NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (P2)

Go down 
Tác giảThông điệp
peterduynguyen
Admin
peterduynguyen


Tổng số bài gửi : 143
Join date : 18/04/2010

Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (P2) Empty
Bài gửiTiêu đề: Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (P2)   Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (P2) Icon_minitimeFri Dec 31, 2010 7:14 am

Mục tiêu của giáo dục tiểu học là giúp cho học sinh hình thành những cơ sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thẩm mĩ, thể chất và các kĩ năng cơ bản để học sinh tiếp tục học trung học cơ sở. Vì vậy cho nên ở các nhà trường tiểu học không chỉ dạy tri thức mà còn tổ chức cho các em các hoạt động thực hành để củng cố tri thức, tổ chức các trò chơi theo các chủ đề của mỗi tháng,…được gọi là hoạt động ngoài giờ lên lên lớp. Vậy hoạt động ngoài giờ lên lớp được hiểu như thế nào?
Hoạt động ngoài giờ lên lớp là sự tiếp nối hoạt động dạy học trên lớp, là con đường gắn lý thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của học sinh. Hoạt động ngoài giờ lên lớp gồm các mục tiêu:
Củng cố và khắc sâu những kiến thức của các môn học, rèn luyện cho học sinh những kĩ năng cơ bản phù hợp với lứa tuổi, bồi dưỡng thái độ tự giác tham gia các hoạt động tập thể và các hoạt động xã hội. Với mục tiêu trên loại hình hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp bao gồm:
1. Hoạt động văn hóa - nghệ thuật:
a. Vai trò:
Hoạt động văn hóa - nghệ thuật có tác dụng giáo dục rất tích cực đối với học sinh. Đây được xem là “ món ăn tinh thần” không thể thiếu được trong dời sống tập thể hằng ngày
b. Ý nghĩa
- Hoạt động văn hóa nghệ thuật giúp tinh thần học sinh sảng khoái hơn bớt được những căng thẳng trong việc học.
- Hoạt động này giáo dục học sinh biết cách cảm thụ nghệ thuật, cản thụ cái hay, cái đẹp của con người, của cuộc sống… tạo nên ở học sinh những xúc cảm thẩm mỹ, những tình cảm đẹp đẽ phát triển tâm hồn tự nhiên trong sáng .
- Hoạt động này giáo dục cho học sinh những phẩm chất đạo đức như tình yêu quê hương đất nước, yêu con người
c. Nội dung và hình thức:
Đây là một loại hình quan trọng, không thể thiếu được trong sinh hoạt tập thể của trẻ em, nhất là học sinh ở bậc Tiểu Học. Hoạt động này bao gồm nhiều thể loại khác nhau: hát, múa, thơ ca, kịch ngắn, kịch câm, tấu vui, độc tấu, thi kể chuyện, vẽ, …
- Tập một bài hát, điệu múa
- Trình diễn một chương trình văn nghệ
- Thi văn nghệ giữa các tổ học sinh
- Tổ chức vẽ tự do hoặc vẽ theo chủ đề.
d. Các yêu cầu
- Phải phù hợp với các đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi, hứng thú, sở thích của học sinh
- Đảm bảo phát huy, phát triển được tính tích cực độc lập sáng tạo của học sinh, rèn luyện tính năng tự quản
- Đa dạng hóa các hình thức hoạt động văn hóa nghệ thuật có sự thay đổi liên tục nhằm kích thu hút và phát triển tiềm năng của học sinh.
2. Tổ chức hoạt động thể dục thể thao
Sức khỏe là vốn quý, là nguồn hạnh phúc lớn lao của con người, không có sức khỏe là điều bất hạnh lớn nhất trong cuộc đời con người. Ở phương Tây có câu châm ngôn rất hay: “Mất tiền là mất ít, mất thời gian là mất nhiều, mất sức khỏe là mất tất cả”.
Thật vậy, để sống hạnh phúc, con người cần có ba điều kiện: trí tuệ, tình cảm và sức khỏe. Và để có sức khỏe thì bên cạnh những yếu tố như: dinh dưỡng, vệ sinh và di truyền, việc luyện tập thể dục thể thao cũng có vai trò rất quan trọng. Nó giúp cho cơ bắp phát triển, sức khỏe thể lực được duy trì, thần kinh vững vàng, có khả năng phòng chống được bệnh tật, tâm lí thỏa mái, cuộc sống tươi vui hạnh phúc.
a. Mục đích của việc tổ chức hoạt động thể dục thể thao ở trường tiểu học
- Hình thành ý thức và thói quen rèn luyện thân thể, tập luyện thể dục, thể thao, tích cực tham gia vào các hoạt động vui chơi, giải trí, để có một thể lực tốt, cơ bắp mạnh khỏe, dẻo dai, tâm lí ổn định.
- Giúp học sinh có ý thức luyện tập để phát triển cân đối về hình thể, có chiều cao, cân nặng, bộ xương, bộ cơ vững chắc, các chức năng của cơ thể hoạt động điều hòa.
- Khắc phục các hiện tượng bất bình thường và mất cân đối về mặt thể trạng của học sinh như: cong vẹo cột sống, béo phì…
b. Nội dung của việc tổ chức hoạt động thể dục thể thao ở trường tiểu học
Bao gồm các bài thể dục buổi sáng và giữa giờ, các môn điền kinh như chạy nhảy, cờ tướng, cơ vua, bơi lội…
c. Hình thức tổ chức hoạt động thể dục thể thao ở trường tiểu học
- Tổ chức rèn luyện thể dục buổi sáng, giữa giờ hoặc cuối giờ (buổi chiều).
- Xây dựng phong trào thi đua luyện tập thể dục thể thao giữa các khối, lớp.
- Tổ chức luyện tập và thi đấu các môn thể thao như: bóng bàn, bóng đá, cầu lông, cờ vua, cờ tướng, bơi lội…giữa các lớp, các khối, các trường hoặc là các địa phương như cuộc thi Hội khỏe Phù Đổng chẳng hạn.
- Thành lập các club, các đội nhóm thể thao như: đội bóng đá, cầu mây, bóng bàn…
- Tổ chức các cuộc tham quan, du lịch.
- Tổ chức cắm trại.
d. Một số nguyên tắc của việc tổ chức hoạt động thể dục thể thao ở trường tiểu học
- Phải tạo ra hứng thú, tính chủ động, tích cực, có ý thức của học sinh.
- Phải vận động tất cả mọi người tham gia, tiến hành luyện tập thường xuyên hàng ngày, tạo tập thói quen, kiên trì.
- Tổ chức luyện tập nâng dần mức độ phức tạp của các bài tập và phù hợp với lứa tuổi học sinh tiểu học, đảm bảo cho các bộ phận của cơ thể được vận động và phát triển cân đối.
- Đảm bảo tuyệt đối an toàn trong luyện tập và thi đấu. Có biện pháp phòng ngừa, tránh mọi rủi ro, tai nạn có thể xảy ra.
3. Hoạt động lao động
a. Khái niệm:
- Lao động là hình thức hoạt động đặc biệt của con người, lao động tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần nhằm thỏa mãn nhu cầu cuộc sống của con người và chính trong lao động con người cũng cải tạo cơ bản bản thân mình.
b. Vai trò
- Giúp học sinh vận dụng được các tri thức kĩ năng, kĩ xảo vào thực tế.
- Làm hình thành lòng yêu lao động, tiết kiệm nơi học sinh.
- Góp phần phát triển thể chất cho học sinh trong quá trình lao động chân tay.
- Là phương tiện hữu hiệu để phát triển toàn diện của nhân cách của học sinh.
- Giúp học sinh biết làm một số công việc lao động, chuẩn bị thiết thực cho học sinh về mặt tâm lý cũng như các phẩm chất và năng lực cần thiết khác để tham gia lao động trong tương lai.
c. Nội dung
Các hoạt động lao động tự phục vụ như: trực nhật, sửa chữa bàn ghế, trang trí lớp học; các hoạt động lao động hàng tuần; thực hiện các nội dung giáo dục nghề nghiệp và hướng nghiệp trong trường tiểu học.
d. Hình thức
- Trực nhật lớp
- Vệ sinh trường lớp
- Lao động công ích
- Sắm vai nghề nghiệp
e. Yêu cầu:
- Lao động phải mang ý nghĩa giáo dục
- Đảm bảo tính tập thể, tính sáng tạo, tính vừa sức của hoạt động lao động.
- Đảm bảo tính thường xuyên, liên tục, của các hoạt động lao động, tăng dần tính phức tạp của hoạt động lao độngtheo lứa tuổi.
- Tổ chức cho học sinh tính tự giác, tích cực tham gia vào nhiều hình thức lao động khác nhau, kích thích tính sang tạo của học sinh trong lao động…
Kết luận:
Tóm lại ngoài những hoạt động nói trên thì còn có những hoạt động văn hóa đa dạng, phong phú phù hợp với lứa tuổi, trình độ của trẻ em tiểu học. Tùy theo trình độ , điều kiện, cơ sở vật chất, con người cụ thể, thời gian, không gian mà chúng ta lựa chọn hoạt động phù hợp.


Về Đầu Trang Go down
 
Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (P2)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp (P1)
» ĐẶC TRƯNG VÀ QUY LUẬT CỦA HOẠT ĐỘNG GIẢNG DẠY NGOẠI NGỮ
» Tổ chức hoạt động vui chơi
» CÁC THÀNH TỐ CẤU TRÚC CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC THÀNH TỐ
» HOẠT ĐỘNG ĐỒ VẬT CỦA TRẺ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Giáo dục học :: Giáo dục học tiểu học-
Chuyển đến