NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 KHÁI NIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:

Go down 
Tác giảThông điệp
hongtam_sp

hongtam_sp


Tổng số bài gửi : 7
Join date : 31/03/2010

KHÁI NIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Empty
Bài gửiTiêu đề: KHÁI NIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:   KHÁI NIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC: Icon_minitimeWed Oct 20, 2010 2:39 am




1. Hai hướng tiếp cận vấn đề phươngpháp trong triết học:

a. Tiếpcận của G.Henghen(1770-1831)


Theo G.henghen : “Phương pháplà hình thức vận động của sự vật”
Mỗi sự vật đều có bảnchất và được thể hiện qua hình thức nhất định . Hình thức không bao giờ tồn tạitách rời nội dung .Chúng có phương pháp vận động của riêng mình.
Vận dụng cách tiếp cậncủa G. henghen vào dạy học: mỗi nội dung dạy học có một phương pháp đặc thù ,mang lại hiệu quả nhất mà không thể thay thế băng phương pháp khác .

  • Hệ quả:

Muốn xác định và sử dụngphương pháp dạy học tối ưu , phải trả lời câu hỏi: “dạy cái gì?” sau đó mới đến“dạy như thế nào?”
Cách dạy phải luôn luônphù hợp với nội dung dạy học.dự thay đổi nội dung dẫn đến thay đổi phương phápdạy học , hình thành phương pháp dạy học mới .
Sự khác nhau giữa phươngthức dạy học này với phương thức dạy họckhác ở cả mục đích , nội dung , phương pháp.b. Tiếp cận của C.Mac (1818-1883)


Theo C.MAC : “Phương pháp có tính dộclập tương đối với nội dung sự vật”
Theo ông , thì ta có thểtách một cách tương đối giữa nội dung dạy học và phương pháp dạy học . Trình độvà hiệu quả của hoạt đông dạy học được quy định bởi phương pháp và phương tiện.

  • Hệ quả :

Có nhiều phương pháptriển khai một nội dung dạy học , trong đó có mọt phương pháp tốt nhất .
Kết luận : Đạt hiệu caotrong dạy học phải trả lời được câu hỏi : “phương pháp nào là tối ưa nhất ,phương tiện nào là tốt nhất để chuyển tải tới nôi dung người học?”
2. Khái niệm phương pháp dạy học:

a. Định nghĩa phương phápdạy học:


- Phương pháp là con đường, cách thứctiến hành một việc gì đó.
- Phương pháp dạy học là hình thứcvận động của một hoạt động đặc thù là: hoạt động dạy học.
à Định nghĩa chung nhất về phương phápdạy học là những con đường, cách thứctiến hành hoạt động dạy học.
v Các cấp độ của dạy học:Ø Cấp độ rộng nhất:


Dạy học là hoạt động của một hệ thống nhiềutầng bậc, từ quy mô quốc gia đến một cấp học, bậc học, ngành học…Ø Cấp độ thứ hai:


Dạy học được hiểu là một hoạt động cụthể, diễn ra theo một quá trình, trong một không gian thời gian nhất định vàđược cấu trúc bởi các yếu tố: mục đích, nội dung dạy học, các hoạt động dạy –học và kết quả dạy học.Ø Cấp độ thứ ba:


Dạy học được hiểu là hoạtđộng của người dạy và người học trong sự tương tác lẫn nhau, nhằm thực hiện nộidung dạy và hoc đã được xác định.

=> Phương pháp dạy học cũng được hiểu tương ứngvới ba cấp độ của dạy học:
Ø Cấpđộ rộng nhất:


PPDH là cách thức triển khai của một hệ thống dạy học đa tầng, đa diện:cho một bậc học, cấp học, ngành học, phương thức học…Ø Cấpđộ thứ hai:


PPDH được hiểu là phương pháptriển khai một quá trình dạy học cụ thể. Tức là cách thức hình thành mục đíchdạy học, cách thức soạn thảo và triển khai nội dung dạy học, cách thức tổ chứchoạt động dạy và hoạt động học nhằm hiện thức hóa mục đích, nội dung dạy học vàcách thức kiểm tra, đánh giá kết quả của quá trình dạy học.Ø Cấpđộ thứ ba:


PPDH là cách thức tiến hành các hoạt động của người dạy và người học nhằmthực hiện một nội dung dạy học đã được xác định.v Lưu ý:


Ở cấp độ đầu, PPDH mang đậm tính chiến lược, có nhiều yếu tố lý luận,phương pháp luận. Dần về các cấp độ sau, PPDH mang tính chiến lược, kỹ thuật.b. Phân biệt phương pháp dạy học vớikinh nghiệm dạy học:

v Vấn đề:


- Kinhnghiệm ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả dạy và học.
- Nhiềungười đồng nhất kinh nghiệm dạy học với phương pháp dạy học.
è Đây là quan niệm sai lầm, thực chất,kinh nghiệm và phương pháp dạy học là hoàn toàn khác nhau.
Bởi kinh nghiệm được hình thành quatrải nghiệm của chính cá nhân đó. Khi tiến hành hoạt động dạy và học, kinhnghiệm mà người dạy và người học hình thành được là những tri thức về hoạt độngnày. Tuy những kinh nghiệm này rất sâu sắc và mang lại hiệu quả cao đối vớitình huống dạy và học cụ thể của từng cá nhân nhưng chúng chỉ là những trảinghiệm cá nhân, những trải nghiệm này chưa được thực nghiệm và khái quát khoahọc để trở thành lý luận phổ biến. Chính vì lẽ đó mà kinh nghiệm dạy và học,chỉ có thể trao đổi, trao tay giữa người này với người khác gắn liền với nhữngtình huống dạy học cụ thể.
Ngược lại, phương pháp dạy học với tưcách là một phạm trù lý luận, là những tri thức về cách thức dạy học đã đượcthực nghiệm và khái quát khoa học, trở thành những nguyên lý phổ biến và có thểchuyển giao theo một quy trình độc lập, cho nhiều người.3. Cấu trúc phương pháp dạyhọc:


Mỗi phương pháp dạy học cụ thể là mộtcơ cấu nhiều tầng bao gồm bốn yếu tố có quan hệ nhân quả với nhau:a. Hướng tiếp cận đối tượng dạy học:


Quan điểm hay hướng tiếp cận đốitượng dạy học là tầng phương pháp luận của phương pháp dạy học.
Trước khi triển khai một hoạt độngdạy học nào đó, cả người dạy và người học đều phải xác định hướng tiếp cận đếnđối tượng của mình. Điều quan trọng là phải xác định được mục đích của hoạtđộng dạy học. Và quan điểm hay hướng tiếp cận đối tượng sẽ quyết định việc lựa chọn phương pháp dạyhọc cụ thể và các phương tiện dạy học phù hợp.
Ví dụ như xác định mục tiêu của dạyhọc là hướng đến hình thành hành vi của người học thì dạy học phải tuân theocác nguyên tắc huấn luyện và kiểm soát hành vi của họ. Nếu mục tiêu hướng tớiviệc cung cấp tri thức cho người học thì phải tuân theo các nguyên tắc của dạyhọc thông báo, liên tưởng. Ngược lại mục tiêu hướng đến việc phát triển nhâncách của người học, thì phải tuân theo các nguyên tắc có tính nhân văn, tôntrọng, thỏa mãn và thúc đẩy nhu cầu phát triển của họ.
b. Nộidung của phương pháp:


Nội dung lí luận của phương pháp dạyhọc là yếu tố tạo ra sự khác biệt về bản chất và mức độ khoa học giữa phươngpháp dạy học với kinh nghiệm cá nhân trong dạy học.
Nội dung lí luận của phương pháp dạyhọc bao gồm sự mô tả toàn bộ nội dung của phương pháp dạy học, từ cơ sở lí luậncủa phương pháp đến hệ thống các biện pháp tiến hành; từ mục đích, chức năng,tính chất, nguyên tắc, cách thức triển khai các biện pháp đến những gợi ý cótính linh hoạt khi sử dụng các biện pháp dạy học, trong những tình huống phổbiến. Nội dung lí luận của phương pháp cũng đề cập đến những ưu thế và hạn chếcủa phương pháp, phạm vi sử dụng có hiệu quả của nó; những yêu cầu về phíangười dạy và người học khi tiến hành phương pháp này; sứ mạng hiện tại và nhữngtriển vọng của phương pháp trong tương lai.v.v… Đối với người dạy và người học,việc hiểu sâu sắc và thấu đáo nội dung lí luận của phương pháp sẽ giúp họ có cơsở vững chắc để triển khai các biện pháp dạy và học trong thực tiễn.c. Hệthống biện pháp kĩ thuật dạy học của phương pháp:


Nội dung lí luận của phương pháp chỉlà hình thái lí luận của phương pháp, chưa phải là phương pháp dạy học trongthực tiễn. Điều quyết định sự tồn tại trong hiện thực và hiệu quả của phươngpháp dạy học là hệ thống biện pháp dạy học.
Biện pháp dạy học là một hệ thống cáccách thức tác động cụ thể của người dạy và người học vào đối tượng dạy học, quađó thực hiện được nhiệm vụ dạy học. Xung quanh vấn đề biện pháp dạy học có vàiđiểm cần chú ý:

  • Thứ nhất:

Biện pháp dạy học là những cách thức tác độngthực tiễn của người dạy và người học lên đối tượng dạy và học. Vì vậy biện pháplà sự hiện thực hóa sức mạnh của phương pháp, là cơ cấu kĩ thuật của phươngpháp để thực hiện mục đích dạy học. Nếu không có biện pháp thì phương pháp trởnên trống rỗng, không có nội dung. Nếu biện pháp tốt, hiệu quả của phương phápsẽ cao và ngược lại. Tính chất và cường độ của các biện pháp dạy học thể hiệntính tích cực của quá trình dạy học.

  • Thứ hai:

Có hệ thống biện pháp của người dạy và biệnpháp của người học. Đối tượng tác động, tính chất và cường độ các biện pháp củangười dạy và người học bị qui định bởi mục đích dạy học, nội dung dạy học, vịthế người người dạy và người học trong mối quan hệ giữa người dạy và người học.Chẳng hạn, nếu mục đích hướng đến nội dung tri thức khoa học thì các biện phápcủa người dạy chủ yếu tác động vào nội dung tri thức và cách truyền thụ chúng;nếu mục đích là hình thành các kĩ năng hành động cho người học, thì biện phápdạy học phải là giới thiệu và hướng dẫn người học thực hành các kĩ năng đó.

  • vThứ ba:

Công cụ dạy học quy địnhtrình độ dạy học. Nói cách khác, cơ chế triển khai và trình độ các biện phápquy định trình độ phương pháp dạy học và hiệu quả dạy học. Đến lượt nó, cơ chếvà trình độ các biện pháp bị quy định bởi công cụ dạy học. Các công cụ dạy họcrất đa dạng, bao gồm:
+ Các công cụ tâm lí: Làcác tri thức, các khái niệm khoa học, các công cụ nhận thức như trí nhớ, tưduy, ngôn ngữ.v.v… Trong đó các khái niệm khoa học là công cụ quan trọng nhất.Khái niệm khoa học trong môn học là thước đo trình độ dạy học.

  • + Các công cụ kĩ thuật:Các công cụ kĩ thuật có một phổ rất rộng, bao gồm các biểu đồ, các bảng tưliệu, tranh ảnh, bản đồ, mô hình, máy tính, máy dạy học và các phương tiện kĩthuật khác.


  • Thứ tư:

Các biện pháp dạy ( vàhọc ) tồn tại vừa theo cấu trúc không gian vừa theo quy trình tuyến tính. Nóicách khác, hệ thống biện pháp dạy là cấu trúc đa diện, đa tầng. trong đó cáctiểu hệ thống biện pháp đảm nhận chưc năng riêng và kết hợp với nhau thành một hệ thống hữucơ. Trong mỗi tiểu hệ thống, các biện pháp cụ thể kết hợp với nhau theo logictuyến tính, tạo thành quy trình chặt chẽ ( các bước tìm hiểu học viên, các bướcthiết kế bài học v.v…). Vì vậy trong thực iễn dạy học, một mặt phải xác địnhđược đầy đủ các bình diện thao tác, đồng thời phải thiết lập được quy trình cácthao tác trong từng bình diện đó.d. Cácthủ pháp nghệ thuật dạy học:


Hệ thống biện pháp dạy học là cơ cấukĩ thuật của phương pháp dạy học. Đó là điều kiện cần để tiến hành hoạt độngdạy học có kết quả. Tuy nhiên, biện pháp kĩ thuật sớm hay muộn cũng dẫn đến máymóc. Vì vậy có thể chuyển chúng vào trong các phương thức dạy học bằng máy dạyhọc. Do đó, một giáo viên giỏi là người không chỉ tổ chức tốt các biện pháp dạyhọc mà phải nâng các biện pháp đó lên mức nghệ thuật dạy học. Ta quy ước gọi đólà các thủ pháp ngệ thuật dạy học.
Sự khác nhau giữa biện pháp kĩ thuậtvới thủ pháp ngệ thuật là tính logic. Biện pháp kĩ thuật luôn luôn gắn với tiếnbộ khoa học và được thực hiện với quy trình logic chặt chẽ. Tính logic tuyếntính nghiêm ngặt là bản chất của quytrình công nghệ. Trong khi đó thủ pháp ngệ thuật luôn luôn có xu hướng sáng tạovà vượt ra khỏi khuôn khổ logic. Vì vậy các thủ pháp nghệ thuật thường đượctriển khai theo quy trình bán logic. Nghĩa là các thủ pháp được dựa trên mộtlõi kĩ thuật ít ỏi, cần thiết, đủ đảm bảo cho các thủ pháp được đúng hướng, cònchủ yếu là sự sáng tạo, tự do.
Hoạt động dạy học không phải hoàntoàn là hoạt động khoa học hoặc hoạt động nghệ thuật. Dạy học mang bản chấtkhoa học công nghệ và có tính nghệ thuật. Vì vậy phương pháp dạy học cũng vừacó biện pháp mang bản chất kĩ thuật và logic công nghệ vừa có tính nghệ thuật.
Sự tăng dần mức độ nghệ thuật trongdạy học trên cơ sở chuyển hóa các biện pháp kĩ thuật thành thủ pháp nghệ thuậtdạy học là cơ sở để nâng dạy học lên trình độ mới với hiệu quả cao, đáp ứng yêu cầu cá biệt hóa trong dạy họchiện đại. Tuy nhiên hiện nay yếu tố nghệ thuật của phương pháp dạy học chưađược quan tâm đúng mức so với yếu tố kĩ thuật. Yếu tố kĩ thuật của phương phápdạy học, một mặt tạo ra mô hình chung về công nghệ dạy học, những công nghệ nàycó thể quảng bá, chuyển giao theo công nghệ trong dạy học. Đây chính là thế mạnhcủa yếu tố kĩ thuật trong phương pháp dạy học. Tuy nhiên, mặt trái của nó làlàm người dạy và người học bị lệ thuộc vào một số phương pháp và một số mô hìnhnhất định. Tính khuôn mẫu này có thể làm giảm đặc trưng sáng tạo của các chủthể dạy học.
Tóm lại, trong dạy họchiện đại, người ta phải xây dựng các mô hình và công nghệ dạy học cho từng cánhân người học. Tức là đề cao tính sáng tạo nghệ thuật trong phương pháp dạyhọc.













Sơ đồ cấu trúc của phương pháp dạyhọc
Về Đầu Trang Go down
 
KHÁI NIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» “Phương pháp tự học: phương pháp mô hình hóa”
» KHÁI NIỆM BẢN THÂN và CỬA SỔ JOHARI
» Khái niệm chung về trí nhớ
» một vài khái niệm về Tâm lý học giao tiếp
» Lo6gic hình thành khái niệm

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Giáo dục học :: Ứng dụng CNTT trong dạy học-
Chuyển đến