NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Nguyên tắc tôn trọng người khác trong giao tiếp

Go down 
Tác giảThông điệp
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

Nguyên tắc tôn trọng người khác trong giao tiếp Empty
Bài gửiTiêu đề: Nguyên tắc tôn trọng người khác trong giao tiếp   Nguyên tắc tôn trọng người khác trong giao tiếp Icon_minitimeMon Oct 19, 2009 9:10 am

Trên thế giới này, không ai là một hòn đảo cô độc giữa lòng đại dương cuộc đời. Con người luôn luôn tiếp xúc, trao đổi với nhau. Chính vì thế mà giao tiếp là một nhu cầu tối cần thiết đối với sự tồn tại của con người và đóng vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Cũng như bao hoạt động khác, để thành công, hoạt động giao tiếp phải tuân thủ theo một số nguyên tắc cụ thể như: nguyên tắc tôn trọng ngừơi khác, nguyên tắc đồng cảm, nguyên tắc thiện chí, nguyên tắc thả "neo" và sử dụng "neo".
Nguyên tắc giao tiếp là những chuẩn mực, những quy định, những quy tắc mà người giao tiếp phải tuân thủ. Có rất nhiều quy tắc giao tiếp nhưng theo tôi quy tắc tôn trọng con người trong giao tiếp là quan trọng hơn cả. Và qua việc phân tích các đặc điểm cũng như các khía cạnh của nguyên tắc tôn trọng sau đây, ta sẽ thấy được tầm quan trọng của nó.
Đầu tiên tôn trọng người khác là đặt người ta cao hơn vị trí thật hoặc ít nhất là đúng vị trí thật của người ta. Con người thường có xu hướng xấu là thích nghĩ đến bản thân mình hay tệ hơn là “đạp người khác xuống để mình ngoi lên”. Như vậy là ta chưa có một cái nhìn và sự thừa nhận công chính đối với bản chất thật của người ta hay nói khác đi là ta chưa biết tôn trọng người khác. Như vậy, tôn trọng người khác là ít nhất ta phải đặt họ vào đúng vị trí thật của họ. Ngoài ra, mỗi người đều có nhu cầu được người khác thấy sự quan trọng của mình và trọng mình. Nên ta chỉ có thể tôn trọng người khác khi ta đáp ứng cái nhu cầu cơ bản đó của họ. Nghĩa là hãy có khuynh hướng đề cao họ. Tác dụng của nguyên tắc này rất lớn, vì trong quá trình giao tiếp, đối phương được ta làm cho thoả mãn nhu cầu chính yếu của mình, thì họ sẽ cởi mở hơn, thân thiện hơn và dễ dàng hợp tác với ta hơn.
Tuy nhiên, "khuynh hướng đề cao người khác" không đồng nghĩa với xu nịnh. Nếu đề cao người khác là hành động cao đẹp của người quân tử bao nhiêu, thì ngược lại xu nịnh là hành vi xấu xa của kẻ tiểu nhân bấy nhiêu. Đề cao người khác là thật lòng, toàn tâm toàn ý công nhận những mặt tốt của họ. Còn nịnh hót thì ngựơc lại, ta "bằng mặt chứ không bằng lòng". Nghĩa là trong ta chưa chấp nhận những mặt tốt đó mà chỉ dùng những lời nói hay cử chỉ để lấy lòng người ta thôi. Nên để thực hiện thành công nguyên tắc này, ta phải khen ngừơi khác bằng một tấm lòng chân thật như ông bà ta thường nói "hữu xạ tự nhiên hương".
Ngoài ra, tôn trọng ngừơi khác còn là biết chấp nhận toàn diện con người người ta. Con người vốn có nhiều mặt, có ưu thì cũng có khuyết. Nếu ta chỉ tán thành mặt này mà không tán thành với mặt kia; đồng thuận với những ưu điểm mà không đồng thuận với những khuyết điểm của người khác thì quả là ta chưa biết tôn trọng người vây. Vì khi đó trong mắt ta, họ chỉ là một phần của họ thôi chứ không phải là họ. Nên tôn trọng người khác là biết chấp nhận người khác, tất là đón nhận mọi mặt của con ngừơi họ. Cách cư xử này cũng đóng vai trò rất lớn trong sự thành công của hoạt động giao tiếp nơi ta. Vì khi đã chấp nhận người khác, thì ta không còn mang não trạng xét đoán người khác nữa, không còn bực bội hay tức giận vì những những khuyết điểm của người nữa. Như vậy lòng ta sẽ thanh thản, bình an và các mối quan hệ của ta với người khác sẽ luôn tốt đẹp.
Tuy nhiên, chấp nhận người khác không đồng nghĩa với nhu nhược và tự mãn về người. Mà chấp nhận là để hiểu nhau và cảm thông với nhau. Chấp nhận là loại bỏ những dị biệt ở nhau để cùng chung sống. Chấp nhận là cùng ngồi lại để giúp nhau thăng tiến.
Và cũng chính vì thế mà tôn trọng người khác còn có đặc điểm nữa là "đòi hỏi cao ở họ". Nghĩa là ta đánh giá cao năng lực tự hoàn thiện ở họ, tôn trọng những khả năng tiềm ẩn trong họ. Nên yêu cầu, đòi hỏi cao ở họ không phải là lối hành xử khiếm nhã mà là tôn trọng họ thật sự. Cụ thể tôn trọng người là để chấp nhận họ kèm theo những điều kiện, yêu cầu để họ thăng tiến hơn.
Không những thế, tôn trọng người khác còn là tôn trọng chính mình. Nói như một câu rong Kinh Thánh được xem là "khuôn vàng thước ngọc" trong nghệ thuật giao tiếp là " Anh em muốn người ta làm gì cho mình thì hãy làm cho người ta như vậy", thì khi mình tôn trọng ngừơi khác tức là mình đã "bật đèn xanh" cho người khác tôn trọng mình vậy. Thế là ta không còn bị nhận những hành động thiếu tôn trọng từ những người khác nữa, vì ta đã làm theo nguyên tắc "gieo gì gặt đó". Vậy là ta đã bớt những tản đá lớn trong cái khối núi phiền muộn mà cuộc đời đem lại cho ta. Mặt khác, khi ta tôn trọng người là ta đã tôn trọng bản thân mình. Vì khi cư xử như thế là ta đã tự biết và có quyền tự hào về ta là một người có văn hoá, có kỹ năng giao tiếp tốt chứ không phải là một người khiếm nhã vậy.
Tóm lại, qua những phân tích trên ta thấy tôn trọng người khác quả là một nguyên tắc "chìa khoá vàng" của sự thành công trong giao tiếp. Chính vì thế mà từ nguyên tắc này, bản thân tôi rút ra được rất nhiều kết luận cho bản thân cũng như nghề nghiệp của mình như:
1. Có cái nhìn khách quan về học sinh, cũng như thân chủ của mình. Tránh cái nhìn thàn kiến, duy tình cảm.
2. Đón nhận những mặt tốt cũng như những mặt xấu của người khác.
3. Luôn tư duy tích cực để tìm ra những mặt tốt nơi người khác để dễ chấp nhận họ hơn.
4. Thực hiện nguyên tắc "khách hàng là thượng đế" đối với người khác đặt biệt là đối với học sinh và thân chủ của mình.
5. Đừng tiếc lời khen khi học sinh hay người khác làm được việc tốt.
6. Đánh giá cao, động viên cũng như tạo điều kiện để học sinh và thân chủ của mình phát huy những ưu điểm.
7. Tìm kiếm, kích thích, và giúp đỡ học sinh, thân chủ của mình phát huy được những tiềm lực của bản thân.
8. Thường xuyên khen học sinh đồng thời kèm theo một vài điều kiện khéo léo để các em nổ lực, phấn đấu mà hoàn thiện bản thân.
9. Biết lắng nghe khi nói chuyện với người khác.
10. Tập tôn trọng bản thân để có thể tôn trọng người khác.
11. Cho người khác thấy họ có vai trò quan trọng trong mắt mình.
12. Khi học sinh hay người khác sai lỗi, nếu cần thiết ta cần sửa lỗi một cách khéo léo để tránh động chạm đến lòng tự trọng của người ta.
13. Khi học sinh hay người khác làm cho ta một điều gì, ta hãy thành thật mà cám ơn họ bằng cả tấm lòng.
14. Đừng thường xuyên lên mặt dạy đời người khác.
15. Sống chân thành với người khác, đừng giả tạo.
.....
PM. Duy Nguyễn
Về Đầu Trang Go down
 
Nguyên tắc tôn trọng người khác trong giao tiếp
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» CHUYÊN ĐỀ “Tầm quan trọng của người mẹ trong tiến trình giáo dục con cái” ngay 9/5/2010
» Con số 3 kỳ diệu trong giao tiếp kinh doanh
» Con số 3 kỳ diệu trong giao tiếp kinh doanh
» Các phương pháp tiếp cận trong tâm lý học lâm sàng
» nhận biết bản thân và người khác

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Tâm lý học giao tiếp-
Chuyển đến