NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 ANTON SEMIONNOVIC MAKARENKO- NHÀ GIÁO DỤC XÔ VIẾT LỖI LẠC (1888-1939)

Go down 
2 posters
Tác giảThông điệp
nguyenthidiemmy

nguyenthidiemmy


Tổng số bài gửi : 60
Join date : 24/06/2009
Age : 33
Đến từ : Long An

ANTON SEMIONNOVIC MAKARENKO- NHÀ GIÁO DỤC XÔ VIẾT LỖI LẠC	 (1888-1939) Empty
Bài gửiTiêu đề: ANTON SEMIONNOVIC MAKARENKO- NHÀ GIÁO DỤC XÔ VIẾT LỖI LẠC (1888-1939)   ANTON SEMIONNOVIC MAKARENKO- NHÀ GIÁO DỤC XÔ VIẾT LỖI LẠC	 (1888-1939) Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 8:03 am

Sinh viên thực hiện : Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Vy Thị Phương Bình
Nguyễn Thị Diễm My


ANTON SEMIONNOVIC MAKARENKO
NHÀ GIÁO DỤC XÔ VIẾT LỖI LẠC
(1888-1939)
I) TIỂU SỬ
- Anton Semionnnovic Makarenko vừa là một nhà văn, vừa là nhà giáo dục Xô Viết lỗi lạc. Là một trong những danh nhân xuất sắc nhất trong Lịch sử giáo dục nhân loại. Ông được mệnh danh là Musurin trong giáo dục.
- Makarenko sinh ngày 13-3-1888 trong một gia đình công nhân xe lửa ở tỉnh Khaccop. Cha ông là thợ sơn toa xe của nhà máy. Cuộc sống gia đình gặp nhiều khó khăn, thiếu thốn nhưng cụ thân sinh ra Makarenko vẫn cố gắng tạo điều kiện cho Makarenko được ăn học đến nơi đến chốn.
- Makarenko đã chăm chỉ học tập để không phụ lòng mong mỏi của gia đình. Những năm học ở phổ thông, ông luôn giành được điểm cao và khi học ở trường cao đẳng sư phạm, ông cũng đã nhận được tấm huy chương vàng về kết quả học tập. Với những phẩm chất và năng lực của một nhà sư phạm có tài, Makarenko đã bước vào nghề với nhiều điều hứa hẹn ở phía trước.
- Năm 1905 trở thành thầy giáo ở một trường tiểu học của nhà máy nơi cha ông làm việc. Tại đây, ông đã có nhiều suy nghĩ, thực hiện nhiều biện pháp cải tiến cách dạy học, giáo dục trẻ em con công nhân. Nhưng kết quả thu lại không cao.
- Năm 1914, được cử đi học ở trường Cao đẳng sư phạm Bontava. Sau khi tốt nghiệp, ông trở lại trường cũ ở Criucop – nơi ông đã bước vào nghề giáo dục.
-Năm 1920, Makarenko phụ trách việc giáo dục trẻ em phạm pháp và không có gia đình ở Bontava.
- Năm 1920 – 1927 ông đứng ra thành lập và phụ trách trại Goocki. Tại đây, ông đã bắt đầu lại sự nghiệp giáo dục của mình và đứng ra chống lại những quan điểm sai lầm, phản động cực phái “ Nhi đồng học”. Kết quả giáo dục trẻ em ở trại Goocki đã chứng minh hùng hồn hoạt động sáng tạo của Makarenko là đúng đắn và đã làm thất bại âm mưu phản động của phái “Nhi đồng học”
- Năm 1928- 1937 ông được giao phó phụ trách Công xã Decdinxki ở Khaccop gần trại Goocki và đã đem lại thành công rực rỡ. Thành công của Makarenko ở Công xã Decdinxki là sự thực hiện sáng tạo việc kết hợp quá trình giáo dục với tổ chức lao động sản xuất, giáo dục kĩ thuật tổng hợp, trí dục, thể dục, mỹ dục, là kết quả của sự kết hợp giữa giáo dục và tổ chức tự rèn luyện của tập thể trẻ em.
- Mùa thu năm 1935, Makarenko được bổ nhiệm làm phó Giám đốc phụ trách trại lao động thuộc Bộ dân ủy Nội vụ nước Cộng hòa Xô Viết Ucren.
- Tháng 1 – 1937 Makarenko về Matxcova tổng kết kinh nghiệm quá trình hoạt động giáo dục của ông. Quá trình hoạt động giáo dục suốt 32 năm, đã là vốn tư liệu để Makarenko viết những tác phẩm giáo dục có giá trị lớn lao và hết sức sinh động.
- Năm 1932, Makarenko hoàn thành tác phẩm “Hành khúc năm 1930” nhằm mô tả lại hoạt động giáo dục của Công xã Decdinxki nhưng chưa được nhiều người để ý tới. Sau đó, Makarenko viết tiếp tác phẩm “ Bài ca sư phạm” được xuất bản làm nhiều phần từ 1933- 1935 nhằm mô tả lại hoạt động của trại Goocki. Với tác phẩm này, Makarenko đã được đánh giá là rất xứng đáng trở thành nhà văn ưu tú nhất thời kì đó và “ Bài ca sư phạm” là tác phẩm giáo dục nổi tiếng nhất trong lịch sử giáo dục xã hội chủ nghĩa.
- Năm 1937- 1938, Makarenko cho ra mắt bạn đọc cuốn tiểu thuyết “ Danh dự” và bổ sung hoàn chỉnh “Hành khúc năm 1930” thành “ Ngọn cờ trên tháp”
- Makarenko cũng quan tâm nghiên cứu lý luận và thực tiễn giáo dục gia đình, ông đã viết tác phẩm “Cuốn sách giành cho các bậc cha mẹ”
- Với những đóng góp của mình, Makarenko được ghi nhận là người có công lao xây dựng lý luận giáo dục gia đình xã hội chủ nghĩa. Ngày 1-4-1939, Makarenko đột ngột qua đời vì bệnh tim. Ông qua đời là một tổn thất lớn lao cho nhân dân Liên Xô (cũ), nền giáo dục XHCN và giáo dục nhân loại.
- Năm 1951, Chính phủ Liên Xô quyết định thành lập Viện bảo tàng Makarenko tại trường – nơi ông bắt đầu sự nghiệp giáo dục và dựng tượng ông ở quê hương.
- Trong chương trình “lịch sử giáo dục” trong các trường sư phạm, Makarenko được coi là nhà giáo dục xuất sắc của nền giáo dục XHCN, ông chiếm một vị trí xứng đáng trong các sách giáo khoa, giáo trình của Khoa học giáo dục.
- Makarenko đã để lại một di sản giáo dục rất là to lớn, đã có nhiều luận án được bảo vệ và hàng ngàn bài báo viết về ông và quan điểm giáo dục của ông, song vẫn chưa khai thác hết giá trị ông để lại cho nhân loại. Ở các nước, hầu như đã dịch hết các tác phẩm của Makarenko.Ở nhiều nước, kể cả các nước tư bản tiên tiến cũng có những tổ chức tiến hành nghiên cứu và vận dụng kinh nghiệm giáo dục của Makarenko giải quyết những vấn đề thực tiễn giáo dục đặt ra.
- Ở Việt Nam, lý luận giáo dục của Makarenko đã được phổ biến rộng rãi trong các trường sư phạm, trong các cơ quan nghiên cứu…Lý luận và kinh nghiệm của Makarenko đã và đang được vận dụng rất sáng tạo vào quá trình giáo dục con người xã hội chủ nghĩa Việt Nam những năm trước đây cũng như trong sự nghiệp đổi mới hiện nay.
II) HỆ THỐNG GIÁO DỤC CỦA A.S MAKARENKO
1) Tính biện chứng của quá trình giáo dục.
- Năm 1932 Makarenko đưa ra nhận xét “ Đối với chúng ta không thể có vấn đề nào quan trọng hơn vấn đề logic của phương tiện sư phạm”
- Bản chất của vấn đề “logic sư phạm” Đó là phương pháp luận khoa học giáo dục XHCN, bàn về bản chất của các quá trình sư phạm dưới ánh sáng triết học Mác – Lênin nhằm giải quyết một cách khoa học các mâu thuẫn trong quá trình giáo dục con người XHCN.
-Theo Makarenko, lôgic sư phạm là sự giải quyết hợp lý, trọn vẹn, cân bằng đồng bộ các yêu cầu phát triển toàn diện nhân cách, trí tuệ, tình cảm, nhận thức, ý chí, năng lực, thể chất để mỗi người có khả năng tự điều chỉnh nhu cầu, hứng thú, nghĩa vụ, trách nhiệm, quyền lợi và quyền hạn…
- Makarenko khẳng định rằng không có một khoa học nào có tính chất biện chứng hơn khoa học giáo dục con người, bởi lẽ con người là sống động, con người là sản phẩm của hoàn cảnh xã hội và tự nhiên, con người là tổng hòa của các mối quan hệ xã hội…Vì vậy lôgic sư phạm chính là tìm ra cái quy luật bản chất hợp lý triệt để nhất để đem lại hiệu quả tối ưu của quá trình phát triển nhân cách.
- Tùy theo hoàn cảnh cụ thể và những đặc điểm mọi mặt của tập thể và cá nhân học sinh… mà phạm vi, mức độ sử dụng một phương tiện giáo dục nào đó có thể nâng lên đến mức thống nhất tuyệt đối, trọn vẹn.
-Theo Makarenko, cái logic biện chứng của quá trình giáo dục không phải xuất phát từ việc lựa chọn các phương tiện giáo dục mà phụ thuộc vào tính mục đích của quá trình giáo dục. Mục đích cùa quá trình giáo dục là phải xuất phát từ yêu cầu của chế độ Xô Viết, của việc đào tạo con người XHCN. Như Makarenko giải thích chúng ta phải hiểu rõ địa vị của con người trong xã hội Xô Viết, chế độ xã hội chủ nghĩa dựa trên nguyên tắc vì tập thể. Vì vậy, không thể có con đường và hạnh phúc cá nhân biệt lập, đối lập với số phận hạnh phúc của tập thể, của nhân dân và của Tồ quốc XHCN.
- Muốn vậy, chúng ta phải giáo dục hành vi, phẩm chất của con người có tinh thần trung thực, ý chí dũng cảm… phải giáo dục tình cảm nghĩa vụ và khái niệm danh dự…, phải có phẩm giá của mình, phải là con người lịch thiệp và nghiêm khắc, tốt bụng và nhân tâm – tùy theo những điều kiện của cuộc sống và cuộc đấu tranh của họ. Họ phải là nhà tổ chức tích cực, phải kiên trì, phải tôn trọng tập thể và hình phạt của tập thể, phải vui vẻ, yêu đời, nghiêm chỉnh…phải là người như vậy không phải trong tương lai mà cả trong hiện tại.
- Theo Makarenko, cái lôgic của quá trình sư phạm còn là quá trình tổ chức hợp lý hoạt động của học sinh tham gia vào cách mạng xã hội, lao động sản xuất… Theo ông, chủ nghĩa nhân đạo cộng sản chủ nghĩa buộc chúng ta hoạt động là “mưu cầu hạnh phúc cho hàng triệu con người, chứ không phải lo cho hạnh phúc của cá nhân mình. Chính vì vậy, giáo dục là làm sao hình thành ngay trong quá trình giáo dục mọi người đều ý thức sâu sắc rằng suy nghĩ, hành động phải hướng tới tập thể, tới thắng lợi thành công chung.
Nhận xét : Công lao lớn lao của Makerenkô là việc phát hiện “Logic sư phạm” chính là vấn đề bản chất của quá trình giáo dục, đó là vấn đề then chốt của toàn bộ quá trình giáo dục con người mới XHCN. Đây chính là đóng góp đầy giá trị để có thể tổ chức tốt quá trình giáo dục con người XHCN.
2) Mục đích giáo dục
a) Lý tưởng GD :Chủ nghỉa nhân đạo và niềm lạc quan XHCN của Makarenko.
- Do được kế thừa truyền thống quý báu của gia đình, của giai cấp, của môi trường công nhân, đặc biệt ông đã tiếp thu một cách sáng tạo chủ nghĩa nhân đạo Mác xít về con người thông qua Goocki và những tác phẩm của Goocki, mà năm 1920 khi thiết lập trại giáo dục trẻ em hư, Makarenko đã lấy tên Goocki đặ cho trại để thể hiện lý tưởng giáo dục của mình.
-Theo Makarenko, điều quan trọng nhất mà ông thấy ở Goocki đó là niềm tin lớn vào con người và yêu cầu cao đối với con người. ngoài ra, Makarenko còn say mê chủ nghĩa lạc quan trong các tác phẩm của Goocki là con người rất lạc quan, ông biết dự kiến cái tốt đẹp trong con người.
-Makarenko đã tiếp thu và phát triển chủ nghĩa lạc quan XHCN. Đồng thời, đã biến nó thành một tư tưởng chỉ đạo toàn bộ quá trình hoạt động giáo dục thực tiễn, có thể nói đó là sợi chỉ đỏ xuyên suốt cuộc đời hoạt động giáo của ông.. Theo quan điểm của Makarenko, nhân đạo và lạc quan là thương yêu con người vô hạn. Nhưng tình thương đó không phải là sự ban ơn, mà ngược lại thương, yêu, quý, trọng… và phải tạo điều kiện cho con người hoạt động và phát triển.
-Chủ nghĩa nhân đạo và lạc quan XHCN của Makarenko còn thể hiện ở niềm tin vào con người và khả năng tiềm ẩn, tin vào phẩm chất tốt đẹp của con người, tin vào tính năng động , hoài bão ước mơ con người muốn vươn tới ngày mai.
-Theo Makarenko, hạt nhân của chủ nghĩa nhân đạo và lạc quan XHCN chính là ở chỗ tôn trọng và yêu cầu cao ở con người, vạch ra phương hướng, tạo điều kiện cho con người hoạt động, rèn luyện để tự khẳng định trong tập thể, trong xã hội.
- Theo Makarenko, chủ nghĩa nhân đạo còn là tính nghiêm khắc, sự không khoan nhượng đối với khuyết điểm lỗi lầm, của những hành vi sai trái, quy định của tập thể. Ông nhấn mạnh; tính nghiêm khắc này là tính nhân đạo lớn nhất mà ta có thể đưa ra đối với con người. Theo ông, nghiêm khắc là sự đòi hỏi, là yêu cầu trước sau như một, không nhu nhược, không nuông chiều quá mức và những điều vô lý. Ông khuyên các bậc cha mẹ và các nhà sư phạm cần biết “nhẫn tâm” nghĩa là phải có bản lĩnh, tự chủ… chứ không phải là hà khắc, đánh mắng hoặc buông lơi, thả lỏng…
Chủ nghĩa nhân đạo và lạc quan có quan hệ biện chứng với nhau, nó thể hiện sâu sắc trong cái logic sư phạm giữa tình thương yêu - tôn trọng – tin tưởng – yêu cầu- nghiêm khăc giữa hoạt động của cá nhân và tập thể.
b) GD nhân cách
Giáo dục nhân cách: nghề nghiệp, tính cách, phẩm chất cá nhân liên quan tới cuộc sống cá nhân và xã hội cộng sản.

Nhận xét : Makarencô đã chỉ rõ chủ nghĩa nhân đạo và lạc quan XHCN là nguyên tắc cơ bản phản ánh bản chất nền giáo dục XHCN, nó ra đời trên nền tảng kinh tế, chính trị, xã hội của chế độ XHCN. Ngòai ra, nguyên tắc kết hợp yêu cầu cao, hợp lý cùng việc tôn trọng người được giáo dục của ông có giá trị rất lớn và có ứng dụng đến ngày nay.
3) Nội dung GD
1 Giáo dục trí tuệ: sáng tạo, lợi ích...
2 Giáo dục đạo đức: nề nếp, kỷ luật tự giác, chủ nghĩa tập thể
3 Giáo dục lao động: tập thể, lợi ích chung, vận dung tri thức, đạo đức lao động
4 Giáo dục thể chất
5 Giáo dục thẩm mỹ
Đóng góp của Makarenkô về giáo dục lao động và kỹ thuật tổng hợp kết hợp các mặt giáo dục khác
a) Giáo dục lao động
- Makarencô ủng hộ giáo dục lao động và lao động sản xuất. Ông cho rằng, chính trong quá trình đó con người mới học được cách cư xử sâu sắc, tinh thần trách nhiệm của mình. Tầm quan trọng của giáo dục lao động chính là ở chỗ rèn luyện tính tổ chức, năng động, sáng tạo, tình tỉ mỉ, chịu khó và kiên nhẫn, lọai bỏ những thói ích kỷ, cẩu thả, lười biếng… Giáo dục lao động không nên hiểu chỉ là những bài lý thuyết về ý nghĩa của lao động , điều quan trọng là cung cấp cho học sinh những tri thức, những khái niệm về các quá trình lao động, đồng thời rèn cho các em có được những kỹ năng, có óc sáng tạo, có tinh thần trách nhiệm, có năng suất cao trong lao động ở các dạng, các hình thức khác nhau.
- Nhất thiết giáo dục lao động và giáo dục lao động sản xuất phải tiến hành dưới hình thức tập thể, hoạt động tập thể và xuất phát từ mục đích vì tập thể, vì xã hội trong đó có cá nhân.
b) Kỹ thuật tổng hợp kết hợp các mặt giáo dục khác
- Giáo dục lao động và lao động sản xuất trong nhà trường nhất thiết phải kết hợp chặt chẽ với các quá trình giáo dục khác: giáo dục về thể chất, quân sự, thẩm mỹ, ..và đặc biệt là phải kết hợp với quá trình học tập hình thành nhân cách con người XHCN. Có thể bắt người ta lao động bao nhiêu tùy ý nhưng nếu không đồng thời giáo dục về chính trị và đạo đức, nếu không tổ chức cho người ta tham gia vào cuộc sống xã hội và cuộc sống chính trị thì thứ lao động ấy chỉ đơn giản là một quá trình trung tính, không đem lại kết quả giáo dục tích cực.
Nhận xét: Makarenko đã có sự đánh giá rất đúng đắn về vai trò của giáo dục lao động, để lại cho con người những kinh nghiệm giáo dục về lao động thật sâu sắc. Ngoài ra, ông cũng là người mỡ đầu cho nguyên tắc giáo dục tòan diện, sự kết hợp của các mặt giáo dục để hình thành nhân cách con người.


4) Phương pháp GD
- Makarenko chưa có thời gian tổng kết, hệ thống các phương pháp giáo dục đã thực hiện. Đó là điều khó khăn nên các nhà nghiên cứu còn dè dặt khi bàn tới đóng góp của ông về phương pháp giáo dục như : phương pháp giáo dục song song, giáo dục bằng hệ thống viễn cảnh, giáo dục bằng bùng nổ sư phạm, giáo dục bằng truyền thống, bằng cái đẹp, giáo dục bằng chế độ sinh hoạt, khen thưởng, trách phạt, bằng nêu gương….
- Phương pháp giáo dục bằng tác động song song
• Phương pháp tác động trực tiếp là nhà giáo dục tác động thẳng tới từng đối tượng được giáo dục bằng chăm lo, săn sóc, khen thưởng, khích lệ, phê bình, khiển trách, kỉ luật hay ra mệnh lệnh buộc phải thực hiện các yêu cầu giáo dục.
• “Tác động tay đôi” là phương pháp giáo dục cá nhân riêng lẻ. Sức mạnh của phương pháp này là quyền uy, cương vị của nhà giáo dục khuất phục, hoặc thuyết phục đối tượng phải tuân theo một cách hài long tự giác hoặc không hài lòng bắt buộc phải thực hiện.
• Phương pháp giáo dục song song được ông giải thích như sau: “chỉ tiếp xúc với đội (tức là tập thể cơ sở) không tiếp xúc với cá nhân riêng lẻ, đó là cách biểu hiện chính thức tác động tới chính cá nhân. Nhưng biểu hiện thì lại diễn ra song song với thực chất”.
- Makarenko sử dụng phương pháp này trong 3 trường hợp.
• Thông qua đội ngũ tự quản. Ví dụ: Petrenko đi làm muộn, ông gặp đội trưởng của Petrenko và nói “ đội 1 có người đi làm chậm” để đội trưởng về họp đội rút kinh nghiệm và nhắc nhở Petrenko
• Tác động tới cả đội- tập thể cơ sở. Ví dụ: Petrenko tiếp tục đi muộn vào buổi sau. Ông triệu tập cả đội họp nhắc nhở “ ở đội này có người đi làm muộn lần 2”. Đội hứa sẽ không xảy ra nữa. Tiếp sau đó cả đội sẽ tìm cách giúp cho Petrenko không đi làm muộn nữa.
• Những vấn đề nêu ra của nhà sư phạm không phải là yêu cầu trực tiếp với tập thể nào, mà chỉ là một mong muốn, một nguyện vọng, một đề xuất với phong trào chung. Về hình thức gây dư luận ngẫu nhiên, để mỗi tập thể cơ sở và cá nhân tìm biện pháp sáng tạo xây dựng tập thể, thực hiện các mục tiêu giáo dục đặt ra.
- Phương pháp giáo dục song song sẽ gây ảnh hưởng dây chuyền. Cá nhân tác động tới tập thể và ngược lại. Phương pháp này chỉ có thể sử dụng khi tập thể cơ sở đã phát triển, yêu cầu của nhà giáo dục luôn có một lực lượng nòng cốt sẵn sàng giúp đỡ thực hiện, có dư luận tập thể lành mạnh sẵn sàng ủng hộ phần tử tích cực và hành vi tích cực, đồng thời dư luận không tha thứ cho những ai xâm phạm đến truyền thống danh dự quyền lợi chung của tập thể. Và điều quan trọng là nhà sư phạm phải có uy tín, có kinh nghiệm, được tập thể tin yêu.
Nhận xét : tác động song song là phương pháp nhà giáo dục sử dụng sức mạnh của dư luận tập thể nhằm điều chỉnh suy nghĩ, hành động của cá nhân hoặc một nhóm theo yêu cầu giáo dục. Như vậy, là cùng một tác động giáo dục cả tập thể và đối tương giáo dục đều chịu ảnh hưởng, tính thiết thực của nó rất cao.
- Phương pháp giáo dục bằng hệ thống viễn cảnh
• Là dựa trên yêu cầu của quá trình giáo dục, căn cứ vào nhu cầu của tập thể và cá nhân, xuất phát từ đặc điểm của tập thể đối tượng, nhà giáo dục giúp cho tập thể xây dựng một hệ thống mục tiêu, một chương trình nội dung, kế hoạch giáo dục, hoạt động, tổ chức thực hiện để đạt tới những dự định đã vạch ra. Hệ thống viễn cảnh bao gồm từ viễn cảnh gần, trung bình đến xa. Điều chủ yếu là nhà sư phạm phải biến dự kiến cá nhân hình thành mong muốn, thành phong trào của tập thể cơ sở để mỗi thành viên thực hiện một cách tự giác dưới sự điều khiển của đội ngũ tự quản.
• Cơ sở khoa học của phương pháp giáo dục bằng hệ thống viễn cảnh chính là căn cứ vào đặc điểm ý thức của con người luôn luôn muốn cuộc sống tốt đẹp hơn. Makarenko nói “ Sự kích thích chân chính của cuộc sống con người là niềm vui ở ngày mai. Trong kĩ thuật giáo dục niềm vui đó là một trong những kích thích cực kỳ quan trọng của công tác giáo dục. Trước hết phải tổ chức niềm vui, gọi nó đến với cuộc sống.” Phương pháp giáo dục trên còn căn cứ vào đặc điểm của hoạt động trong quá trình hình thành nhân cách.
- Phương pháp giáo dục bằng bùng nổ
• Là phương pháp mà nhà sư phạm dùng những tác động mạnh đặc biệt, bất thần tạo ra những chuyển biến về mặt tâm lý, điều chỉnh quá trình hưng phấn và ức chế để phá vỡ những suy nghĩ, thói quen, hành vi xấu, tạo ra những suy nghĩ, những tình cảm hành vi mới theo yêu cầu giáo dục.
• Vấn đề quan trọng nhất của việc sử dụng phương pháp “bùng nổ” là chọn thời cơ chính xác, đúng lúc. Phải bắt chớp thời cơ. Phải xây dựng nội dung bùng nổ một cách hệ thống, liên tiếp, cường độ tác động mạnh theo một ý định.
Nhận xét : Theo Makarenko – không có một phương pháp nào là vạn năng cũng như không có một nhà giáo dục nào đủ tài đào tạo nên những con người mới XHCN, vì vậy, cần kết hợp, vận dụng các phương pháp. Việc kết hợp các phương pháp trong giáo dục của ông cũng là cơ sở cho việc giáo dục ngày hôm nay.
5) GD tập thể
a) Lý luận tập thể
Đóng góp lớn lao của Makarenkô về lý luận tập thể thể hiện:
- Chủ nghĩa tập thể là nội dung, yêu cầu của giáo dục.
• Quán triệt luận điểm của chủ nghĩa Mác- LêNin, Makarenkô cho rằng giáo dục tập thể trước hết phải là nội dung của giáo dục nhân cách XHCN, tức là thông qua toàn bộ quá trình giáo dục, giáo dưỡng trong và ngoài nhà trường hình thành ở thế hệ trẻ ý thức, tinh thần tập thể, năng lực, thói quen sống, lao động học tập, hoạt động không phải vì cá nhân mà vì quyền lợi của tập thể, của người khác, của tổ chức và của nhân dân. Nó góp phần tạo ra nhân sinh quan XHCN, bộ mặt đạo đức chủ yếu của con người XHCN.
- Tập thể là môi trường, phương tiện giáo dục
• Đối với Makarenkô, quan hệ tập thể là quan hệ xã hội trực tiếp tác động đến sự hình thành nhân cách thế hệ trẻ. Theo ông, “cái quyết định trong công tác giáo dục không phải là phương pháp của một giáo viên riêng lẻ, thậm chí không phải là phương pháp của cả một trường mà là sự tổ chức nhà trường, tổ chức tập thể và tổ chức quá trình giáo dục”
• Giáo dục tập thể nghĩa là công tác tổ chức giáo dục không hướng vào từng cá nhân riêng lẽ mà phải tổ chức tòan bộ hoạt động của tập thể học sinh. Điều này có nghĩa là nhà sư phạm không chạy theo một vài em chậm tiến hoặc chỉ quan tâm đến những phần tử tiên tiến mà phải tổ chức hợp lý mối quan hệ hoạt động của mỗi tập thể và giữa các tập thể học sinh trong một trường và nhà trường với các tập thể xã hội khác.
• Sức mạnh giáo dục của tập thể được Makarenco xem là dư luận tập thể- dư luận xã hội trực tiếp tác động đến sự hình thành nhân cách. Vai trò của nhà giáo dục là xây dựng tập thể giáo dục lành mạnh, điều chỉnh các dư luận chính thức, uốn nắn các dư luận không lành mạnh, không chính thức bằng nghệ thuật tác động song song biện pháp khác.
b) Tập thể cơ sở
Công lao của Makarenkô chính là ở chỗ xây dựng cơ chế của tập thể giáo dục, tập thể cơ sở :
-Tập thể cơ sở là một cơ thể sống có các cơ quan đại diện, có trách nhiệm, có mối tương quan của các bộ phận, có sự phụ thuộc lẫn nhau.
- Cơ cấu: Trong các trường, tập thể cơ sở chính là tập thể lớp học. Ở các trường nội trú có thể phân chia theo lứa tuổi nhưng dễ rơi vào tình trạng biệt lậpvới ccác lứa tuổi khác. Nếu được tổ chức tốt, tác dụng giáo dục sẽ lớn hơn vì đòi hỏi mỗi thành viên phải cố gắng, thương yêu và chăm lo nhau nhiều hơn.
- Số lượng : không ít quá 7 và nhiều quá 15 thành viên. Việc xác định số lượng phụ thuộc vào sự ổn định của nội dung họat động chung, tính liên kết các thành viên để có thể hoàn thành mục đích chung.
- Mỗi tập thể cơ sở cần được tổ chức chặt chẽ : có người đứng đầu do tập thể bầu ra. Toàn trường, toàn trại lại hình thành Hội đồng đội trưởng bao gồm các đội trưởng. Đây là cơ quan quyền lực mang tính nòng cốt.
- Mỗi tập thể hình thành, phát triển trải qua 3 giai đọan:
• Giai đọan tập thể đang hình thành: Vai trò, ảnh hưởng của nhà giáo dục quyết định phương hướng của tập thể.
• Giai đọan tập thể đã hình thành : nhà giáo dục có khả năng thông qua đội ngũ tự quản để tác động đến những cá nhân khác trong tập thể.
• Giai đọan tập thể phát triển : dư luận tập thể có khả năng điều chình. Nhà giáo dục đóng vai trò như một cố vấn.
Nhận xét: Đóng góp lớn lao của Makarenko là ở chỗ phát hiện ra sức mạnh của tập thể, của dư luận tập thể. Ông đã sáng tạo ra nhiều biện pháp, hình thức tồ chức cơ chế của một tập thể, nuôi dưỡng và phát triển tập thể lớn mạnh bằng chế độ, kỷ luật, truyền thống, hình thức, nội dung sinh hoạt và hoạt động .
6) Quan điểm của Makarenko về nhà giáo dục và tập thể các nhà giáo dục
a) Đối với nhà giáo dục
-Đối với nhà giáo dục, Makarenkô yêu cầu phải có những phẩm chất, năng lực làm công tác giáo dục. Ông đòi hỏi mọi giáo dục viên phải yêu nghề, yêu trẻ, sống say sưa, vui vẻ, không được đem nỗi ưu buồn, sự bực bội cá nhân đến với trẻ, phải mẫu mực trong mọi lời nói, hành vi, cử chỉ, có lý tưởng, có hoài bão, sống lạc quan, luôn công bằng, trung thực…và họ phải luôn luôn rèn luyện và học tập, không chỉ về phẩm chất, tư cách mà còn về tri thức, năng lực, nghệ thuật giáo dục.
b) Đối với tập thể giáo dục
- Theo ông, cơ cấu của một tập thể giáo dục cần có người nhiều tuổi, người ít tuổi, người có kinh nghiệm và ít kinh nghiệm, có người nhẹ nhàng, có người táo bạo, nên có người biết nhiều về âm nhạc, hội họa…
- Sự tồn tại của tập thể các nhà sư phạm phải lớn hơn tập thể học sinh, truyền thống của tập thể thầy giáo phải sâu sắc hơn, đẹp hơn tập thể của từng học sinh.
- Makarenkô yêu cầu tập thể các nhà giáo dục phải là một thể thống nhất trong suy nghĩ và hành động. Sự giáo dục đúng đắn chỉ có thể thực hiện được với một tập thể nhà giáo dục nhất trí về quan điểm và tin tưởng giúp đỡ lẫn nhau, không ganh tị, không quá ham muốn tỏ lòng thân thiện riêng với học sinh…
Nhận xét: Đóng góp lớn lao của Makarekô cho lý luận sư phạm chính là ở chỗ xác định ý nghĩa, vai trò của tập thể các nhà giáo dục, tính thống nhất trong hoạt động sư phạm. Những điều đó trong lịch sử giáo dục nhân loại chưa có ai đề cập đến sâu sắc, có giá trị thực tiễn như Makarenkô. Ngày nay, những kinh nghiệm và lý luận của Makarenkô về nhà sư phạm và tập thể giáo dục cần được quán triệt sâu sắc trong tòan bộ công tác giáo dục nói chung vả công tác đào tạo của các trường sư phạm nói riêng.
7) Quan điểm của makarenko về giáo dục gia đình
- Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa gia đình và xã hội, vai trò của gia đình, của giáo dục gia đình, cha mẹ trong toàn bộ quá trình giáo dục nhân cách con người Xô Viết. Gia đình là tế bào của toàn bộ XHCN, không phải là hòn đảo chơ vơ, mà nó thực sự là bộ phận góp phần làm cho xã hội Xô Viết tiến bộ, phát triển như một cơ thể sống.
- Qúa trình giáo dục đứa trẻ được thiết lập trước 5 tuổi, sau đó chỉ là tiếp tục phát triển nhân cách. Makarenco phân tích, chứng minh các bậc cha mẹ là những người vun trồng những mần non của Tổ Quốc, họ sẽ là những người chủ đất nước và thế giới.
- Và tâm lý học hiện đại đã xác định, từ sơ sinh đến 5 tuổi là giai đoạn đứa trẻ đặt nền móng đầu tiên cho những tính cách của cả đời người. Trong 15 năm đầu của đứa trẻ, nhà trường chỉ quản lý học sinh khoảng 15 nghìn giờ, còn cha mẹ phải chịu trách nhiệm với con cái tới 90 nghìn giờ. Bởi vậy, hành vi có văn hóa của những người làm cha mẹ là một trong những điều kiện quyết định trong việc giáo dục nhân cách cho con cái.
-Muốn giáo dục con cái, mỗi gia đình phải tổ chức trên nguyên tắc của một tập thể xã hội lao động, mỗi thành viên trong gia đình phải được coi là một thành viên trong xã hội- có nhiệm vụ hoàn thành nhiệm vụ xã hội.
-Mỗi gia đình là một tập thể giáo dục và không ai có thể thay thế được chức năng này. Sự hòa hợp giữa các thành viên (ông bà, cha mẹ, con cái) là cơ sở của nền giáo dục gia đình. Đó là sự quan tâm, săn sóc và tôn trọng lẫn nhau giữa các thành viên.
-Thực tế, các cặp vợ chồng khó có thể tránh khỏi những lúc va chạm, bất hòa, xung đột với nhau trong cuộc sống, song cần giải quyết có văn hóa để khỏi ảnh hưởng xấu đến con cái, đó là điều cha mẹ cần lưu ý.
-Phải chú ý đến từng lời nói, từng hành vi cư xử. Lời nói chẳng những có tác động tinh tế đối với người làm cha mẹ mà còn tác động sâu sắc đến tâm hồn con trẻ.. “Giáo dục trẻ đòi hỏi lời nói nghiêm túc nhất, đơn giản nhất và thành thật nhất- đó là 3 đức tính hướng dẫn cuộc sống của chúng ta”.
- Ứng xử của các bậc cha mẹ phải thể hiện lòng chân thành, nhân hậu sao cho gia đình trở thành trường học tình cảm của đứa trẻ. Những cuộc xung đột kéo dài, những cuộc ly hôn quái ác bao giờ cũng làm vẩn đục tâm hồn đứa trẻ, đưa trẻ đến bước ngoặt hiểm nghèo và chịu lấy tai vạ khôn lường.
-Nếu buộc phải ly hôn thì những người làm cha mẹ cũng phải giải quyết sao cho ổn thỏa, có văn hóa, đừng gây ra đau khổ cho những đứa con ngây thơ vô tội nỗi bất hạnh của những đứa trẻ này là sinh sống trong tâm hồn.
-Thái độ ứng xử có văn hóa của cha mẹ đối với những người thân, bạn bè, hàng xóm láng giềng đều gieo vào tâm hồn trẻ thơ những ấn tượng tốt đẹp. Cách ăn mặc, nói năng, chuyện trò, cách bài trí, sắp đặt đồ đạc, thái độ lao động, cách thể hiện niềm vui nỗi buồn của cha mẹ đều là những tấm gương phản chiếu có tác dụng giáo dục con cái.
-Makarenko cho rằng hành vi có văn hóa của cha mẹ là điều quyết định nhất tới việc hình thành nhân cách của trẻ. Đừng nghĩ rằng cha mẹ chỉ giáo dục con khi trò chuyện, khuyên bảo hoặc trách phạt nó, mà từng giây phút trong cuộc sống của mình, ngay cả khi vắng nhà thì cách ăn mặc, giao tiếp, kết bạn, sự vui buồn, ứng xử với người xung quanh của cha mẹ đều ảnh hưởng lớn đến con cái một cách vô hình.
-Giáo dục con cái chủ yếu là tổ chức hoạt động học tập, lao động, vui chơi, cuộc sống hàng ngày. Gia đình cũng cần phân công như một tập thể sản xuất. Công việc phân công nên cố định trong một thời gian để tạo cho trẻ thói quen, ý thức trách nhiệm. Cha mẹ, gia đình phải có trách nhiệm cùng với nhà trường và xã hội và ngược lại, nhà trường và xã hội phải kết hợp, giúp đỡ gia đình thống nhất trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.
Nhận xét : Makarenko đòi hỏi các bậc cha mẹ phải nắm vững yêu cầu giáo dục con người XHCN, tích cực góp phần và có trách nhiệm hình thành phẩm chất đạo đức, ý chí, tính cách, tình cảm, hành vi của con người biết tự trọng, trung thực, có tổ chức, có kỉ luật, biết lao động, vui chơi cùng người khác và biết vì người khác. Đây chính là một mặt giáo dục có vai trò hết sức quan trọng mà ngày nay chúng ta vẫn thường bàn đến.
III) Đánh giá Makarenko và cống hiến của ông
- Makarenko là nhà lý luận và thực tiễn xuất sắc của nền giáo dục XHCN. Ông đã vận dụng sáng tạo lý luận Macxit vào thực tế để rút ra những kinh nghiệm làm phong phú cho lý luận giáo dục XHCN nói riêng và giáo dục nhân loại nói chung.
- Hệ thống giáo dục của ông rất hoàn thiện.
- Kinh nghiệm và lý luận giáo dục của ông có tính phổ biến, có giá trị thực tiễn lớn lao trong thời đại ngày nay.
- Các nhà giáo dục, đội ngũ cán bộ nghiên cứu và thầy cô giáo Việt Nam, cũng như các nước khác trong đó có cả một số lớn các nước tư bản đã và đang vận dụng kinh nghiệm của Makarenko trong nhiều lĩnh vực giáo dục. Tất nhiên mức độ vận dụng, hiệu quả của vận dụng còn phụ thuộc vào điều kiện xã hội, khả năng sáng tạo của nhà giáo dục ở mỗi nước.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lịch sử Giáo dục thế giới – Hà Nhật Thăng, Đào Thanh Âm, NXB GD1988




Về Đầu Trang Go down
admin
Admin
admin


Tổng số bài gửi : 60
Join date : 14/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

ANTON SEMIONNOVIC MAKARENKO- NHÀ GIÁO DỤC XÔ VIẾT LỖI LẠC	 (1888-1939) Empty
Bài gửiTiêu đề: Re: ANTON SEMIONNOVIC MAKARENKO- NHÀ GIÁO DỤC XÔ VIẾT LỖI LẠC (1888-1939)   ANTON SEMIONNOVIC MAKARENKO- NHÀ GIÁO DỤC XÔ VIẾT LỖI LẠC	 (1888-1939) Icon_minitimeSat Apr 17, 2010 10:59 am

cám ơn bạn my nhìu khi cha sẻ nhưng kiến thức về nhà giáo dục lỗi lạc Mackarenco nhe. Duy sẽ đọc và phản hồi nhanh nhất có thể hsbc
Về Đầu Trang Go down
https://ngoinhatraitim.forumvi.com
 
ANTON SEMIONNOVIC MAKARENKO- NHÀ GIÁO DỤC XÔ VIẾT LỖI LẠC (1888-1939)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» QUAN ĐIỂM GIÁO DỤC CỦA ANTON SEMIONNOVIC MAKARENKO
» Việt Nam ở đâu trên bản đồ giáo dục thế giới?
» Giáo sư Canada đưa bộ môn tâm lý học nhân văn vào Việt Nam
» Suy nghĩ về chiến lược phát triển giáo dục Việt Nam _Phan Chánh Dưỡng
» Thầy giáo - Thầy thuốc _Nguyễn Thị Thùy Dương, Giảng viên - Tâm Việt Group kynangsong.ning.com

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Giáo dục học :: Dòng chảy giáo dục-
Chuyển đến