm đó thành của bản thân. Nói cách khác, người học có chức năng cấu trúc lại, tái tạo lại các kinh nghiệm xã hội trong hoạt động của bản thân.
Để thực hiện chức năng trên, người học phải thực hiện nhiều hành động với các mục đích khác nhau. Trong hoạt động học tập của người học có các hành động học phổ biến:
 Định hướng cho việc học. Hành động này giúp người học có biểu tượng ban đầu về đối tượng cần chiếm lĩnh và cách thức chiếm lĩnh đối tượng đó.
 Tiếp nhận và phân tích đối tượng học. Trong học tập hành động này có ý nghĩa quyết định.
 Mô hình hóa đối tượng học với các vật liệu mới. Thực chất là hành động cấu tạo lại đối tượng học bằng một vật liệu khác, mà vẫn đảm bảo bản chất của đối tượng đó.
 Phát triển mô hình sang các dạng mới, với các vật liệu mới. So với hành động mô hình hóa thì hành động này phát triển ở mức cao hơn, người học không chỉ tái tạo lại đối tượng học dưới dạng vật liệu mới, mà còn phải thay đổi cả hình thức biểu hiện của đối tượng học.
 Đối chiếu với các vật mẫu của đối tượng học. Là hành động kiểm tra mô hình đã có về đối tượng học với vật chuẩn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Trọng Ngọ, “Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường”, NXB Đại học Sư Phạm.
2. Trần Thị Hương (chủ biên), “Giáo trình Giáo dục học đại cương”, Đại học Sư phạm TP.HCM
3. Nguyễn Thị Bích Hạnh – Trần Thị Hương, “Lý luận dạy học”, Đại học Sư phạm TP.HCM
Về Đầu Trang Go down
 
Một số vấn đề về quá trình dạy học tâm lý học
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Các quá trình cơ bản của trí nhớ và sự quên
» Chương trình của sổ johari
» Học thử miễn phí - chương trình FIA/CAT nè
» chương trình que diêm 1
» Chương trình khách mời: Quản lý lãnh đạo bản thân

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Giáo dục học :: Lý luận và Phương pháp dạy học Tâm lý học học-
Chuyển đến