NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 MỘT SỐ KĨ NĂNG CƠ BẢN TRONG VIỆC DẠY HỌC Ở CAO ĐẲNG – ĐẠI HỌC

Go down 
Tác giảThông điệp
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

MỘT SỐ KĨ NĂNG CƠ BẢN TRONG VIỆC DẠY HỌC  Ở CAO ĐẲNG – ĐẠI HỌC Empty
Bài gửiTiêu đề: MỘT SỐ KĨ NĂNG CƠ BẢN TRONG VIỆC DẠY HỌC Ở CAO ĐẲNG – ĐẠI HỌC   MỘT SỐ KĨ NĂNG CƠ BẢN TRONG VIỆC DẠY HỌC  Ở CAO ĐẲNG – ĐẠI HỌC Icon_minitimeWed Sep 15, 2010 3:23 am

MỘT SỐ KĨ NĂNG CƠ BẢN TRONG VIỆC DẠY HỌC
Ở CAO ĐẲNG – ĐẠI HỌC
- PM. Nguyễn Ngọc Duy –
Khoa tâm lý – giáo dục
Trường Đại học Sư phạm Tp. HCM
Để đảm bảo cho việc dạy học được diễn ra tốt đẹp và đạt được mục tiêu giáo dục đặt ra thì người giáo viên phải trang bị cho mình rất nhiều kỹ năng. Trong đó có những kỹ năng hết sức quan trọng mà nhà giáo không thể không có.
I. Nhóm kỹ năng thiết kế kế hoạch dạy học:
Ở nhóm này, người giáo viên cần có kỹ năng thiết kế kế hoạch dạy học môn học, có thể là theo năm học, theo học kỳ, theo tháng hoặc theo tuần. Và kế hoạch dạy học môn học được chia thành kế hoạch của bộ môn và kế hoạch của giảng viên. Thường thì kế hoạch bộ môn sẽ được trưởng bộ môn soạn thảo sau đó sẽ phổ biến lại cho các giáo viên trong tổ. Còn giảng viên sau khi nhận được kế hoạch bộ môn sẽ dựa vào đó để tự lên kế hoạch giảng dạy cho mình.
Ngoài ra, ở nhóm này người giáo viên còn cần có kỹ năng thiết kế kế hoạch dạy học bài học, hay chúng ta vẫn hay nói nôm na là soạn giáo án.
Trong những năm gần đây với sự phát triển như vũ bão của công nghệ thông tin và việc ứng dụng nó trong lĩnh vực giáo dục, cũng như dựa vào chương trình dạy học phát triển của Intel, người giáo viên hiện nay còn cần phải rèn luyện một kỹ năng quan trọng khác cũng thuộc nhóm kỹ năng này là: kỹ năng thiết kế hồ sơ dạy học. Kỹ năng này đòi hỏi và yêu cầu cao hơn rất nhiều ở người giảng viên so với hai kỹ năng trên. Bởi lẽ, để xây dựng một bộ hồ sơ dạy học với đầy đủ nội dung, thông tin, tài liệu mà phải hợp lý và hiệu quả với các ứng dụng thông tin thì quả không dễ.
Và để thực hiện được những vấn đề trên thì người giáo viên phải có những kỹ năng “con”, kỹ năng chi tiết như sau:
1. Kỹ năng xác định mục tiêu:
Khi rèn luyện kỹ năng này, giáo viên cần lưu ý những yêu cầu sau:
Mục tiêu học tập phải là của người học. Nghĩa là, tuy giáo viên là người đặt ra mục tiêu, nhưng chính mục tiêu đó phải là do học sinh thực hiện. Ví dụ như ta không thể đặt mục tiêu là sau giờ học kể chuyện, giáo viên giúp học sinh kể lại được câu chuyện. Mà ta phải đặt là sau giờ học kể chuyện học sinh kể lại được câu chuyện.
Yêu cầu thứ hai của loại kỹ năng này là phải xác định đầy đủ ba mục tiêu: kiến thức, kỹ năng, thái độ, không được bỏ xót yếu tố nào.
Tiếp theo nữa là xác định mục tiêu phải ngắn gọn, rõ ràng và khả thi. Không được đặt mục tiêu quà dài dòng, mờ hồ, mung lung và không thể thực hiện được so với trình độ của học viên, điều kiện cơ sở vật chất, kỹ thuật. Ví dụ như mục tiêu: sau khi học xong bài “một số kỹ năng cơ bản của việc soạn giáo án” học viên có thể soạn được một giáo án hoàn chỉnh là hoàn toàn không khả thi. Bởi lẻ để soạn một giáo án hoàn chỉnh là một quá trình lâu dài, trải qua nhiều luyện tập mới hình thành được kỹ năng này, chứ không thể sau khi học xong một bài lý thuyết là yêu cầu học sinh soạn được ngay lập tức, hoàn toàn vô lý!
Yêu cầu tiếp theo và cũng là yêu cầu bổ xung cho yêu cầu vừa trên đó là, mục tiêu phải lượng giá được. Tức là mục tiêu đặt ra phải thể hiện được các mức độ đo được về tri thức, kỹ năng, thái độ của người học và ta có thể quan sát, đánh giá được. Và để làm được điều này chúng ta cần phải dùng các động từ đơn nghĩa để mở đầu các mục tiêu. Ví dụ như ta không thể dùng các từ chung chung như: hiểu, biết, thích, ấn tượng…Vì hiểu thì hiểu như thế nào? Biết thì được ra sao? Thích thì thích cái gì, thích bào nhiều? Sao ta có thể đánh giá được nên không thể dùng những từ này trong việc xác định mục tiêu bài học. Mà ta phải dùng các từ cụ thể, rõ ràng, có thể quan sát được như: kể lại, thuật lại, nêu tên, lấy ví dụ, phân tích, so sánh, vận dụng để giải quyết một vấn đề cụ thể nào đó…
2. Kỹ năng tổ chức nội dung.
Nội dung là phần trọng yếu nhất của bài học, không có nội dung thì bài học trở nên rỗng tếch một cách đúng nghĩa theo như nghĩa đen, không hơn không kém. Nên giáo viên cần đặc biệt lưu ý kỹ năng này.
Để tổ chức được nội dung bài dạy tốt, người giáo viên trước tiên cần dựa vào cốn kiến thức, kinh nghiệm thực tiễn của mình. Nên nếu dạy một vấn đề nào đó mà mình chưa có đủ tri thức thì giáo viên phải tự trau dồi trước không thôi phải gặp cảnh “lớp mình cùng sinh hoạt chờ chuông ren nhé!” dài dài mỗi khi đứng lớp. Sau đó, giáo viên cần dựa vào chương trình môn học chung đã được quy định. Tiếp đến là giáo trình cũng như những tài liệu tham khảo để bổ sung và làm phong phú kiến thức.
Sau khi dựa vào những yếu tô trên, giáo viên cần tổ chức, sắp xếp, biên soạn nội dung sao cho phù hợp với học sinh của mình. Để làm được điều này, giáo viên phải đáp ứng được các yêu cầu sau:
Đầu tiên là nắm vững cấu trúc nội dung bài học được quy định trong chương trình. Đây là điều tối quan trọng, nếu không có điều này thì giáo viên như con thuyền giữa khơi không có la bàn, đưa học sinh của mình lang than trên biển cả mà không biết ngày nào cập đúng bến.
Tiếp đến, giáo viên cần xác định được nội dung trọng tâm, cơ bản của bài học. Không làm được điều này giáo viên cũng khó lòng truyền tải đúng cái cần đến cho học sinh. Ví dụ như đang dạy phần “các phương pháp dạy học hiện đại và các ưu điểm” chẳng hạn. Giáo viên thay vì chú trọng giới thiệu và phân tích ưu điểm của các phương pháp hiện đại trên cơ sở so sánh với các phương pháp truyền thống thì giáo viên lại nói lướt qua và tập trung vào phân tích các phương pháp truyền thống như vậy là không hợp lý.
Ngoài ra, giáo viên cần xác định những khái niệm, thuật ngữ khoa học then chốt để làm công cụ cho bài học. Ví dụ như khi dạy giáo dục học thì những vấn đề cơ bản như: khái niệm giáo dục nghĩa rộng, giáo dục nghĩa hẹp và dạy học giáo viên cần phải nắm chắt để có thể dựa vào đó để phân tích các vấn đề cho học viên.
Bên cạnh đó, trong quá trình dạy học giáo viên cần phải tích cực phân tích, lý giải nội dung bài học bằng các ví dụ minh họa sống động, các liên hệ thiết thực với cuộc sống của học sinh. Có như thế học sinh mới dễ tiếp thu và hiểu thấu đáo nội dung bài học.
Không những thế, một người giáo viên giỏi còn là người biết tìm ra và dẫn dắt học sinh nhận ra được các mối liên hệ giữa các bài học với nhau, giữa bài trước với bài sau, thậm chí là giữa các môn học mà học sinh được học với nhau nữa. Ví dụ như các môn về tâm lý học, triết học, sinh học…có mối quan hệ rất khắn khít và bổ sung rất nhiều cho các môn giáo dục học chẳng hạn.
Hơn nữa, dạy học theo hình thức lớp bài không hề giống với việc dạy học theo cá nhân. Dù mức độ tri thức, năng lực giữa các học sinh trong một lớp là khá tương đồng. Nhưng vẫn có sự khác biệt nhất định giữa các học sinh dựa vào tính chủ thể của mỗi người. Vì vậy giáo viên cần có sự phân hóa nội dung cho từng đối tượng sinh viên sao cho phù hợp. Ví dụ như ngoài việc xác định và giảng dạy ở mức độ tương đồng chung cho cả lớp, thì giáo viên cần biết học viên nào có trình độ cao hoặc thấp hơn mức chung để có thể nâng cao yêu cầu hoặc hổ trợ nhằm giúp học sinh có hứng thú học tập hơn.
Ngoài ra, giáo viên cần phải lưu ý vấn đề phân bố thời giảng dạy hợp lý cho từng nội dung. Để làm được điều này, giáo viên cần dựa vào chương trình giảng dạy để xem phần nào là trọng tâm, phần nào có nhiều vấn đề quang trọng không thể bỏ thì phải dành thời gian nhiều hơn.
3. Kỹ năng lựa chọn, phối hợp các phương pháp và phương tiện dạy học
Đây cũng là một kỹ năng quyết định rất nhiều đến kết quả học tập. Để có được kỹ năng này giáo viên cần nắm vững khái niệm, các ưu – nhược điểm của mỗi phương pháp. Ngoài ra như chúng ta biết rằng, tích tích cực, chủ động của học viên trong việc học được tăng lên rất nhiều khi giáo viên sử dụng các phương pháp dạy học hiện đại như: thảo luận nhóm, sermina, dạy học theo dự án, sắm vai, trò chơi nhận thức…Như người ta vẫn thường nói:
“Tôi nghe tôi quên
Tôi nhìn tôi nhớ
Tôi làm tôi hiểu”
Nên chúng ta cần ưu tiên lựa chọn các phương pháp hiện sử dụng trong việc dạy học. Tuy nhiên chúng ta chỉ được ở mức độ ưu tiên mà thôi, không được tuyệt đối hóa các phương pháp dạy học hiện đại mà quên đi các phương pháp truyền thống như: thuyết trình, trực quan, thực hành, vấn đáp…Bởi lẻ các phương pháp này cũng có những giá trị nhất định của chúng mà các phương pháp khác không thể thay thế được.
Ngoài ra, trong quá trình dạy học giáo viên phải xác định được đâu là phương pháp dạy học được sử dụng chủ đạo trong giờ lên lớp đó. Đồng thời giáo viên cũng cần nắm được các phương pháp hổ trợ khác. Vì nếu sử dụng đơn độc một phương pháp thì chắc chắn giờ học sẽ không thành công. Bởi lẻ nó sẽ làm cho học viên chán nản, mệt mõi và rơi vào trạng thái ức chế. Ví dụ như một buỗi học mà từ đầu đến cuối, giáo viên chỉ ôm microphone thao thao bất tuyệt thì quả là đau khổ cho sinh viên. Vì họ đã gặp phải một “giáo sư gây mê không hồi sức” không hơn, không kém.
Bên cạnh việc lựa chọn và sử dụng các phương pháp dạy học, giáo viên còn cần phải hết sức lưu ý đến các phương tiện dạy học. Nếu phương tiện dạy học được lựa chọn và sử dụng hợp lý sẽ làm tăng kết quả học tập lên rất nhiều. Ví dụ như giáo viên dạy cho học sinh về cây lúa, thì còn gì hiệu quả hơn khi giáo viên dùng chính một cây lúa để làm phương tiện dạy học. Mặt khác khi nói đến vấn đề này, một việc sử dụng phương tiện không đúng rất phổ biến hiện nay mà ta phải dùng đến từ lạm dụng thì mới đúng, đó là việc sử dụng máy chiếu trong dạy học. Nhiều giáo viên chưa biết hoặc chưa có kinh nghiệm trong việc soạn giáo án điện tử đã gây nhiều ảnh hưởng xấu đến việc học của học sinh. Thay vì làm tăng tính trực quan thì giáo viên lạm dụng nhiều quá trong việc cung cấp phim, ảnh, nhạc có khi chẳng ăn nhập gì với nội dung. Hoặc ngược lại có giáo viên chỉ chiếu toàn chữ với chữ. Trước đây người ta phế phán lối dạy đọc chép khiến học sinh thụ động. Bây giờ lại chiếu chép cũng chẳng khác gì, đã vậy còn gây hậu quả tệ hơn. Nếu sử đọc chép chỉ làm cho học sinh “đau tai, mỏi tay” thì bây giờ “chiếu chép” làm cho học sinh vừa “đau tai, mỏi tay” lại vừa “hoa mắt” nữa. Khốn khổ đời học sinh!
4. Kỹ năng thiết kế cấu trúc bài dạy:
Ở kỹ năng này việc đầu tiên mà giáo viên cần làm đó là xác định tiến trình bài học hay là cấu trúc của bài lên lớp. Thường thì cấu trúc đó đi theo các bước sau:
Đầu tiên là tổ chức lớp. Ở phần này giáo viên có thể chào hỏi, lèm quen (nếu lần đầu); kiểm tra tình trạng lớp học, xem thử phòng học có vấn đề gì không? Lớp trực nhực chưa? Có đầy đủ các dụng cụ dạy học cần thiết như: khăn lau bảng, phấn (viết), máy chiếu, đèn điện…chưa? Ngoài ra ở phần này giáo viên cũng có thể điểm danh nếu cần.
Tiếp theo là phần mở bài. Phần này được giáo viên sử dụng để dẫn dắt học sinh đi vào bài học. Giáo viên có thể dẫn dắt bằng bài cũ đến bài mới, kể chuyện, đưa ra một tình huống có vấn đề…làm sao để tạo được động cơ để kích thích việc học tập của sinh viên.
Sau phần mở bài là đến phần thân bài. Ở phần này hoạt động của giáo viên và sinh viên thể hiện nội dung bài học. Đây là phần chính yếu và trọng tâm nhất của bài học.
Và cuối cùng là phần kết bài. Ở đây, giáo viên có thể tổng kết, cô đọng lại nội dung bài học; lượng giá và đánh giá buỗi học, có thể cho học viên làm một số bài tập hoặc yêu cầu gì đó. Ngoài ra giáo viên còn phải hướng dẫn học tập cho học sinh qua việc giao yêu cầu về nhà, hướng dẫn học bài tiếp theo…
Ngoài việc xác định tiến trình học tập ở kỹ năng này giáo viên cần lưu ý đến việc phân bố thời gian cho hợp lý cũng như dự kiến trước các tình huống có thể xảy ra trong giờ học để có thể lên lớp một cách chủ động và hiệu quả hơn.
II. Nhóm kỹ năng triển khai kế hoạch bài dạy
Bên cạnh nhóm kỹ năng thiết kế kế hoạch bài dạy thì nhóm kỹ năng này cũng đóng vai trò hết sức quan trọng. Bởi một lẽ giản đơn là nếu không có triển khai thì việc thiết kế mãi mãi cũng nằm trên giấy tờ và không phát huy được tác dụng gì hết. Vì có vai trò quan trọng như thế nên nhóm kỹ năng này có một số yêu cầu cụ thể như sau:
Trước hết là yêu cầu thực hiện đúng kế hoạch giảng dạy. Nếu không có yêu cầu này thì việc chuẩn bị kế hoạch giảng dạy cũng không còn ý nghĩa nữa. Và hơn nữa nếu không thiếu yêu cầu này thì giáo viên sẽ dễ “lạc đường” trong quá trình giảng dạy, “cháy giáo án”, mất thời gian vô ích…
Bên cạnh đó, trong quá trình triển khai kế hoạch bài dạy thì giáo viên phải đảm bảo mối quan hệ tác động qua lại giữa người dạy và người học. Bài học sẽ không đạt được mục tiêu nếu thiếu sự tác động qua lại này. Nếu một lớp học mà chỉ có sự tác động một chiều từ giáo viên thì sẽ vô cùng tẻ nhạt. Và khi ấy phòng học trở thành một phòng điêu khắc không hơn không kém. Hoặc ngược lại nếu như mối quan hệ đó chỉ có một chiều từ học viên thì chả khác gì một cái chợ.
Ngoài ra tác phong chuẩn mực của giáo viên cũng là một yêu cầu quan trọng trong việc giảng dạy. Để có được tác phong này giáo viên cần lưu ý đến việc sử dụng ngôn ngữ phải to, rõ ràng, rành mạch, trong sáng, đúng chuẩn…Đồng thời kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ như: ánh mắt, nụ cười, trang phục, di chuyển…Đầy là một vấn đề còn có nhiều hạn chế ở giáo viên hiện nay. Ví dụ như có giáo viên dạy học bao giờ cũng “làm thơ”, mắt cứ nhìn về một cõi xa xăm nào đó hoặc ít nhất là nhìn lên trần nhà mà không nhìn các học viên của mình. Có người thì từ đầu đến cuối buỗi học đứng “đơ như cây cơ” không có di chuyển để tạo sự thỏa mái và thân mật cho học trò…Hơn nữa, để có tác phong tốt giáo viên cần phải ứng xử đúng mực, nghiêm túc những cũng phải dân chủ, thân mực. Không để tình trạng “trò không ra trò, thầy không ra thầy”, phải biết mình là ai và giới hạn của mình ở đâu để cư xử cho đúng với vai trò của mình. Tuy nhiên nói thế không phải là lúc nào cũng tở ra vẻ đạo mạo, người “cấp trên” với học trò. Nếu có người như thế thì người đó nên chuyển nghề thì hơn. Vì giáo dục là nghề nâng con người lên, mà muốn nâng người khác lên thì ta phải cúi xuống mới nâng lên được. Đó là một chân lý và cũng là một nguyên tắc cơ bản trong giáo dục. Ta phải tránh tình trạng áp đặt, khống chế, ép buộc và gò học sinh vào một khuôn mẫu quá đáng làm cho các em không có khoảng không để hít thở và phát triển. Một trong những nguyên tắc “phát – xít” mà tôi thấy các giáo viên trẻ bây giờ rất thích xài trong dạy học là “Thầy A có ba nguyên tắc: nguyên tắc thứ nhất là thầy A không bao giờ sai; nguyên tắc thứ hai cũng là thầy A không bao giờ sai; Và nguyên tắc thứ ba là nếu thầy A sai thì quay lại điều số một và điều số hai.” Không hiểu các thầy vô tình hay cố ý khi lần lượt học nhau để tuyên bố và áp đặt cho học sinh? Cũng có thể là vì các thầy cô này thích cái kiểu chơi chữ của cái nguyên tắc ấy. Nhưng không biết các giáo viên của ta có lường được đằng sau cái lối chơi chữ ấy là một ngục tù tối tăm và hối hám cho cái tự do và tinh thần sáng tạo của học trò mình, một điều mà cả nền giáo dục đang khuyến khích và cố gắng tìm kiếm hay không? Không chỉ có vậy, một người giáo viên có tác phong chuẩn mực còn là người có kỹ năng giải quyết các tình huống sư phạm. Điều này đa số các giáo viên được học trong môn giáo tiếp và ứng xử sư phạm trong giảng đường cũng như những kinh nghiệm giao tế mà thực tiễn mang lại. Ngoài ra, có một điểm cần lưu ý nữa đối với giáo viên trong quá trình dạy học là phải biết cách để kết thúc bài sao cho một cách tự nhiên, thỏa mái. Tránh tình trạng kết thúc một cách hụt hẫn, bất ngờ.
III. Nhóm kỹ năng kiểm tra đánh giá kế hoạch học tập của sinh viên:
1. Kỹ năng ra đề
Có một số dạng ra đề chủ yếu mà giáo viên cần lưu ý như là dạng tự luận để kiểm tra lý thuyết hoặc vận dụng. Dạng này có thể làm đề mở hoặc đóng. Dạng thứ hai là trắc nghiệm dùng để kiểm tra tri thức lý thuyết. Dạng thứ ba là bài tập thực hành để kiểm tra kỹ năng. Và dạng cuối là tiểu luận dùng để kiểm tra mức độ nghiên cứu khoa học của sinh viên. Trong các dạng thì dạng thứ tư là dạng có yêu cầu cao nhất.
Một lưu ý nhỏ nữa trong việc ra đề là giáo viên phải dựa vào mục tiêu để ra đề. Vì mục tiêu chính là cái cần đạt được nên đồng thời cũng là cái dùng để kiểm tra đánh giá.
2. Kỹ năng chấm bài:
Để có được kỹ năng này giáo viên cần phải rèn luyện các kỹ năng nhỏ như kỹ năng xây dựng đáp án và thang điểm, kỹ năng chấm điểm và kỹ năng nhận xét, đánh giá.
Tóm lại, để dạy học một cách hiệu quả, người giáo viên phải tự “tích hợp” cho mình rất nhiều kỹ năng khác nhau. Có kỹ năng dễ đạt được nhưng cũng có kỹ năng cần phải trãi qua một quá trình luyện tập rất lâu dài và vất vã. Nên cần phải ý thức được điều đó để mà cố gắng, kiên trì luyện tập cho một tương lai nghề nghiệp, một tương lai của những em thơ, một tương lai của đất nước và xã hội.
Về Đầu Trang Go down
 
MỘT SỐ KĨ NĂNG CƠ BẢN TRONG VIỆC DẠY HỌC Ở CAO ĐẲNG – ĐẠI HỌC
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Năng lực trong tâm lý học nhân cách
» Khó khăn và giải pgaps trong việc tiếp cận học sinh cá biêth
» CHUYÊN ĐỀ “Tầm quan trọng của người mẹ trong tiến trình giáo dục con cái” ngay 9/5/2010
» Nguyên tắc tôn trọng người khác trong giao tiếp
» Nên có mục "Bài mới đăng"

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Giáo dục học :: Lý luận và Phương pháp dạy học Giáo dục học-
Chuyển đến