NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Tìm hiểu Phương pháp xúc cảm thuần lý

Go down 
Tác giảThông điệp
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

Tìm hiểu Phương pháp xúc cảm thuần lý Empty
Bài gửiTiêu đề: Tìm hiểu Phương pháp xúc cảm thuần lý   Tìm hiểu Phương pháp xúc cảm thuần lý Icon_minitimeFri Jun 19, 2009 10:13 am

Tìm hiểu Phương pháp xúc cảm thuần lý Tìm hiểu Phương pháp xúc cảm thuần lý View_thumb3_120_02
Phương pháp xúc cảm thuần lý (RET) do Albert Ellis (1902- 1994) xây dựng năm 1962 xuất phát từ niềm tin vào việc cho lời khuyên trực tiếp và giải thích trực tiếp hành vi cuả TC.

Phương pháp này bao gồm việc đối mặt và thách thức điều mà Ellis gọi là niềm tin phi lý, thuyết phục thân chủ thay thế những niềm tin khiến thân chủ nghĩ không tốt về bản thân hoặc khiến người ấy mang đầy những cảm nghĩ tiêu cực hoặc khó chịu.
Theo Ellis, vấn đề của TC ( những rỗi nhiễu xúc cảm) là do những niềm tin sai lệch hoặc những mong muốn thái quá, không phù hợp gây ra. Ông đã làm sáng tỏ những ý nghĩ và niềm tin phi lý mà theo ông là nguồn gốc gây nên phần lớn những ứng xử không thích ứng của chúng ta nói chung và của TC nói riêng . Những ý nghĩ và niềm tin phi lý đó là:1. Điều cơ bản là được mọi người tiếp xúc với ta yêu mến
2. Điều quan trọng bậc nhất là lúc nào cũng giỏi dang, thích đáng, có khả năng làm tốt những việc mình làm.
3. Cuộc sống là tai hoạ khi sự việc không đi đúng hướng mà ta mong muốn.
4. Những người muốn điều xấu cho ta phải luôn bị khiển trách hoặc trừng phạt
5. Giải pháp hoàn hảo lúc nào cũng cần có để chống lại những thực tế tệ hại của cuộc sống. Những suy nghĩ và niềm tin này dựa trên những nhu cầu cơ bản được khắc sâu trong mỗi chúng ta (xem thuyết nhu cầu của Maslow) và thoả mãn chúng là cần thiết để chúng ta lai thăng bằng. Nhưng, một cách ngược đời, chính chúng ta lai gán cho các nhu cầu đó những giá trị sai lầm làm cho việc thực hiện chúng trở nên khó khăn hoặc không thể tiến hành được. Kết quả là bản thân chúng ta phải hứng chịu những rối loạn cảm xúc gây ra lo âu. và gây nên phần lớn những ứng xử không thích hợp như :


Kiểu suy nghĩ tuyệt đối hoá:

Đây là kiểu nhận thức mà chúng ta nhìn nhận sự kiện thiên lệch ở 2 đối cực, hoặc là tất cả hoặc là không có gì. Cách nghĩ điển hình là “Tôi luôn luôn làm tốt và chiếm được sự đồng tình, ủng hộ của người khác”; “ Người khác nên đối xử với tôi theo đúng cách mà tôi thích”...Thực tế trong cuộc sống không phải lúc nào con người cũng nhận được sự đồng tình của người khác. Khi không nhận được những điều này, chúng ta trở nên thất vọng tràn trề dẫn đến đổ vỡ niềm tin mà mình đã xây dựng nên.


Trầm trọng hoá, quan trọng vấn đề :

Kiểu này liên quan đến việc người nào đó nhìn nhận một thất bại không đáng kể như một tai hoạ, một tổn thất lớn, dẫn đến mất niềm tin vào bản thân, người khác và xã hội.


Tự ám thị mình không có khả năng chịu đựng thất bại:

Những người có kiểu tư duy này không có khả năng chịu đựng những hoàn cảnh không thuận lợi trong cuộc sống.
Khái quát hoá một cách vội vã, thái quá: Là những người chỉ căn cứ vào một, hai biểu hiện đã vội vã kết luận, khái quát sai lệch hoặc không chính xác về sự kiện, hoàn cảnh xảy ra với mình.


Cảm giác sự vô tích sự, vô giá trị của bản thân:

Đây là biến thể của kiểu khái quát vội vàng, những người có kiểu nhận thức này thường tin rằng mình là kẻ vô tích sự hoặc không có khả năng gì.Ellis (1976) đã trình bày cách thức mà một hậu quả cảm xúc (C) phần lớn được cho là do 1 sự kiện thúc đẩy (A) nhưng thực ra là do con người tin tưởng (B) khi đối mặt với sự kiện thúc đẩy theo mô hình ABC khiến cho người ấy mang đầy những cảm nghĩ tiêu cực hoặc khó chịu.
Mục đích của phương pháp là NTV cùng với TC phân tích tình huống phải đối đầu và rút ra kết luận về những suy nghĩ và niềm tin không hợp lý. Từ đó đi đến điều chỉnh những suy nghĩ và niềm tin không hợp lý này.


Để thực hiện được mục đích trên, NTV phải có nhiệm vụ:

Khuyến khích , thuyết phục, chiều chuộng thúc đẩy TC tham gia vào các hoạt động đã làm cho họ chùn bước hoặc sợ hãi. Làm cho sáng tỏ các quá trình tư duy của TC, làm cho TC ý thức được điều gì không hợp lý khiến họ tri giác khách quan hơn các sự kiện, tìm ra những giải pháp mới làm giảm lo âu, thay thế các ứng xử không thích nghi bằng những ứng xử mới có thể làm cho mình sung sướng hơn do có khả năng hơn trong việc liên hệ được giữa những nhu cầu riêng với đòi hỏi của cuộc sống và môi trường luôn luôn thay đổi.Ellis đưa ra kỹ thuật tham vấn liên quan đến 5 bước cơ bản :Đầu tiên, NTV cần thuyết phục TC rằng họ đang có những ý nghĩ không hợp lý.
Thứ 2, NTV cần chỉ ra cho TC thấy cách họ đang duy trì những suy nghĩ phi lôgic và không hợp lý này.
Thứ 3, TC cần được học cách thách thức những niềm tin không hợp lý của họ.
Thứ 4, TC cần được biết làm cách nào các niềm tin phi lý lại được bản thân tiếp thu.
Thứ 5, TC cần phải hành động để phát triển một cách sống hợp lý hơn trên thế giới.Để có thể trợ giúp TC nhận diện được những suy nghĩ phi lôgic và những niềm tin bất hợp lý, Ellis đã phát triển các kỹ thuật tiếp cận TC đặc trưng sau:
Mô hình ABC mối liên quan với sự hình thành nhân cách. Ellis tin rằng rất ít khi bản thân tình huống A gây ra stress (C) dẫn đến thất bại hoặc ứng xử thiếu thích nghi, mà phần lớn là do niềm tin (B) đã thấm sâu vào tình huống đó. Vì vậy qua quá trình linh hoạt, trực tiếp trong đó NTV giúp TC xác định sự bất hợp lý trong suy nghĩ, trợ giúp TC trong việc chống chọi và thách thức những niềm tin phi lý. Ví dụ thay vì tôi nghĩ “Tôi chẳng là gì.”, “Tôi xấu.”; “Tôi không bao giờ tìm được người nào khác như người đó.”, TC có thể bắt đầu luyện tập để nói với chính mình rằng “Tôi có một số ưu điểm nhất định” , “ Tôi sẽ tìm được một người khác” trong một phương pháp linh hoạt để chống lại những ý nghĩa tiêu cực về bản thân.


Bài tập ở nhà về nhận thức :

Phương pháp tham vấn của Ellis không chỉ kết thúc ở văn phòng tham vấn mà còn tạo điều kiện để TC có thể thực hiện một cách linh hoạt và chủ động việc cấu trúc lại nhận thức khi ở ngoài văn phòng tham vấn. Ellis gợi ý rằng TC nên tiếp tục chống lại những niềm tin phi lý, xác định những gì nên làm, phải làm để loại bỏ những suy nghĩ tuyệt đối hoá dẫn đến những niềm tin phi lý như vậy và liên tục làm việc để tổ chức lại suy nghĩ của họ sao cho chúng trở nên ít bị giới hạn và trở nên tự do hơn trong cuộc sống.

Đọc sách:

Đọc sách là một kĩ thuật đặc biệt mà Ellis chứng minh rằng nó rất hữu ích cho việc trợ giúp TC thay đổi một cách chủ động những suy nghĩ và hành động về chính vấn đề của họ thông qua việc tự mình lĩnh hội kiến thức chính thống được trình bày trong sách báo.

Đóng vai:

TC có thể thử về hành vi mới cả ở văn phòng lẫn ở nhà bằng việc đóng vai. Quá trình linh hoạt này giúp thách thức những niềm tin phi lý đang tồn tại và cung cấp một hệ thống hành vi bước đầu cho sự thay đổi tiếp sau.

Bài tập tấn công sự xấu hổ:

Ellis cho rằng các cá nhân thường xuyên quá bị ảnh hưởng bởi những vấn người khác nghĩ về họ. Để làm giảm sự ảnh hưởng này ông gợi ý rằng các cá nhân nên làm trái với những điều mang tính xã hội thông thường và luyện tập để tạo nên sự khác biệt. Điều này cho phép các cá nhân dẹp bỏ những điều nên làm và phải làm và hành động một cách tự do, thoải mái hơn.

Bài tập tưởng tưởng:

Ellis khuyến khích TC tưởng tượng bản thân họ muốn họ như thế nào.Sự tưởng tượng, đặc biệt kèm theo sự luyện tập hành vi, có thể làm thay đổi cách tồn tại của một cá nhân trên thế giới.Những kĩ thuật ứng xử: Ellis khuyến khích sử dụng bất kì kĩ thuật ứng xử nào có thể dễ dàng đưa lại sự thay đổi của TC. Những liệu pháp như điều kiện hoá thao tác, mẫu hành vi, luyện tập, kiểm soát bản thân, tràn ngập, chìm ngập của trường phái hành vi đều có thể được sử dụng trong REBT.

Những kĩ thuật xúc cảm:

Mặc dù rất tập trung vào nhận thức nhưng Ellis không quên vai trò của xúc cảm. Thay cho việc không tin rằng bản thân, tâm hồn thanh thản đã chứa đựng trong nó tác dụng chữa bệnh, Ellis cho rằng việc xem xét tình cảm và hiểu cảm xúc của một người nào đó có thể là kết quả của những suy nghĩ phi lí. Vì thế, Ellis khuyến khích TC đi sâu hơn vào những cảm xúc của họ trong sự nỗ lực tạo nên sự kiểm soát nghiêm túc bản thân với hệ thống niềm tin đã tồn tại của họ.
REBT là một phương pháp tiếp cận TC chủ động, linh hoạt, trực tiếp và mang tính giáo dục. Ellis không tin vào mối quan hệ đòi hỏi những điều kiện thiết yếu và đầy đủ như C.Rogers đưa ra trong phương pháp tham vấn tập trung vào cá nhân. Đối với Ellis, điều quan trọng là niềm tin của TC vào triết lý của REBT, NTV chỉ bảo cho TC hoàn cảnh, cảm xúc, niềm tin, hậu quả của những suy nghĩ và khuyến khích TC đương đầu một cách chủ động với hoàn cảnh để đạt đến sự mới mẻ trong suy nghĩ và trong cuộc sống. Ellis tin rằng TC phải tạo được sự chuyển đổi từ việc là nạn nhân trong hoàn cảnh của chính mình trở thành người có thể kiểm soát được cuộc sống của bản thân, tạo nên sự thay đổi tích cực trong nhận thức và hành vi.
REBT được đánh giá với những ưu và nhược điểm như sau:
Về ưu điểm: REBT rất có hiệu quả đối với người lớn đặc biệt trong trường hợp bị trầm nhược hoặc bị rối nhiễu lo âu. REBT dễ áp dụng trong thực tiễn và dễ giải toả được những cảm xúc tức thời cho TC, giúp họ ứng phó tốt hơn với vấn đề hiện tại của bản thân.
Về nhược điểm: REBT không coi trọng hiệu quả của mối quan hệ giữa NTV và TC. REBT ít có hiệu quả với những TC mà rối nhiễu cảm xúc của họ là do những mâu thuẫn, xung đột dồn nén từ lâu trong vô thức hoặc những TC bản thân đã tự nhận thức được sự phi lí trong suy nghĩ , niềm tin ám ảnh của mình nhưng không thay đổi được.
REBT không cho phép TC được chủ động khám phá bản thân nên chưa giúp TC tìm ra được những tiềm năng của bản thân.
Với REBT, TC chỉ có thể ứng phó với vấn đề hiện tại chứ không có khả năng đương đầu với những khó khăn trong tương lai, do đó quá trình tham vấn không có hiệu quả triệt để.

Cách thức trợ giúp TC của REBT chỉ là thuyết phục họ thay đổi suy nghĩ và niềm tin phi lý trên cơ sở đưa ra những bằng chứng về sự phi lý nên có thể không đạt được hiệu quả bởi trên thực tế niềm tin của con người nói chung rất khó thay đổi và không phải lúc nào mọi suy nghĩ và niềm tin phi lý của con người cũng là nguyên nhân của những xúc cảm âu lo, hành vi bất thường ở họ.
Về Đầu Trang Go down
 
Tìm hiểu Phương pháp xúc cảm thuần lý
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG GIÁO DỤC
» Các phương pháp tiếp cận trong tâm lý học lâm sàng
» Chỉ số IQ và phương pháp xác định IQ
» Các phương pháp đánh giá kết quả học tập.
» Tiếp cận thân chủ theo phương pháp nhận thức (1)

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Tâm lý học trị liệu-
Chuyển đến