NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA

Go down 
Tác giảThông điệp
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA Empty
Bài gửiTiêu đề: PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA   PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA Icon_minitimeWed Nov 04, 2009 6:53 pm

PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA
I. Khái niệm
- Là một trong những phương pháp tổ chức hành động học của học viên.
- Dạy học chương trình hóa là phương pháp giáo viên điều khiển hành động học tập của từng học viên, thông qua việc cung cấp cho họ chương trình học tập đã được cấu trúc từ trước. Kết quả là sau khi thực hiện xong chương trình, người học đạt được tri thức, phát triển kĩ năng và các mục đích dạy học khác.
II. Cơ sở của phương pháp Dạy học chương trình hóa
1. Phương diện tâm lý học
Dựa trên nền tảng của thuyết hành vi tạo tác của B. Skinner (1904 – 1990). Tức là xây dựng một chương trình (môi trường hành động) trong đó hàm chứa các kích thích dẫn đến hành vi đúng và các hành vi kích thích dẫn đến các hành vi sai. Người học sẽ hành động tương ứng với các kích thích đó theo cơ chế thử – sai. Sau khi thực hiện được một chuỗi hành động đúng, người học sẽ thu được kết quả mà người dạy mong muốn.
2. Phương diện điều khiển học
Dựa vào lý thuyết trong một hệ điều khiển thì có hai mối liên hệ ngoài và liên hệ trong. Tức là xây dựng một cấu trúc một chương trình dạy học, trong đó đảm bảo các mối liên hệ:
Bên trong – tự điều khiển của bản thân người học.
Bên ngoài là mối liên hệ giữa người dạy với người học hay là cơ chế điều khiển của người dạy với người học.
III. Đặc trưng của phương pháp dạy học chương trình hóa:
1. Nội dung học tập được chia thành những đơn vị (liều) kiến thức hoặc kĩ năng nhỏ và được cấu trúc thành một hệ thống trí thức trọn vẹn theo logic, liều trước sẽ là điều kiện, phương tiện để tiếp tục liều sau.
2. Mỗi liều kiến thức điều có những kích thích khiến cho người học hành động hoặc trả lời. Trong đó, có kích thích dẫn đến hành động đúng và cũng có kích thích dẫn đến hành động sai.
3. Kết quả của phản ứng phải được thể hiện ngay sau đó để chủ thể xác định được kết quả đó đúng hay sai dựa theo nguyên tắc “cho kết quả đúng thì được cũng cố ngay, còn các hành động hoặc lời nói sai thì không được cũng cố”.
4. Dạy học chương trình hóa là phương pháp dạy học cá biệt đến hóa đến từng người học.
IV. Cấu trúc của một chương trình dạy học theo chương trình hóa:
Cấu trúc của một chương trình bao gồm các bước liên tiếp. Mỗi bước gồm có các phần:
Phần 1: Thông báo kiến thức hoặc kĩ năng hành động. Ký hiệu là □
Phần 2: Các câu hỏi kiểm tra kiến thức hoặc kĩ năng. Ký hiệu là 0
Phần 3: Người dạy nghiên cứu câu trả lời của học viên để quết định quá trình học tiếp theo. Ký hiệu là T
Phần 4: Kết quả kiểm tra và phân tích kết quả đó. Ký hiệu là Δ
V. Các loại chương trình
1. Chương trình đường thằng:
a. Định nghĩa: Là chương trình, trong đó bắt đầu từ phần thứ 2 của liều (đơn vị kiến thức) thứ nhất đến các liều tiếp sau đó được cấu trúc theo logic đường thẳng. Trong mỗi bước chỉ có một nội dung tri thức hoặc kĩ năng.

b. Phương pháp thực hiện:
- Nội dung của mỗi bước được xác định dựa vào khả năng tiếp thu của học viên ở mức trung bình.
- Khi thực hiện, học viên phải tự xây dựng câu trả lời cho các câu hỏi kiểm tra. Nếu câu trả lời đúng thì được cũng cố và được đến với bước tiếp theo. Còn ngược lại, nếu trả lời sai, thì học viên đó cũng nhận được tín hiệu báo sai và phải tiếp tục trả lờ một câu hỏi khác đến khi nào đúng thì qua bước tiếp theo.
c. Sơ đồ chương trình đường thẳng:


Bước n-1 Bước n Bước n+1
d. Hạn chế:
- Khó xác định mức độ nội dung tri thức cho một liều lượng phù hợp với mọi người.
- Không phát huy tinh thần sáng tạo của học viên, đặt biệt là người học khá, giỏi.
2. Chương trình phân nhánh:
a. Định nghĩa: là chương trình, trong đó các liều được cấu trúc theo một hoặc nhiều hướng nhằm giúp học viên trả lời, hiểu nội dung cần lĩnh hội.

b. Phương thức thực hiện:
- Chương trình được xây dựng dựa vào nội dung tài liêu và kinh nghiệm của người học.
- Mỗi lần kiểm tra, người học phải lựa chọn một trong những câu trả lời đã cho sẵn. Nếu đúng thì được chuyển đến liều chính liền sau. Còn nếu sai thì sẽ được chuyển sang một liều phụ, ở đây người học được giải thích nguyên nhân tại sao lại sai và cách khắc phục. Sau đó người học được chuyển sang liều học chính ban đầu hoặc là một liều phụ khác để khắc phục sai lầm rồi mới chuyển lên liều chính tiếp theo.
c. Ưu khuyết điểm:
- Xác đối tượng.
- Giúp cho người học hiểu rõ hơn về nội dung cần lĩnh hội.
VI. Yêu cầu kỹ thuật của việc thiết kế chương trình DHCTH:
1.Xác định rõ mục tiêu bài học
2.Phân tích nội tài liệu học tập thành những liều kiến thức và xác lập logic của các liều kiến thức đó. Sao cho sau khi thực hiện xong các liều đó thì học viên đạt được mục tiêu học tập.
3.Lựa chọn các hình thức cấu trúc và các hành vi phản ứng của học sinh sao cho phù hợp.
4.Thiết kế và thử trước khi phổ biến.
VII. Ưu và nhược điểm của phương pháp dạy học chương tình hóa:
1. Ưu điểm:
- Tăng cường tính độc lập, tích cực hành động của người học đối với nội dung học tập.
- Tăng cường các hoạt động của người dạy hướng đến người học.
- Tăng cường cá thể hóa trong hoạt động day học.
- Có điều kiện khái thác và sử dụng các phương tiện kĩ thuật.
2. Hạn chế:
- Giao tiếp trực tiếp giữa người day và người học thấp. Nên vai trò điều chỉnh, điều khiển của người dạy rất ít. Dễ làm cho người học rập khuôn, máy móc và ảnh hưởng không tốt đến sự hình thành và phát triển nhân cách.
- Tính hợp tác giữa các học viên thấp.
- Khó đảm bảo tính hệ thống của nội dung tri thức.
- Phương tiện để dạy học tốn kém.

PM. Nguyễn Ngọc Duy

Về Đầu Trang Go down
 
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CHƯƠNG TRÌNH HÓA
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Hội thảo về phương pháp học tập hiệu quả theo hình thức tín chỉ
» Hội thảo tâm lý Pháp - Việt (2,3/11/2009)
» “Phương pháp tự học: phương pháp mô hình hóa”
» Lịch học năm mới
» khóa học mới (2-23/11/2009)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Giáo dục học :: Tổ chức hoạt động dạy học-
Chuyển đến