NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Trí tuệ cảm xúc

Go down 
Tác giảThông điệp
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

Trí tuệ cảm xúc Empty
Bài gửiTiêu đề: Trí tuệ cảm xúc   Trí tuệ cảm xúc Icon_minitimeMon Jan 03, 2011 7:00 pm


I/ NGUỒN GỐC
Nguồn gốc sâu xa nhất của trí tuệ cảm xúc có thể truy ngược về việc Darwin nghiên cứu về tầm quan trọng của sự diễn đạt cảm xúc của các cá thể trong quá trình chọn lọc tự nhiên và các thay đổi thích nghi. Vào những năm 1900, mặc dù các định nghĩa truyền thống về trí tuệ nhấn mạnh tới yếu tố nhận thức như là trí nhớ và khả năng giải quyết vấn đề, nhiều nhà khoa học có ảnh hưởng trong lĩnh vực nghiên cứu trí tuệ đã bắt đầu nhận ra tầm quan trọng của khía cạnh "ngoài nhận thức" (non-cognitive). Ví dụ như ngay từ những năm 1920, E. L. Thorndike, đã sử dụng khái niệm "hiểu biết xã hội" để miêu tả kỹ năng hiểu và quản lý người khác.
Tương tự, năm 1940 David Wechsler đã miêu tả ảnh hưởng của yếu tố không hiểu biết tới các ứng xử thông minh, và chứng tỏ xa hơn rằng các mô hình của chúng ta về sự thông minh vẫn chưa hoàn thiện cho tới khi chúng ta có thể miêu tả thích đáng các yếu tố này. Năm 1983, trong cuốn Frames of Mind: The Theory of Multiple Intelligences (Những cơ cấu của nhận thức: Lý thuyết về thông minh bội) của Howard Gardner đã giới thiệu về ý tưởng về những thông minh bội mà trong đó bao gồm "Trí tuệ giữa các cá nhân" (khả năng hiểu những ý định, động cơ và mong muốn của người khác) và "Trí tuệ trong cá nhân" (khả năng hiểu ai đó, tán đồng cảm nhận của người đó, cảm giác sợ hãi và động cơ thúc đẩy). Trong quan sát của Gardner, các kiểu trí tuệ truyền thống như IQ, không thể giải thích một cách đầy đủ khả năng nhận thức của con người. Vì vậy thậm chí với những tên cho trước đến những khái niệm biến đổi, đều có một tin tưởng chung rằng những định nghĩa truyền thống về trí tuệ đang thiếu khả năng giải thích những kết quả trước đó.
Wayne Payne là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ Trí tuệ xúc cảm (TTXC) trong luận văn tiến sỹ của anh: "Nghiên cứu về xúc cảm: Phát triển trí tuệ xúc cảm" vào năm 1985. Tuy nhiên, thuật ngữ gần tương tự đã xuất hiện trước đó Leuner (1966). Greenspan (1989) cũng đồng thời đề xuất mô hình TTXC này năm 1985, nối tiếp bởi Salovey và Mayer (1990), và Goleman (1995).
Năm 1995, Daniel Goleman đã viết một cuốn sách nói về Trí tuệ cảm xúc như một yếu tố cơ bản dẫn đến thành công. Sự phát hiện này giải thích tại sao một số người không thông minh lý tính (IQ) nhưng có sự nhạy cảm cao lại thành công hơn những người có chỉ số IQ cao. Kể từ khi cuốn sách đầu tiên của Daniel Goleman viết về vấn đề này năm 1995 thì trí tuệ cảm xúc trở thành thuật ngữ nóng bỏng nhất trong các công ty Mỹ. Một ví dụ điển hình là khi Harvard Business Review phát hành một bài báo về chủ đề này, nó đã thu hút lượng độc giả cao hơn rất nhiều so với bất kì một đề tài nào khác trong suốt 40 năm xuất bản định kỳ. Khi CEO của Johnson & Johnson đọc bài báo đó, ông đã rất ấn tượng và ngay lập tức copy thành nhiều bản gửi tới 400 giám đốc điều hành trong công ty.

II/ KHÁI NIỆM
Xúc cảm vừa là tình cảm và suy nghĩ, các trạng thái tâm lý và sinh học đặc biệt, vừa là thang của các xu hướng hành động do nó gây nên.
(Thang-thang đo. Xc là thang của các xu hướng hành động do nó gây nên nghĩa là các xu hướng hành động khác nhau có những thang xúc cảm khác nhau. VD vui như thế nào, buồn ra làm sao…)
“Theo Daniel Goleman thì trí tuệ cảm xúc là khả năng giám sát các cảm giác và xúc cảm của bản thân và người khác, khả năng phân biệt chúng và sử dụng những thông tin nhắm định hướng suy nghĩ và hành động của mình.
III/ VAI TRÒ
Người ta thường nói về vai trò của trí tuệ xúc cảm:
Trí tuệ xúc cảm giúp bạn sống cân bằng hơn
Trí tuệ xúc cảm giúp bạn hạnh phúc hơn
Trí tuệ xúc cảm giúp bạn thành công hơn trong sự nghiệp:
Một triết gia nói: Không có điều gì lớn trên thế giới này nếu không có xúc cảm, không có gì nguy hiểm bằng con người không có xúc cảm.
Trong 2 kiểu người: thông minh nhưng không có xúc cảm và có xúc cảm nhưng không thông minh thì kiểu người thứ 2 có triển vọng hơn.
Chúng ta cùng đi sâu vào vai trò cụ thể của trí tuệ xúc cảm.
1. Vai trò thúc đẩy hoặc kìm hãm hành động
Cảm xúc ảnh hưởng rất nhiều đến hoạt động thường ngày. Theo Daniel Goleman thì các cảm xúc chỉ đạo trí tuệ, thậm chí nó còn mạnh hơn cả khả năng logic – toán. Trong thực tiễn, cảm xúc tham gia vào hoạt động trí tuệ ở cả hai phương diện:
a. Cảm xúc là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm một hành động nào đó:
Cảm xúc tích cực có thể là động lực to lớn cho hành động và suy nghĩ của bạn và ngược lại. Mọi hoạt động của chúng ta không đơn thuần chỉ do bộ não điều khiển mà còn có sự chỉ đạo của cảm xúc. Những hoạt động đó hoặc hứng thú, vui vẻ hoặc là chán nản, miễn cưỡng. Chính bởi vậy, trí tuệ cảm xúc có vai trò rất lớn đối với hoạt động trong cuộc sống thường ngày. Không phải tất cả mọi thứ chúng ta đều muốn làm và làm tốt, thế nên, có sự điều chỉnh cảm xúc mới có thể giúp chúng ta cân bằng trong việc sinh hoạt nói chung, trong học tập, làm việc, giải trí…
Ví dụ như, bạn bị bạn bè trong lớp chê cười vì làm sai một bài tập rất cơ bản, và bạn cảm thấy rất xấu hổ, từ đó bạn quyết tâm phải đứng thứ nhất môn này. Cảm giác xấu hổ là động lực để bạn học tập. Cảm giác e ngại làm bạn không dám đứng dậy phát biểu trước lớp.
Sự thúc đẩy hay kìm hãm một hành động của cảm xúc có thể là tích cực hoặc tiêu cực, chính bởi vậy, cần phải có vai trò của trí tuệ cảm xúc. Sự thấu hiểu cảm xúc và điều chỉnh nó lẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống. Không chỉ thấu hiểu cảm xúc của mình, sự đồng cảm với cảm xúc của người khác cũng làm bạn cảm thấy vấn đề trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Một người bạn của bạn bỗng nhiên cư xử rất lạ, nhưng bạn có thể hiểu được lí do và tất nhiên là hiểu lầm giữa hai người sẽ không xảy ra.
b. Cảm xúc hướng đạo cho hành động:
Vai trò hướng đạo của cảm xúc thể hiện như cảm xúc là yếu tố bên trong của hành động trí tuệ, cảm xúc là tâm thế theo suốt quá trình hành động và nó chi phối các quyết định hành động. Như đã phân tích ở trên, một hành động không đơn thuần chỉ là kết quả hoạt động của trí tuệ mà còn do cảm xúc chi phối. Không có bất cứ một hoạt động hay hành động nào mà thiếu vắng cảm xúc.
Cảm xúc chi phối tới các quyết định hành động. Bạn sẽ không bao giờ làm một việc mà không có cảm xúc chi phối cho dù việc đó có hay không có mục đích.
Ví dụ, bạn muốn đi chơi thì có thể là do cảm giác hưng phấn, vui vẻ hoặc chán nản cô đơn. Khi vui vẻ bạn muốn đi một chỗ nào đấy đông người, cảnh đẹp để ngắm nhìn cuộc sống hoặc đi mua sắm quần áo, khi chán nản bạn chỉ muốn đến một nơi nào yên tĩnh để suy nghĩ…
Cảm xúc làm người hướng đạo cho hành động còn thể hiện ở việc nó ảnh hưởng đến phương thức, mức độ, tính chất và thời gian… của hành động. VD: Bạn thấy vui vì kết quả thi của mình nhưng bạn thân của bạn lại có kết quả thấp hơn nhiều so với bạn thì sự đồng cảm với nỗi buồn của cô ấy làm bạn không thể vui cười trước mặt bạn ấy một cách vô tư được.
Trí tuệ cảm xúc có vai trò giúp bạn hành động một cách phù hợp trong từng hoàn cảnh.
Tóm lại: trí tuệ xúc cảm có vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hoặc kìm hãm hành động của mỗi cá nhân. Động lực này còn mạnh mẽ hơn nhiều so với thông minh IQ.
2. Vai trò của trí tuệ xúc cảm trong việc hình thành hành động
Sự tác động qua lại giữa chủ thể với hoàn cảnh mà trong đó cảm xúc là động lực của ứng xử còn tri giác, vận động và trí tuệ là sự cấu trúc hóa của các ứng xử đó. G. Piagie quan niệm mỗi ứng xử bao gồm hai mặt, mặt mang năng lượng (do cảm xúc tạo ra) và mặt nhận thức (là kết quả của trí tuệ). Theo L.X. Vưgotxki, trong tư duy ngôn ngữ, ý không phải điểm tận cùng của quá trình mà đằng sau nó phải là xu hướng, cảm xúc, nhu cầu.
Cảm xúc là nhân tố mang năng lượng cho ứng xử, thể hiện ở điều kiện ban đầu của mỗi ứng xử. Bất cứ một ứng xử nào cũng đều bắt nguồn từ cảm xúc. Nếu không có cảm xúc chi phối tác động thì sẽ không tồn tại ứng xử.
Ví dụ như thói quen vào quán kem mỗi khi buồn. Trong hành động này, chính cảm giác buồn đã dẫn đường cho bạn bước vào quán kem, thế nhưng vì nó diễn ra nhiều thế nên bạn không để ý và quan tâm đến lí do vì sao mỗi lần cảm thấy buồn mình lại vào quán kem nữa.
Cảm xúc là một trong hai nhân tố chủ yếu hình thành nên hành động. Cảm xúc tích cực có thể là động lực to lớn cho hành động và suy nghĩ của bạn và ngược lại. Mọi hoạt động của chúng ta không đơn thuần chỉ do bộ não điều khiển mà còn có sự chỉ đạo của cảm xúc.
Những hoạt động đó hoặc hứng thú, vui vẻ hoặc là chán nản, miễn cưỡng. Chính bởi vậy, trí tuệ cảm xúc có vai trò rất lớn đối với hoạt động trong cuộc sống thường ngày. Không phải tất cả mọi thứ chúng ta đều muốn làm và làm tốt.
Thế nên, có sự điều chỉnh cảm xúc mới có thể giúp chúng ta cân bằng trong việc sinh hoạt nói chung, trong học tập, làm việc, giải trí…Ví dụ như, bạn bị bạn bè trong lớp chê cười vì làm sai một bài tập rất cơ bản, và bạn cảm thấy rất xấu hổ, từ đó bạn quyết tâm phải đứng thứ nhất môn này. Cảm giác xấu hổ là động lực để bạn học tập.
Sự thấu hiểu cảm xúc và điều chỉnh nó sẽ giúp bạn rất nhiều trong cuộc sống. Không chỉ thấu hiểu cảm xúc của mình, sự đồng cảm với cảm xúc của người khác cũng làm bạn cảm thấy vấn đề trở nên dễ dàng hơn rất nhiều. Một người bạn của bạn bỗng nhiên cư xử rất lạ, nhưng bạn có thể hiểu được lí do và tất nhiên là hiểu lầm giữa hai người sẽ không xảy ra
Từ vai trò định hướng cho hành động, có thể nhận thấy rằng trí tuệ cảm xúc quyết định phần lớn tình hình của một hoạt động giao tiếp, đối với tất cả mọi người trong tất cả môi trường giao tiếp. Cảm xúc tích cực đóng vai trò vô cùng quan trọng, đó là yếu tố giúp bạn cảm thấy hứng thú với các hành động trong hoạt động học tập.
Ví dụ như khi bạn cảm thấy môn học Kinh tế vĩ mô rất khó hiểu, bạn thấy chán nản và không muốn học, tuy nhiên, cô giáo dạy môn ấy là người rất vui tính và bạn cảm thấy có thiện cảm. Nếu bạn biết cảm xúc tích cực của mình với cô giáo, nếu biết dùng cảm xúc ấy làm động lực để học tập thì lúc đó bạn đã có trí tuệ cảm xúc.
Với bạn bè, việc bạn làm chủ cảm xúc của mình như thế nào cũng quyết định không chỉ số lượng mà còn có cả chất lượng các mối quan hệ đó. Những mối quan hệ bền vững thường được xây dựng trên một nền tảng hiểu biết lẫn nhau của hai bên.
Ví dụ như trong những mối quan hệ mới, bạn nhận thấy bạn của mình là người rất tốt, bạn có thể học tập nhiều điều từ người ấy. Tuy nhiên, sự thể hiện cảm xúc như thế nào để họ không nghĩ rằng mình đang bị lợi dụng hoặc dựa dẫm.
3. Vai trò của trí tuệ cảm xúc với các yếu tố khác
a, Đối với bản thân
Trong gia đình, dù mọi người đều hiểu nhau nhưng không phải ai cũng thân thiết với nhau, chính sự quan tâm của bạn, sự biểu lộ cảm xúc của bạn với những người anh em là nhân tố quan trọng để gắn chặt tình cảm gia đình. Sự thấu hiểu cảm xúc của người khác cho phép bạn có thể làm được nhiều hơn việc nói chuyện một cách hời hợt với những người bạn quan tâm.
Trí tuệ cảm xúc của bố mẹ, anh chị và người lớn có ảnh hưởng rất lớn đến sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ nhỏ. Có rất nhiều nghiên cứu cho biết, trong gia đình, nếu những ông bố bà mẹ luôn quát nạt và nóng nảy thì trẻ nhỏ trong gia đình luôn sống trong cảm giác sợ sệt, lo lắng, không an toàn trong chính gia đình của mình
Trong công việc, trí tuệ cảm xúc thực sự vô cùng cần thiết, đặc biệt hiện nay, xu hướng làm việc đều dựa trên sự thương lượng và con đường đối ngoại của toàn nhân loại đều trên cơ sở hòa bình, đàm phán. Những người có trí tuệ cảm xúc biết cách thể hiện tình cảm của mình phù hợp với hoàn cảnh, có khả năng điều khiển nó. Khả năng thích nghi của họ cho phép họ hoạt động tốt hơn. Sự phân biệt được cảm xúc của người khác là điều cơ bản trong mối quan hệ với mọi người, mà người nắm bắt được cảm xúc của mình đồng thời biết kiềm chế nó, sẽ hiểu được cảm xúc của người khác tốt hơn. Khả năng này được gọi là sự đồng cảm. Một tính chất quan trọng nữa của trí tuệ cảm xúc là khả năng tập trung tình cảm vào những mục đích mà họ muốn đạt được. Tình cảm và sự đồng cảm giúp họ nhưng không có nghĩa là bỏ qua lý trí.
Người có trí tuệ cảm xúc biết giữ sự cân bằng giữa tình cảm và lý trí. Trí tuệ cảm xúc giúp bạn làm chủ cảm xúc của mình, trong hoàn cảnh nào thì bộc lộ cảm xúc và bộc lộ ở những mức độ như thế nào; khi nào thì phải kìm giữ nó trong lòng…Ví dụ, bạn là “lính mới”, trẻ tuổi nhưng được sắp xếp ở một vị trí tương đối mà nhiều người lớn tuổi hơn không được; và bạn biết có nhưng lời xì xào về điều đó. Người có chi số trí tuệ cao sẽ biết làm chủ được cảm xúc nóng giận và cố gắng tìm hiểu cảm xúc ở những người còn lại. Và việc giải quyết đàm tiếu một cách thông minh không chỉ giúp bạn thấy vui vẻ, quan hệ thuận lợi với đồng nghiệp mà còn giải thích vì sao bạn lại có vị trí cao khi trẻ tuổi…
b. Đối với suy nghĩ:
Trí tuệ cảm xúc dẫn đường cho suy nghĩ. Vai trò cảm xúc dẫn đường cho chúng ta trong những tình huống gay go, như khi sự sống còn được quyết định. Đó là những lúc bạn không có một điều kiện hay một yếu tố nào để suy nghĩ như khi thời gian quá gấp hoặc tình thế mà bạn chưa từng trải qua trong đời.
Mỗi xúc cảm căn bản có một dấu ấn sinh học đặc trưng; nó chi phối bằng việc đưa tới một loạt các biến đổi căn bản trong thân thể và thân thể lúc đó phát ra một tập hợp tín hiệu một cách tự động. Ví dụ như bạn bị lạc đường ở một khu vực vô cùng vắng vẻ. Lúc này, mọi sự suy nghĩ đều vô ích, thì hãy nhắm mắt lại và nghe theo cảm xúc. Chắc chắn rằng bạn sẽ thoát khỏi nơi đó. Một người kể lại rằng: Hôm ấy anh ta đang đi trên đường thì gặp bão tuyết, mọi thứ trở nên mờ mịt trước mắt. Vì quá sợ hãi, anh ta đã dừng xe lại và đứng yên tại đó. Một lúc sau, khi bão tan thì anh ta thấy có một xe cứu hộ đang đến để giúp đỡ hai chiếc xe phía đâm vào nhau. Nếu như không vì cảm giác sợ hãi mà dừng lại, nếu anh ta tiếp tục đi thì chắc chắn sẽ đâm hai chiếc xe kia. Hoặc khi bạn bất ngờ bị một người lạ tấn công. Ngay lập tức bạn sẽ nghiêng người để né tránh và hô hoán người xung quanh nhằm tìm kiếm sự giúp đỡ.
c. Đối với sức khỏe :
Trí tuệ cảm xúc còn có vai trò đối với sức khỏe của mỗi cá nhân. Việc kìm chế cảm xúc làm cho bạn bình tĩnh hơn và tránh được một số bệnh do xúc động quá mạnh. Ví dụ như nóng giận quá mức dễ dẫn đến tai biến mạch mãu não, buồn phiền quá mức ảnh hưởng đến dạ dày…
Việc nhận biết cảm xúc của mình và điều chỉnh chúng một cách hợp lý trong cuộc sống sẽ giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn và trên hết là tránh được bệnh tật.

IV/ Cấu trúc của trí tuệ xúc cảm
Từ những cách tiếp cận bản chất về trí tuệ xúc cảm theo những góc độ ít nhiều khác nhau của các tác giả trên, có thể đi đến một nhận định rằng, trí tuệ xúc cảm là một phẩm chất phức hợp, đa diện, đại diện cho những nhân tố khó thấy, khó nắm bắt như tự ý thức, tự nhận thức, tự tin, tính lạc quan, sự thấu cảm, tính kiên nhẫn và tính tích cực xã hội.
Hiện thời chúng ta có thể nhấn mạnh những thành phần sau đây của trí tuệ xúc cảm:
1) Khả năng nhận biết, đánh giá và thể hiện cảm xúc bản thân. Khía cạnh này bao gồm năng lực nhận thức được các xúc cảm của mình và nhận biết được những suy nghĩ về các xúc cảm đó khi chúng nảy sinh. Đây chính là khả năng tự nhận thức của cá nhân về những xúc cảm của mình đang diễn ra, nảy sinh trong những tình huống, điều kiện, hoàn cảnh nhất định.
2) Khả năng nhận biết và đánh giá cảm xúc của người khác. Việc đánh giá cảm xúc của người khác (khả năng nhận biết chính xác cảm xúc của người khác) và thể hiện cảm xúc đó (khả năng thể nghiệm lại cảm xúc đó vào bản thân mình) đều liên quan tới sự thấu cảm. Hai khả năng này đều nói lên năng lực thấu cảm của con người. Chính sự thấu cảm là một biểu hiện rất quan trọng của trí tuệ xúc cảm.
Ví dụ như: Rosenthal và các đồng nghiệp của ông tại Harvard đã khám phá ra rằng, trong 2 thế kỉ trước những người nhạy cảm trong vấn đề xác định xúc cảm của mọi người thì họ thành công hơn rất nhiều trong công việc cũng như trong cuộc sống xã hội; gần đây hơn, một cuộc điều tra của những người mua hàng chỉ ra rằng tiêu chí đầu tiên để thu hút việc bán hàng chính là sự thấu cảm của họ. Những người mua mong muốn những người bán có thể lắng nghe và thực sự thấu hiểu những gì họ quan tâm.


3) Khả năng điều chỉnh cảm xúc của bản thân và của người khác. Khía cạnh này đề cập đến sự trải nghiệm những cảm xúc của cá nhân và sự theo dõi, đánh giá, xử sự để thay đổi, điều hòa của mình và của người khác. Khả năng tự điều chỉnh cảm xúc này liên quan tới việc nỗ lực khắc phục những cảm xúc tiêu cực, trong khi vẫn duy trì những cảm xúc có lợi cho bản thân. Điều chỉnh cảm xúc cũng bao gồm cả những năng lực thay đổi các phản ứng tương ứng của người khác (làm dịu, kiềm chế cơn nóng giận, v.v… của người khác).
4) Khả năng sử dụng cảm xúc để định hướng hành động. Những cảm xúc của con người có vai trò như là động lực thúc đẩy hoặc kìm hãm hành động, tạo ra sự định hướng, sự chú ý của cá nhân đối với hành động nào đó. Vì vậy, việc sử dụng cảm xúc để điều khiển hành vi là một trong những thành phần quan trọng của trí tuệ xúc cảm. Chẳng hạn, điều khiển hành vi nóng nảy, hành vi ôn hòa, v.v…
Những thành phần nêu trên tuy mới chủ yếu nhấn mạnh khía cạnh nhận thức và tính chất quá trình của trí tuệ xúc cảm, nhưng là các thành phần có thể đo lường được bằng các trắc nghiệm
Tuy nhiên trong bài báo công bố gần đây, Daniel Goleman (2001) lại đưa ra cấu trúc EI gồm hai loạt đúp (2×2) các hoạt động tạo ra năng lực tổng thể nhằm nhận biết và điều khiển xúc cảm ở mình và ở người khác như sau:
NĂNG LỰC CÁ NHÂN
(quan hệ với mình) NĂNG LỰC XÃ HỘI
(quan hệ với người khác)
1. Tự biết bản thân
Nhận biết mình
Đánh giá mình chính xác
Tự tin 2. Nhận biết các quan hệ xã hội
Đồng cảm
Định hướng sự phục vụ
Biết cách tổ chức

3. Tự kiểm soát, quản lý bản thân
Kiểm soát cảm xúc của mình
Có lòng tin
Tự ý thức
Thích ứng
Động cơ thành đạt
Sáng tạo
4. Quản lý điều khiển các mối quan hệ xã hội
Phát triển người khác
Tạo ảnh hưởng
Giao tiếp
Kiểm soát xung đột
Lãnh đạo có tầm nhìn, khôn ngoan
Xúc tác để thay đổi
Xây dựng các mối quan hệ
Tinh thần đồng đội và sự hợp tác

Nói một cách cụ thể trí tuệ cảm xúc chính là năng lực cảm nhận, kiểm soát, định hướng và đưa ra những hành động phù hợp với hoàn cảnh, môi trường giao tiếp, giúp đem lại các kết quả tốt đẹp nhất cho chủ thể. Đây là dạng trí tuệ không sẵn có từ khi sinh ra mà phải được rèn luyện theo thời gian. Và mỗi người đều có thể tập cho mình những phẩm chất ấy, để có thể thành công hơn trong cuộc sống của mình.


IV/ PHƯƠNG PHÁP HOÀN THIỆN TTXC
Phương pháp để hoàn thiện trí tuệ xúc cảm tập trung vào việc thay đổi và làm giàu những cảm xúc tốt.
Năm biện pháp giúp làm giàu cảm xúc :
1/ Nỗ lực làm việc để thỏa mãn các nhu cầu
Đây là cách mà tất cả mọi người đều phải làm. Sự khác biệt quan trọng chính là các hệ qui chiếu cảm xúc và thái độ sống tích cực hay tiêu cực của cá nhân trong quá trình làm việc. Người có suy nghĩ tích cực sẽ luôn có được sự hài lòng, còn người suy nghĩ tiêu cực sẽ chỉ thấy toàn đau khổ.
“Tiền” và “Quyền” là mục đích chính mà hầu hết các cá nhân đều hướng tới. Sự thỏa mãn thực sự không nằm ở “Tiền” hay “Quyền lực” mà chính là các cảm xúc tốt do 2 yếu tố này mang lại.
“Tiền” và “Quyền” sẽ là những công cụ đa năng để giúp chúng ta có được các cảm xúc tốt. Có tiền, bạn sẽ có thể mua được những dịch vụ, những loại hàng hóa giúp chúng ta sống dễ chịu hơn, đầy đủ hơn. Khi có quyền, chúng ta sẽ được người khác phục tùng, kính trọng và họ sẽ phải mang lại các cảm xúc tốt cho chúng ta. Nhưng cần ý thức rằng tiền và quyền sẽ không tạo cho bạn cảm xúc tốt nếu bạn không biết xử dụng đúng cách. Tiền và quyền khó có thể mua được trí thông minh, ý chí, năng lực sáng tạo, năng lực cảm xúc hoặc mua thêm được thời gian. Trong đa số các trường hợp, sự tham lam tiền bạc luôn là nguyên nhân tạo nên những nỗi bất hạnh, những vấn đề đau khổ, các tệ nạn xã hội và các thảm họa cho môi trường,…
2/ Tự kỷ ám thị
Từ xa xưa người ta đã ý thức là không nhất thiết phải có “Tiền” và “Quyền” thì mới đạt được các cảm xúc tốt.
Tự kỷ ám thị là cách tự hài lòng với những gì mình đạt được. Bằng cách so sánh với những điều kiện sống, những hệ qui chiếu cảm xúc thấp hơn mình, hoặc tự tìm cho mình các cảm xúc tốt bằng cách tăng cường mức độ cảm nhận. “Tự kỷ ám thị” sẽ giúp bạn tìm ra những giá trị tinh thần tích cực từ những điều bình thường trong cuộc sống
Từ xa xưa, con người đã nhận ra rằng các cảm xúc tốt có được không chỉ do tác động từ bên ngoài mà còn tạo nên từ các ý nghĩ của cá nhân. Tùy vào cách chọn lựa những yếu tố tác động mà chúng ta sẽ có được những cảm xúc tốt mà không cần phải tốn tiền, không tốn nhiều nỗ lực. Bản sẽ cảm thấy được nhiều điều khi chú ý cảm nhận tất cả sự việc xảy ra quanh mình và đi tìm các giá trị riêng ở trong những sự việc này. Tự kỷ ám thị còn có những cách gọi khác như “Zen”, “Thiền”, “Tu”, “Về với thiên nhiên”,… Đây thực chất là những phương pháp giúp cá nhân chủ động kiểm soát được các cảm xúc của bản thân.
Tại các nước Phương Tây hiện nay đang rất thịnh hành phương pháp ”NLP” - tức Neuro-Linguistic Programming - đây là một phương pháp lập chương trình cho trí não - tự điều khiển não bộ để tạo ra các cảm xúc tốt.
Cách đơn giản để bạn có thể áp dụng kỹ thuật này là tự xác định cho mình những “từ khóa” tương đương với những trạng thái cảm xúc quan trọng. Mỗi khi bạn rơi vào các trạng thái cảm xúc đã được lập trình, các từ khóa sẽ xuất hiện trong tâm trí của bạn, giúp bạn vượt ra khỏi ảnh hưởng của cảm xúc, kiểm soát được các hành vi của mình và qua đó vượt qua được các tình huống khó khăn.
Ví dụ:
Mỗi khi gặp thất bại, chúng ta sẽ dễ rơi vào các trạng thái chán nản, tuyệt vọng,… từ khóa mà chúng ta có thể dùng là “Thử thách” – tượng trưng cho quan niệm: ‘Không bao giờ thất bại – tất cả là thử thách’.
Mỗi khi rơi vào tình huống giận dữ, từ khóa có thể sẽ là “Andrenalin” – tức nhắc bản thân rằng : cần kiểm phải soát lượng andrenalin trong não, không để các suy nghĩ làm chúng ta mất kiểm soát.
3/ Tham gia các hoạt động xã hội
Đây là một phương pháp rất thịnh hành hiện nay trên thế giới. Dựa trên khái niệm “cho tức là nhận”, khi tham gia vào các hoạt động xã hội đích thực, bản thân cá nhân tham gia sẽ có được niềm tự hào về ý nghĩa của công việc và được sự công nhận của xã hội, dành được sự kính trọng cũng như tình cảm của tâp thể. Việc tham gia các hoạt động xã hội đáp ứng cho nhu cầu bản năng là duy trì nòi giống và sẽ tạo ra các cảm xúc rất tốt đẹp. Nếu đứng ở góc độ bên ngoài thường bạn sẽ khó có thể thấy được giá trị cảm xúc mà loại hoạt động này mang lại.
4/ Các niềm tin và tư tưởng tôn giáo
Tin vào tôn giáo là một phương pháp tương đối dễ và được hầu hết mọi người áp dụng. Tuy nhiên, mức độ hiệu quả còn phụ thuộc rất nhiều vào mức độ thành khẩn, vào đức tin của cá nhân.
Các tôn giáo là chỗ dựa tinh thần, giúp giải tỏa các cảm xúc xấu, tạo cho cá nhân những hệ giá trị riêng về lẽ sống, về tư tưởng, cách suy nghĩ… để đạt được cảm xúc tốt. Tuy nhiên nếu không có một cách nghĩ tích cực thì tôn giáo dễ làm chúng ta trơœ nên cam chịu và sống thụ động, không còn khaœ năng đối diện với thực tế cuộc sống.
5/ Sử dụng các chất hoặc các tác nhân kích thích
Đây là biện pháp dễ thực hiện nhất, nhưng cũng dễ gây ra những hậu quả tai hại nhất nếu không tự kiểm soát được bản thân.
Cuộc sống luôn trở nên phong phú hơn, ấn tượng hơn với các loại chất kích thích. Đơn giản nhất là gia vị. Thêm một chút mặn hơn, chua hơn, cay hơn, ngọt ngào hơn,… thêm một chút mùi hương,… dùng nhiệt độ ấm áp hơn, mát mẻ hơn,… hay là trải nghiệm với những giai điệu giàu xúc cảm,… Chúng ta có thể dùng tất cả các tác nhân bên ngoài, tác động lên 5 giác quan của mình để tạo ra những cảm xúc tốt hoặc giải toả các cảm xúc xấu.
Không phải dễ dàng để tự nhiên bạn may mắn có được một cảm xúc tốt. Vì vậy cách dùng các dạng chất kích thích sẽ giúp cho cá nhân có những cảm nhận tích cực ngay tức thì.
Riêng đối với những chất gây nghiện tai hại, khi cơ thể đã quen với liều lượng ban đầu thì cá nhân phải tăng mức độ sử dụng nhiều hơn và kết cục là tự hủy hoại cơ thể => Tất cả các chất kích thích, dù nhân tạo hay tự nhiên, khi cá nhân lạm dụng quá mức đều sẽ gây tai hoạ cho chính cá nhân sử dụng nó.
- TLGD k34 -
Về Đầu Trang Go down
 
Trí tuệ cảm xúc
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Trắc nghiệm tâm lý-
Chuyển đến