NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Hiện tượng tự tử ở thanh niên

Go down 
Tác giảThông điệp
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

Hiện tượng tự tử ở thanh niên Empty
Bài gửiTiêu đề: Hiện tượng tự tử ở thanh niên   Hiện tượng tự tử ở thanh niên Icon_minitimeThu Jun 25, 2009 8:51 pm

Các bạn thân mến! Gần đây, hiện tượng tự tử ở thanh thiếu niên diến ra rất thường xuyên. Vậy nguyên nhân do đâu, cả nhà mình cùng bàn bạc xem nha Hiện tượng tự tử ở thanh niên Icon_tongue Hiện tượng tự tử ở thanh niên Icon_tongue


Hiện tượng tự tử ở thanh niên Nhung-cach-tu-tu-2

Hành
vi tự tử (suicidal behaviour) theo định nghĩa của Tổ chức Y tế thế giới
bao gồm 3 thành phần: ý tưởng tự sát (chỉ thể hiện trong ý nghĩ); toan
tự sát (có hành vi để tự tử, nhưng không thành công); tự sát (có hành
vi tự tử đi đến tử vong)
Theo những số liệu thống kê về tỉ lệ tự tử
chung của thế giới của nhóm tuổi từ 12-15 là 97-131 người/100.000 dân;
nhóm tuổi từ 16-20 là 277-341 người/ 100.000 dân. Tỉ lệ này đang có xu
huớng gia tăng và trẻ tuổi hoá. Dự báo của Tổ chức Y tế thế giới đến
năm 2020 tự tử sẽ là nguyên nhân tử vong hàng đầu ở các nước phát triển
và hàng thứ 2 ở các nước đang phát triển.
ở Việt nam tự tử trong
thanh thiếu niên cũng có xu hướng trẻ hóa và gia tăng. Qua các phương
tiện truyền thông đại chúng gần đây, chúng ta từng biết đến những vụ tự
tử hết sức thương tâm của các em học sinh vì những lý do không đáng như
thi trượt đại học, bị bố mẹ mắng, bị phát hiện quay cóp hay do nợ nần...
Vậy sự kiện này được nhìn nhận như thế nào dưới con mắt của các nhà khoa học?

Trước
hết, dưới góc độ sinh học, phải xác định rằng lứa tuổi thanh thiếu niên
(12 – 18 tuổi) là giai đoạn trong đó tính độc lập của trẻ thay thế tình
trạng phụ thuộc vào cha mẹ và những người lớn khác. Sợi dây ràng buộc
với gia đình trở nên giãn ra do thanh thiếu niên dành nhiều thời gian
hơn cho cuộc sống bên ngoài tổ ấm gia đình. Các em có nhu cầu muốn có
tình bạn thân thiết, muốn được bạn bè cùng trang lứa chấp nhận và tán
thưởng ngày càng lớn. Do đó các em rất lo sợ bị bạn bè tẩy chay. Trong
giai đoạn này, ở các em có những sự biến đổi lớn về sinh học và cơ thể
nên rất nhạy cảm, dễ bị tổn thương. Nhận thức về các vấn đề xã hội cũng
sâu sắc hơn nên thích tranh cãi, phản kháng người lớn, khi phát hiện ra
những khiếm khuyết, các em dễ trở nên thất vọng. Những đặc điểm trên
của lứa tuổi khiến cho nguy cơ tử tử của thanh thiếu niên ngày càng có
xu hướng gia tăng.

Bên cạnh những đặc điểm sinh học lứa tuổi,
các nhà xã hội học cho rằng mỗi chúng ta đều thuộc về một nhóm xã hội
nào đó và chúng ta luôn có nhu cầu được mọi người trong nhóm chấp nhận
những giá trị của mình. Đặc biệt trong giai đoạn thanh thiếu niên, nhu
cầu được người khác chấp nhận và tán thưởng rất lớn. Một đứa trẻ sẽ thà
hy sinh cuộc sống chứ không chịu chấp nhận sự chối bỏ và chê bai của
người khác. Chính vì thế mà một em bé được cha mẹ nhìn nhận là học
giỏi, chắc chắn đỗ đại học sẽ có nguy cơ tự tử cao hơn những em được
đánh giá học lực khá khi nhận được tin thi trượt đại học. Ngược lại,
một số em khác thu hút sự tán thưởng của người khác bằng chính hành vi
tự tử của mình. Đó chính là hiện tượng tự tử hàng loạt do bắt chước
nhau. Khi báo chí và các phương tiện truyền thông đại chúng rầm rộ đưa
tin và chia sẻ với một hành vi tự sát nào đó. Đứa trẻ bỗng hiểu rằng
khi nó tự tử, nó cũng được quan tâm, chú ý như thế. Điều này làm cho
các ngành truyền thông lúng túng vì 1 mặt họ phải thông báo cho công
chúng, mặt khác họ cần phải làm sao để vấn đề đừng trầm trọng hơn.
áp
lực xã hội cũng là một nguyên nhân chính dẫn đến tự sát. Có thể nói
hiện nay thanh thiếu niên chịu rất nhiều áp lực xã hội trong đó, áp lực
nặng nề nhất có lẽ là áp lực học tập. Để “bằng bạn bằng bè” nhiều bậc
cha mẹ chỉ chăm chú dầu tư cho con cái hết học chính đến học thêm mà
quên mất chăm sóc sức khỏe tinh thần cho con. Hành vi tự tử của các em
là con đường cuối cùng để phản kháng lại những áp lực đó (Sự kiện về
các em học sinh Hàn Quốc tự tử do áp lực học tập quá lớn là một ví dụ
điển hình).
Trong xã hội phương Đông như Việt Nam, các em gái thường
phải gánh chịu nhiều áp lực xã hội hơn vì có nhiều định kiến và chuẩn
mực phải tuân theo. Các em thường khó sửa chữa những lỗi lầm của mình
hơn các em nam. Hơn nữa, các em nữ ít có điều kiện để giải tỏa trạng
thái stress hơn. Tuy nhiên, tỉ lệ các em nam tự tử thành công lại cao
hơn các em nữ. Có thể ý tưởng tự tự xuất hiện ở nữ nhiều hơn nhưng để
dẫn đến việc tự tử thành công các em nữ thường phải cân nhắc các chuẩn
mực trước khi hành động chứ không nóng vội quyết định như các em nam.
Trong
một môi trường đầy áp lực và với tính cách dễ bị tổn thương của lứa
tuổi. Đối với thanh thiếu niên, mỗi một sự kiện gây khó chịu từ nhẹ đến
mạnh qua cách nhìn của các em đều có thể là giọt nước cuối cùng làm
tràn ly dẫn đến những hành vi tiêu cực mà không có sự cân nhắc lợi hại.
Chính vì thế mà nhiều em đã tìm đến cái chết chỉ vì bị bố mẹ đánh mắng,
bố mẹ không quan tâm...

Các nhà tâm lý học khi xem xét tự tử
thường nhấn mạnh đến đến yếu tố nhân cách của cá nhân. Họ cho rằng các
em bé tự sát thường có quan điểm niềm tin, suy nghĩ lệch lạc về thế
giới và chính nó đã tạo nên ở các em những xúc cảm tiêu cực dẫn đến
những hành vi tiêu cực. Niềm tin sai lệch thường gặp là gì? Đối với một
số em, thế giới được nhìn nhận hoặc là toàn màu đen, hoặc là toàn mầu
hồng. Một sự kiện dù tốt đến mấy nhưng sau khi bị các em phát hiện ra
một khiếm khuyết sẽ trở thành một sự kiện xấu xa, tồi tệ. Lúc này, niềm
tin của các em sụp đổ, hoang mang, không biết nên tin vào cái gì. Một
số em khác lại có xu hướng trầm trọng hóa vấn đề, xem một lỗi nhỏ như
một tai họa lớn; khái quát hóa quá mức (chỉ vì bị một điểm 5 môn Toán
và cho rằng mình không có khả năng học toán; chỉ vì một câu mắng của bố
mẹ mà kết luận rằng bố mẹ chẳng yêu thương gì mình) hoặc là luôn tự ám
thị mình sẽ không có khả năng chịu đựng được thất bại (không thể chịu
nổi việc bị bạn bè chê cười vì một hành vi nào đó). Tất cả những thời
điểm như vậy rất dễ xảy ra những hành vi dại dột.
Nguy cơ tự sát
cũng có thể xảy ra khi đứa trẻ không tìm được ý nghĩa của cuộc sống,
cảm thấy bản thân vô tích sự, vô giá trị. Nhiều em đã tự dấn mình vào
các trò chơi nguy hiểm (đua xe, đánh nhau), vào cờ bạc, vào các tệ nạn
(rượu chè, ma túy) để khám phá ý nghĩa của cuộc sống. Rồi từ đó, đứa
trẻ bị dính vào những mâu thuẫn mà bản thân không thể giải quyết được
nên dùng cái chết để chạy trốn hoặc để trừng phạt mình.

Quan
điểm của các nhà y học thì cho rằng nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc tự
tử là do bệnh trầm cảm. Theo các con số thống kê thì có tới 2/3 số
người tự tử bị trầm cảm. Những trẻ trầm cảm thường có khí chất khó
khăn, khó thích nghi, trầm buồn, có tính lệ thuộc cao và có khuynh
hướng dễ bị suy sụp sau một sự kiện bất lợi như bị từ chối, hắt hủi,
hay thất bại...
Bệnh cơ thể cũng là một yếu tố đi kèm thường gặp của
sự tự sát (nhất là ở những trẻ mắc những bệnh không thể chữa như ung
thư hoặc mắc bệnh xã hội như HIV/AIDS). Tự sát có ở nhóm người bệnh tâm
thần có nguy cơ cao gấp 10 lần ở quần thể bình thường.

Còn
theo quan điểm của các nhà giáo dục thì nguyên nhân gây ra tự tử chính
là do sự thiếu hụt các kỹ năng xã hội, kỹ năng giải quyết vấn đề. Đứng
trước một vấn đề mâu thuẫn khó khăn, do không có kỹ năng giải quyết vấn
đề nên các em trở nên bế tắc. Các em lại không có kỹ năng xã hội nên
không thể huy động các nguồn trợ giúp. Sự bế tắc và cô đơn cùng cực
trong giai đoạn khủng hoảng của lứa tuổi này góp phần làm nguy cơ tự
sát tăng cao.

Vậy chúng ta phải làm gì? Đây là một vấn đề lớn và
chúng ta không thể giải quyết nó một cách đơn độc. Cần có sự vào cuộc
của các ban ngành cũng như sự kết hợp chuyên môn chặt chẽ của các nhà
giáo dục học – y học – tâm lý học ở trường học. Đối với mỗi phụ huynh,
cần có thái độ nghiêm túc khi xem xét vấn đề này. Hãy tìm hiểu về sự
phát triển tâm lý lứa tuổi và quan tâm chăm sóc sức khỏe tinh thần của
con em mình. Tìm cách loại trừ tối đa các áp lực xã hội cũng như trang
bị cách nhìn nhận các vấn đề xã hội một cách đúng đắn, kỹ năng đương
dầu và giải quyết các vấn đề khó khăn. Hãy theo dõi các biểu hiện tâm
lý của con em mình, khi cảm thấy có điều gì bất thường, hãy liên lạc
ngay với các bác sỹ hoặc nhà tâm lý.
lol! lol!
Về Đầu Trang Go down
 
Hiện tượng tự tử ở thanh niên
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» HIỆN TƯỢNG TỰ SÁT Ở TUỔI THANH NIÊN
» HIỆN TƯỢNG RẠCH TAY- HÀNH XÁC
» MỘT SỐ NÉT TÂM LÝ ĐẶC TRƯNG CỦA TUỔI THANH NIÊN
» Hiện tượng giải trừ và phục hồi tự phát
» Hiện tượng tâm linh dưới các góc nhìn

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Tâm lý học xã hội-
Chuyển đến