NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 TÂM LÝ BỆNH HỌC VỀ NGHIỆN MA TÚY Ở TUỔI THIẾU NIÊN

Go down 
Tác giảThông điệp
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

TÂM LÝ BỆNH HỌC VỀ NGHIỆN MA TÚY Ở TUỔI THIẾU NIÊN Empty
Bài gửiTiêu đề: TÂM LÝ BỆNH HỌC VỀ NGHIỆN MA TÚY Ở TUỔI THIẾU NIÊN   TÂM LÝ BỆNH HỌC VỀ NGHIỆN MA TÚY Ở TUỔI THIẾU NIÊN Icon_minitimeWed Sep 30, 2009 9:16 am

TÂM LÝ BỆNH HỌC VỀ NGHIỆN MA TÚY Ở TUỔI THIẾU NIÊN

Lâm Xuân Ðiền*

Trong quá trình xây dựng nhân cách, các em thiếu niên thường hay tìm kiếm bản sắc (Identité) riêng của mình và nhiều lúc nghĩ rằng việc sử dụng chất gây nghiện sẽ giúp cho các em vượt qua những thử thách, những khủng hoảng trong giai đoạn phát triển đầy khó khăn của tuổi trẻ. Vấn đề nghiện ngập ở tuổi thiếu niên là một vấn đề mới, chủ yếu là từ hai thập kỷ qua.
TẠI SAO THIẾU NIÊN LẠI CÓ HÀNH VI- NGHIỆN NGẬP

1/ Ảnh hưởng của một xã hội tiêu dùng (Société de consommation):

Xã hội tràn ngập những sản phẩm làm cho cuộc sống dễ dàng hơn và thoải mái hơn. Có rất nhiều động cơ để thúc đẩy việc sử dụng các vật thể tạo khoái cảm (Objets de plaisir). Thường thì các em thiếu niên sử dụng các sản phẩm ấy cũng vì muốn chứng tỏ mình đã trưởng thành như người lớn. Ðó là một hành vi bắt chước (Imita-tion). Việc sử dụng ma túy cũng có thể do những yếu tố văn hóa, môi trường xã hội, những phương thức, thông tin, khả năng cung cấp cũng như khả năng tiếp cận với ma túy.

2/ Sự thay đổi bản sắc ở tuổi thiếu niên:

Tuổi trẻ thường hay tìm kiếm những kinh nghiệm trong các lĩnh vực của cuộc sống. Ảnh hưởng của nhóm rất mạnh, có thể tạo ra những động tác tiêu cực. Trong lúc vui đùa với nhau, các em truyền tay nhau và thử sử dụng một chất kích thích nào đó. Hành vi này có thể coi như một hành vi nguy cơ. Việc sử dụng các chất gây nghiện không thể tách rời bối cảnh phát triển nhân cách của các em. Sử dụng ma túy có thể đồng nghĩa với việc chống lại những qui tắc của xã hội, tìm kiếm những kinh nghiệm mới, phát triển những kiểu hành vi mới, hay tạo dựng những giá trị mới.

3/ Yếu tố cá nhân:

Các em thiếu niên thường hay nêu lên những động cơ của việc nghiện ngập như sau:

- Tò mò.

- Ðể có thể hòa nhập với một nhóm bạn.

- Bị áp lực của bạn bè.

- Ðể giảm căng thẳng về tâm lý.

- Ðể thoát sự cô độc và buồn chán.

- Ðể tạo khoái cảm.

- Ðể tạo sự dễ dàng trong việc giao tiếp với người khác.

- Ðể tỏ sự chống đối với cha mẹ.

- Thách thức với xã hội.

- ...
HÀNH VI NGHIỆN NGẬP (conduite addictive)

Trước kia, khái niệm hành vi nghiện ngập thường gắn với một chất nào đó ở bên ngoài. Hiện nay, nhiều tác giả (Oxford, 1978; Schneider, 1991) đã mô tả năm yếu tố chính đặc trưng cho hành vi nghiện ngập:

- Một sự thôi thúc (Compulsion) thực hiện hành vi đó.

- Cố bám giữ hành vi đó dù có những hậu quả xấu.

- Một ám ảnh (Obsession) đối với hành vi.

- Một cảm giác tội lỗi sau khi thực hiện.

- Khi ngưng đột ngột thì lại có những triệu chứng nặng nề về mặt tâm lý hay/ và sinh lý.

Khái niệm về sự lệ thuộc đã vượt qua và thay thế khái niệm về nghiện thuốc (Pharmaco-dépendance) và có thể mở rộng đối với những hành vi nghiện ngập nhưng không có chất độc, chất thuốc (Addiction sans drogue).
CÁCH GIẢI THÍCH VỀ TÂM LÝ BỆNH HỌC

1/ Về mặt sinh học:

Chất sérotonine có thể gây ra nghiện ngập thông qua vai trò của nó trong việc tạo ra sự bốc đồng (Impulsivité) và sự làm chủ rất kém về hành vi. Việc thí nghiệm ở thú vật cho thấy, sự gia tăng hoạt động của dopamine tạo nên sự khởi động cho các hành vi thích thú các chất gây nghiện. Ðây là một lĩnh vực cần phải được nghiên cứu nhiều hơn. Nhưng chác chắn là chúng ta không thể giải thích những hành vi lệ thuộc bằng những yếu tố sinh học.

2/ Việc tìm kiếm những cảm giác:

Sự phân tích các thang tìm kiếm cảm giác (Echelle de recherche de sensations) cho thấy sự hiện diện thường xuyên của 4 yếu tố:

- Sự tìm kiếm nguy hiểm và phiêu lưu.

- Tìm kiếm kinh nghiệm.

- Chống ức chế.

- Khuynh hướng buồn chán.

3/ cách tiếp cận phân tâm:

Hiện nay, chưa có một lý thuyết phân tâm nào có thể giải thích một cách đầy đủ những cơ chế tiền ý thức và vô thức nằm phía sau hành vi lệ thuộc. Có thể kể ra 3 cách giải thích:

- Sự khoái cảm (Plaisir): gắn liền với kích thích dục tính (Excitation érotique) có nghĩa là việc tìm kiếm một khoái cảm dục tính là cơ chế tạo nên sự lệ thuộc.

- Sự ái kỷ (Narcissisme): khái niệm bản thân - đối tượng (Soi-objet) được đưa ra để giải thích việc chủ thể phụ thuộc cần đến một đối tượng, không phải vì những phẩm chất của nó, mà chỉ vì bản thân nó mà thôi.

- Việc làm êm dịu những căng thẳng (apaisement des tensions): khái niệm này có thể đưa ra để giải thích trường hợp thiếu những cơ chế phòng vệ chống lại sự lo hãi tạo nên một sự căng thẳng bên trong đôi khi chịu không nổi. Chính lúc đó lại tìm đưọc trong hành vi nghiện ngập một phương tiện để làm êm dịu những căng thẳng.
NHÂN CÁCH CỦA THIẾU NIÊN NGHIỆN NGẬP

Tuổi thiếu niên là tuổi rất nhạy cảm với nguy cơ nghiện ngập. Có thể quan sát được những yếu tố chủ yếu như sau:

- Những xung đột giữa sự ham muốn khẳng định mình và sự phụ thuộc trước kia.

- Những lo hãi hay những nghi ngờ về tương lai bản thân, cộng vào đó là sự tan rã về tư tưởng của những hệ thống giá trị và hệ thống tham khảo, chỗ dựa gia đình, văn hóa, đạo đức, những cái không thể thiế- được trong sự cấu trúc bản sắc cá nhân.

- Việc kéo dài sự phụ thuộc về vật chất và tình cảm tạo nên sự không thỏa mãn và đôi lúc tạo nên những rối loạn.

- Quan hệ xã hội của các băng nhóm, nhằm tìm kiếm bản sắc riêng. Thêm vào đó là quá trình ảnh hưởng, bắt chước bạn bè, đồng hóa với những "người mạnh".

Nhìn chung trong tiến trình hình thành nhân cách của các thiếu niên nghiện đều có sự đan xen giữa nhiều mức độ nguyên nhân. Cho nên cần có sự quan sát kỹ lưỡng và phân tích khoa học tùy theo từng trường hợp.
DẤU HIỆU CỦA HÀNH VI NGHIỆN NGẬP

Ðây là những dấu hiệu mà cha mẹ cũng như những người thân trong gia đình có thể phát hiện sớm ở trẻ:
1/ Dấu hiệu chung:

- Không thích giao tiếp

- Không để ý đến bề ngoài: quần, áo...

- Quan trọng hóa qui chế xã hội.

- Thay đổi bạn.

- Thay đổi nhiều về cảm xúc (trầm nhược, hung hãn..)

- Mất hứng thú đối với thể thao.

- Thay đổi tính tình.

- Cười vô cớ.

- Hành vi dễ thương, nói dối.

- Mùi thơm khác thường, dấu vết trên thân thể, quần áo...

- ....
2/ Ở trường:

- Học lực sa sút

- Không ham thích các hoạt đô-g trong trường học.

- Trốn học

- Ăn cắp ở trong trường

- Tập trung kém, thờ ơ

- Thay đổi thái độ sau khi ra chơi hay sau khi vào nhà vệ sinh.

3/ Ở nhà:

- Chán ăn

- Ði, về không đúng giờ giấc

- Thường hay đi ra khỏi nhà

- Thay đổi thái độ

Ðương nhiên, những dấu hiệu trên chỉ giúp phát hiện trẻ bị nghiện. Nhiều dấu hiệu này cũng có thể tìm thấy ở các trẻ khác trong quá trình hình thành nhân cách.
CÁC GIAI ÐOẠN SỬ DỤNG CHẤT GÂY NGHIỆN

1/ Tiếp xúc lần dầu (Prise de contact):

Ở đây vấn đề khoái cảm giữ vai trò quan trọng. Trên thực tế phần lớn các em ít khi thích thú ly bia, điếu thuốc hay liều thuốc đầu tiên. Giai đoạn này không có vấn đề gì đặc biệt khó khăn.

2/ Thử nghiệm (Expérimentation):

Các em chọn lựa giữa hai con đường tạm ngưng hay tiếp tục sử dụng chất gây nghiện. Phần lớn các em bỏ việc làm quen với các chất bị cấm. Giai đoạn này chưa có vấn đề gì nhiều, không có vấn đề gì trầm trọng.

3/ Sử dụng thường xuyên (Usage répété):

Việc sử dụng ma túy nhiều lần với một mức độ thấp thì chưa thể đưa đến những hậu quả nghiêm trọng. Giai đoạn này các em còn có thể quyết định từ bỏ hẳn được.

4/ Sự lệ thuộc (Dépendance):

Ðến giai đoạn này, muốn cứu vãn tình hình cần phải có sự hỗ trợ của các chuyên gia y tế, tâm lý, xã hội. Trẻ đang phải đối mặt với những vấn đề mới về thể chất, tâm lý, xã hội, kinh tế hay luật pháp.

5/ Nghiện ngập (Toxicomanie):

Các em lao vào một cuộc sống đầy kịch tính và rơi vào một vòng lẫn quẩn. Các em tìm cách thoát khỏi những khó khăn, những xung đột nội tâm bằng con đường sử dụng ma túy. Ðây là đỉnh cao nặng nhất của sự nghiện ngập.

Chia nhỏ các giai đoạn như vậy cũng nhằm để hiểu rõ hơn tâm lý và tình trạng nghiện ngập của các em, có giải pháp đúng đắn cho việc phòng ngừa và giúp các em thoát ra khỏi sự lệ thuộc và sự nghiện ngập một cách có hiệu quả hơn.
RÉSUMÉ

PSYCHOPATHOLOGIE DE LA TOXICOMANIE

CHEZ LES ADOLESCENTS.

Depuis les deux dernières décennies, les adolescents sont de plus en plus attirés par l-usage des drogues.

Les raisons qui les rendent plus vulnérables peuvent être: l-influence de la société de consommation, le changement d-identité lors du passage de l-enfance vers l-adolescence, les facteurs personnels. Le concept "conduite addictive" s-est progressivement substitué au terme de pharmacodépendance. Cette notion de dépendance se voit actuellment étendue à des comportements addictifs sans l-usage d-un produit toxique, "addiction sans drogue".

Des modèles psychopathologiques d-inspira-tions diverses, proposent différentes approches explicatives: Approches biologiques, recherche de sensations, approché psychodynamique générale. Nous avons aussi rappelé les signaux révelateurs de la toxicomanie chez les adolescents. Afin de mieux comprendre l-adolescent consommateur de drogue nous avons décrit plusieurs niveaux dans les- assuétudes: Prise de contact, expérimen-tation, usage répété, comsommation excessive, dépendance, toxicomanie. Cette description permet de mieux comprendre les comportements addictifs chez les adolescents et de pouvoir prendre des mesures appropriées dans la prévention de la toxicomanie.
TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. SPPP: L-usage des drogues - Bruxelles, 1995.

2. Luc Bils: La prévention et l-education pour la santé dans le champ des toxicomanies: Utilités et Difficultés - Séminaire International sur les Assuétudes - Bangkok, 3-1998.

3.Thongchai Uneklabh: Implemen-tation of substance abuse - prevention and intervention and demand reduction program in Thailand - Thailand, 1997.

4. ONCB: Narcotics annual report - Thailand, 1996.

5. D. Marcelli, A-Braconnier: adolescence et psycho-pathologie - Masson - Paris, 1995.

6. Guy Lazorthes: Sciences humaines et sociales. l-homme, la société et la médecine - Masson - Paris, 1996.

7. Trương Thìn, Phạm Nguyễn Vinh, Nguyễn Quang Văn: Chiến đấu với ma túy giành lại con người , Sở- Y tế Thành phố Hồ Chí Minh, 1985.

8. OMS: La santé des jeunes. Geneves,1994.

Text Box: *Bác sĩ Chủ nhiệm Bộ môn Tâm thần -Tâm lý Y học, Trung tâm Ðào tạo và Bồi Dưỡng Cán Bộ Y Tế TP Hồ Chí Minh
Về Đầu Trang Go down
 
TÂM LÝ BỆNH HỌC VỀ NGHIỆN MA TÚY Ở TUỔI THIẾU NIÊN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Giao tiếp với thiếu niên
» MỘT SỐ NÉT TÂM LÝ ĐẶC TRƯNG CỦA TUỔI THANH NIÊN
» HIỆN TƯỢNG TỰ SÁT Ở TUỔI THANH NIÊN
» Bệnh tâm lý là gì?
» BỆNH TỰ KỶ Ở TRẺ NHỎ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Tâm lý học trị liệu-
Chuyển đến