NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Xu hướng nhân cách

Go down 
Tác giảThông điệp
nguyenthidiemmy

nguyenthidiemmy


Tổng số bài gửi : 60
Join date : 24/06/2009
Age : 33
Đến từ : Long An

Xu hướng nhân cách Empty
Bài gửiTiêu đề: Xu hướng nhân cách   Xu hướng nhân cách Icon_minitimeFri Jun 11, 2010 10:10 pm

Lời giới thiệu
Phạm trù nhân cách trong Tâm lý học là một trong những phạm trù nền tảng. Như ta đã biết, các hiện tượng tâm lý hình thành, phát triển và được thể hiện thông qua hoạt động và giao tiếp. Tuy nhiên, cả hoạt động và giao tiếp tự nó đều không mang những đặc tính tâm lý nào mà nó nằm ở chủ thể của chúng- cá thể có tính xã hội- nhân cách. Suy cho cùng thì qua việc phân tích sâu rộng hoạt động và giao tiếp cũng là việc vạch ra thế giới tinh thần và thế giới nội tâm của nhân cách. Nắm vững vai trò quan trọng và cần thiết của nhân cách, trong rất nhiều trường phái khác nhau, nhân cách được nghiên cứu với rất nhiều bình diện khác nhau. Tuy vậy, nó cũng có rất nhiều nét tương đồng, đặc biệt là về xu hướng – một thuộc tính tâm lý điển hình của nhân cách.
XU HƯỚNG NHÂN CÁCH
I) Một số khái niệm
1) Con người, cá nhân, cá tính và nhân cách
- Con người là thành viên của một cộng đồng, một xã hội, vừa là thực thể sinh vật (phần con), vừa là một thực thể xã hội (phần người)
- Cá nhân là khái niệm dùng để chỉ một con người cụ thể trong cộng đồng, một thành viên của xã hội. Cá nhân cũng là một thực thể sinh vật, đồng thời là một thực thể xã hội nhưng nó được xem xét một cách cụ thể với các đặc điểm riêng biệt tồn tại trong một con người cụ thể.
- Cá tính là khái niệm để chỉ cái đơn nhất, không lập lại trong tâm lý hay sinh lý của một người cụ thể
- Nhân cách là một cá nhân có ý thức, chiếm một vị trí nhất định trong xã hội và đang thực hiện một vai trò xã hội nhất định ( A.G. Kovaliop)
2) Xu hướng
- Xu hướng là sự hướng tới một mục tiêu, một đối tượng nào đó. Xu hướng là hệ thống, động cơ thúc đẩy, quy định tính lựa chọn của các thái độ và tính tính cực của con người.
- Xu hướng là mối liên hệ của điều mà nhân cách thu nhận từ xã hội (ý nói những giá trị về vật chất và tinh thần) đối với đến cái mà nó làm cho xã hội, đóng góp vào sự phát triển của xã hội. Điều này có nghĩa là một cá nhân cụ thể tham gia vào các quá trình xã hội khác nhau (tạo ra điều kiện để chúng phát triền, chống lại, kìm hãm hay lảng tránh không tham dự vào các quá trình đó ) phụ thuộc vào xu hướng nhân cách.
II) Những bộ phận cấu thành xu hướng
1) Xét mối liên hệ giữa nhân cách và hoạt động, giao tiếp
- Khi xem xét hoạt động, đặc điểm tạo hệ thống của nhân cách đã được tách ra thành véc tơ “động cơ, mục đích”. Khi nêu ra đặc trưng của hoạt động, véc tơ này đã làm nổi bật tính chất chủ thể hoạt động- nhân cách. Xu hướng nhân cách được biểu lộ. Tuy nhiên, nếu nghiên cứu kỹ càng, thì không chỉ động cơ, mục đích mà nhân cách tuân theo trong hoạt động đặc trưng cho việc lập kế hoạch, dự báo,.. mà nó còn có hàng loạt những tính chất khác. Trong bất cứ hoạt động nào cũng thường xuyên thể hiện khí chất và tính cách của cá nhân, mức độ phát triển trí tuệ của nó, tính phê phán, sáng kiến, tinh thần trách nhiệm, năng lực…
- Vấn đề “giao tiếp và nhân cách” trong tâm lý học được nghiên cứu chưa đầy đủ. Nhân cách thực hiện các quan hệ xã hội, trên cơ sở đó tạo nên quan hệ cá nhân không chỉ trong hoạt động mà cả trong giao tiếp.
2) Những bộ phận cấu thành xu hướng
Trong việc nghiên cứu toàn bộ hệ thống các thuộc tính tâm lý và trạng thái của nhân cách , các đặc điểm luôn được làm sáng tỏ là nhu cầu, sở thích, thiên hướng, lĩnh vực động cơ, lý tưởng, định hướng giá trị, lòng tin, năng lực, tài năng, tính cách, …Xét trong chuần mực những bộ phận cấu thành xu hướng, ta chỉ xét lĩnh vực động cơ của nhân cách, các nhu cầu, mục đích sống và năng lực.
a) Lĩnh vực động cơ
• Cấu tạo lĩnh vực động cơ
- Tương quan giữa hoạt động và động cơ cấu thành nhân cách không phải là đơn giản và một chiều. Động cơ này hay động cơ khác xuất hiện ở nhân cách, thúc đẩy nó vào một hoạt động nhất định, có thể không thể hiện hết bởi hoạt động này, khi đó sau khi hoàn thành hoạt động đó, nhân cách bắt đầu một hoạt động khác. Trong quá trình hoạt động, động cơ có thể bị thay đổi cũng như là khi động cơ không đổi mà hoạt động cần thực hiện lại bị thay đổi.
- Động cơ không phải đơn giản là một trong những bộ phận cấu thành của hoạt động. Nó đóng vai trò là một thành phần của hệ thống phức tạp. Lĩnh vực động cơ của nhân cách là toàn thể tập hợp các động cơ của nhân cách, được hình thành và phát triển trong suốt quá trình sống . Đây là một phạm vi động và thay đổi tùy thuộc vào hoàn cảnh.
• Tuy thế, một vài động cơ tương đối bền vững và chỉ đạo, tạo nên cốt lõi của toàn bộ lĩnh vực (chính xu hướng của nhân cách được thể hiện trước tiên qua những động cơ đó). Sự thay đổi những động cơ này chỉ xảy ra khi có thay đổi cơ bản về hoàn cảnh sống và hoạt động sống cá nhân trong xã hội .
• Những động cơ khác thì biến đổi theo từng giai đoạn. Chúng liên quan đến hòan cảnh cụ thể và phụ thuộc vào hoàn cảnh đó
• Sự chuyển hóa và đấu tranh động cơ
- Trong quá trình phát triển nhân cách xảy ra các quá trình phân hóa và tích hợp, biến đổi động cơ này thành động cơ khác hay lấn áp lẫn nhau. Trên nền tảng một số động cơ, những động cơ khác được tạo nên, xuất hiện mâu thuẩn giữa các động cơ khác nhau (đấu tranh động cơ), tăng cường thay đổi tương quan giữa những động cơ chủ đạo và phụ thuộc…
- Động cơ cũng thường xảy ra sự đấu tranh. Và nguyên nhân là sự khác biệt về lợi ích của các nhóm mà nhân cách có chân trong đó. Trong nhân cách, trong lĩnh vực động cơ của anh ta dường như những nhu cầu, những lợi ích của các cộng đồng mà anh ta có chân trong đó đan chéo chằng chịt với nhau. Chính điều đó tạo nên một bức tranh phức tạp nhất về hệ thống cơ động của các động cơ; tạo nên sự nhất trí hay đối kháng, phân hóa và tích hợp sự biến đổi tương hỗ giữa chúng
• Mối liên hệ và quan hệ của cá nhân với những người khác
Đề hiểu về lĩnh vực động cơ (thành phần, cấu tạo, động thái) và sự chuyển biến của nó nhất thiết ta phải xét mối liên hệ và quan hệ của cá nhân với những người khác. Khi nghiên cứu sự lệ thuộc về mặt động cơ của nhân cách và những quan hệ này thì phải hiểu chúng có tính đa chiều và đa mức độ. Vì vậy khó có thể đúng được khi nghiên cứu sự hình thành khía cạnh động cơ của nhân cách khác nhau trên cơ sở chỉ phân tích riêng những mối quan hệ trực tiếp của nhân cách đó với người khác.
- Đối với người trưởng thành, mặt động cơ này không những chịu ảnh hưởng trực tiếp với mọi người mà còn ảnh hưởng gián tiếp với mọi lĩnh vực trong đời sống xã hội dưới tác động sâu sắc của đời sống tư tưởng xã hội, hệ tư tưởng, chính trị, đạo đức, luật pháp…
- Các thiết chế xã hội đóng vai trò vô cùng to lớn trong việc hình thành và phát triển lĩnh vực động cơ: hệ thống giáo dục, tuyên truyền, các hình thức tổ chức khác nhau tronh hoạt động sáng tạo.
- Khi nghiên cứu về động cơ, ta cần nghiên cứu nhu cầu của cá nhân gắn liền với nhu cầu của xã hội. Ở mức độ thực nghiệm, trước tiên phân tích tâm lý cần đề cập đến các cộng đồng người mà một cá nhân cụ thể được nêu có chân trong đó (gia đình, tập thể lao động, lớp học phổ thông…). Việc có mặt trong cộng đồng là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định quan trọng nhất đối với lĩnh vực động cơ của nhân cách. Vì mỗi cá nhân đều có chân trong một số cộng đồng người, mà trong quá trình phát triển của người đó, só lượng cộng đồng mà anh ta tham dự vào lại biến thiên, dẫn đến việc thay đổi động cơ của nhân cách. Khi gia nhập mỗi cộng đồng mới, nhân cách tiếp thu nhu cầu và sở thích của nó, từ đó nảy sinh ra những động cơ mới, bằng cách này hay cách khác làm biến đổi toàn bộ lĩnh vực động cơ.
Như vậy, ta thấy từ một nấc thang động cơ này sang một nấc thang động cơ khác là do sự phát triển mối quan hệ và liên hệ của cá nhân với những người khác, với toàn xã hội nói chung.
• Phân loại động cơ:
Trong Tâm lý học phân động cơ thành loại ngắn hạn và dài hạn :
• Động cơ ngắn hạn chỉ liên quan đến tương lai gần của nhân cách
• Động cơ lâu dài gắn với tương lai tương đối dài, các mức khác nhau trong quá trình phát triển nhân cách.
• Ý nghĩa của việc hình thành động cơ
Tầm xa của động cơ có ảnh hưởng chủ yếu đến mối quan hệ con người tới các hoạt động mà người đó đảm nhiệm. Do đó một trong những điều kiện cơ bản của công tác giáo dục con người là cách tổ chức công việc sao cho nó có thể mở ra một viễn cảnh phát triển của mỗi cá nhân
Ví dụ: Việc hình thành động cơ dài hạn đặc biệt quan trọng trong vấn đề giáo dục thanh niên gia nhập vào các cơ quan này hay cơ quan khác. Những người trẻ tuổi thường chịu tác động của những động cơ ngắn hạn. Kinh nghiệm của nhà máy dệt mang tên “50 năm cách mạng tháng 10”, trên cơ sở nghiên cứu tâm lý đã đưa ra “bản đồ triển vọng cá nhân”, chúng mở ra cho mỗi công nhân trẻ tương lai của người đó trong xí nghiệp.
b) Nhu cầu
• Khái niệm
Nhu cầu như là một thuộc tính của nhân cách. “Nhu cầu cá nhân là đòi hỏi nào đó của nó về những điều kiện và phương tiện nhất định cho việc tồn tại và phát triển”
• Thuyết nhu cầu của Maslov
- Maslou cho rằng gốc rễ của động cơ chính là nhu cầu. Trong quá trình phát triển cá nhân, các nhu cầu đó tạo nên một kiểu dạng tháp có thứ bậc
• Nằm ở đáy tháp là những nhu cầu về sinh lý ( đói, khát, tình dục…)
• Tiếp theo là nhu cầu về sự an toàn
• Mức thứ ba là nhu cầu tình cảm và nhu cầu lệ thuộc
• Mức thứ tư là nhu cầu được tôn trọng và uy tín
• Cuối cùng là nhu cầu tự biểu lộ, tự thể hiện năng lực cuả mình
- Cá nhân thỏa mãn nhu cầu ở một mức độ, sẽ xuất hiện nhu cầu ở mức độ tiếp theo. Nếu thỏa mãn nhu cầu đó, thì nhu cầu ở mức độ cao hơn sẽ nãy sinh
Nhận xét của Lomov: Tháp Maslov bao gồm cả những nhu cầu có nguồn gốc sinh học và xã hội. Thế nhưng, đặc điểm của các mức độ nêu trên hết sức vô định hình. Điều đó nảy sinh do Maslou đưa ra nhu cầu của một cá nhân trừu tượng, tách nó khỏi hệ thống quan hệ xã hội, đặt nhu cầu cá nhân nằm ngoài mối liên hệ với xã hội. Lomov cho rằng Maslou không thể giải thích được những điều kiện xã hội nào thi nhu cầu được thỏa mãn và những nguyên nhân chuyển tiếp từ mức độ này sang mức độ khác. Ông không khắc phục được sự đối kháng giữa cá nhân và xã hội được phổ biến trong Tâm lý học phương Tây.
• Quan niệm của Lomov về nhu cầu
- Các nhu cầu của cá nhân cũng có ảnh hưởng đến sự hình thành xu hướng. Các hình thức thể hiện nhu cầu cũng cực kì phong phú.
Ví dụ : nhu cầu xã hội có thể biểu hiện trong đầu một cá nhân như lòng mong muốn, như là nghĩa vụ, như một sự lợi ích…
- Các nhu cầu được nảy sinh trong lĩnh vực đời sống xã hội được thể hiện trong đầu óc cá nhân và trong những điều kiện nào đó thì trở thành các động cơ hành động của anh ta.
- Lĩnh vực động cơ của nhân cách có liên hệ chặt chẽ với những nhu cầu chế định hành vi con người một cách khách quan và có quy luật. Động cơ là sự biểu hiện chủ quan của nhu cầu, là vị trí gián tiếp của nhân cách trong xã hội. Nhưng cũng có hạn chế đó là bỏ qua việc chính bản thân những nhu cầu đó ra sao sang một bên. Nhu cầu tồn tại trong con người; chúng lệ thuộc vào thực thể có tính “xác thịt”, “có sức mạnh thiên tính”, sinh vật “sống động”, “hoạt động”, “trực quan cảm tính”.
- Ngoài tâm lí học nghiên cứu về nhu cầu của con người còn có các ngành khoa học khác như kinh tế học, xã hội học, lịch sử… Phương diện tâm lí đặc trưng của vấn đề này là trước tiên nghiên cứu các nhu cầu cá nhân như là một thành viên xã hội, cũng như nhu cầu của nhóm nhỏ, quy luật phát triển của chúng, cơ chế hình thành hoạt động và giao tiếp của nhân cách trên nền tảng động cơ hoạt động và giao tiếp của chúng, cũng như lĩnh vực động cơ nói chung của nhân cách.
- Nhu cầu là trạng thái của cá nhân, nhưng là nhu cầu về một cái gì đó nằm ngoài cá nhân. Những thứ liên quan đến điều kiện vật chất đời sống cá nhân đều là nền tảng của tất cả sự phong phú, đa dạng của nhu cầu. Cũng giống như các sinh vật khác, cá nhân cần thiết cần phải có không khí, nước, thức ăn, ánh sáng…để sống.
- Trên cơ sở các nhu cầu nền tảng, nhu cầu thứ phát cũng được hình thành. Chúng liên quan đến nhu cầu thẩm mỹ, nhu cầu học tập. Có thể phân chia nhu cầu thành các cấp bậc khác nữa, mà cấp cao nhất là nhu cầu lao động sáng tạo.
- Trong đời sống của cá nhân, nhu cầu vật chất không phải là tất cả. Con người có thể tồn tại và phát triển chỉ như một thành viên của xã hội. Còn việc “tiêu dùng” những giá trị tinh thần do xã hội tạo ra mới có vai trò quan trọng trong việc hình thành và phát triển nhân cách. Ông cho rằng, các nhu cầu đều có cấp độ của nó. Chẳng hạn như nhu cầu nhận thức thì đi từ sự tò mò, tới sự tìm kiếm chân lý một cách say mê, nhu cầu nghỉ ngơi đi từ việc cần phải thư giãn, ngủ cho đến cách ly tạm thời với các hình thức quen thuộc của đời sống xã hội…Nhu cầu cao nhất là nhu cầu sáng tạo.
• Mối quan hệ giữa động cơ và nhu cầu
- Mối quan hệ giữa nhu cầu như là một tất yếu khách quan và động cơ như biểu hiện chủ quan của nhu cầu không đồng nhất .
- Những nhu cầu giống nhau có thể được thực hiện trong những động cơ khác nhau; đằng sau những động cơ giống nhau là các nhu cầu khác nhau, và trái lại một động cơ có thể hút vào mình một vài nhu cầu.
- Chúng ta có thể chia ra một vài số đo quan trọng nhất trong lĩnh vực động cơ. Ở đây nhu cầu được coi như là cơ sở của động cơ. Tuy nhiên, trong đời thường của cá nhân, động cơ và nhu cầu gắn bó mật thiết với nhau đến mức thường không thể phân tách chúng ra được:
• Số đo, được xác định bởi mối tương quan giữa nhu cầu cá nhân và nhu cầu xã hội nói chung.
• Số đo, được xác định bằng mối tương quan giữa các nhu cầu về các phương tiện tồn tại và phương tiện phát triển.
• Số đo, được xác định bằng mối tương quan của nhu cầu cá nhân ở các cấp bậc khác nhau.
• Số đo, được xác định bằng mối tương quan giữa các động cơ hướng vào việc sản xuất tiêu dùng.
Nghiên cứu tâm lý những số đo kể trên trong lĩnh vực động cơ – nhu cầu của cá nhân có một ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với việc giải quyết các nhiệm vụ hình thành những nhu cầu hợp lý và giáo dục con người nói chung
c) Mục đích
- Lĩnh vực động cơ – nhu cầu đặc trưng cho xu hướng nhân cách chỉ có một phần; nó dường như là mắt xích khởi đầu, mắt xích nền tảng của nhân cách. Trên nền tảng đó, hình thành các mục đích sống của cá nhân cần phải phân biệt mục đích hoạt động và mục đích sống.
- Trong quá trình sống, con người cần phải thực hiện nhiều hoạt động mà mỗi hoạt động lại có một mục đích nhất định. Nhưng mục tiêu của bất cứ hoạt động nào chỉ hé mở mặt nào đó của xu hướng nhân cách được biểu lộ qua hoạt động nói trên. Mục đích sống đóng vai trò tác nhân liên kết chung của tất cả những mục tiêu riêng gắn liền các hoạt động riêng lẻ. Đồng thời việc thực hiện mỗi mục tiêu là thực hiện một phần mục đích cuộc sống nói chung của cá nhân.
- Mục đích có hai khía cạnh:
Là biểu tượng lý tưởng về kết quả tương lai của hoạt động.
Là mức độ thành đạt do cá nhân định trước.
Chính khía cạnh thứ hai này có liên quan trước hết đến mục đích sống. Khi kết thúc hoạt động mục đích của nó đã đạt được, hoạt động biến thành thuộc tính của sản phẩm. nhưng nhân cách vẫn tồn tại.
d) Năng lực
Các vấn đề xu hướng như nhu cầu, động cơ, mục đích của nhân cách có liên hệ chặt chẽ với vấn đề năng lực.
- Nhân cách không chỉ đặc trưng bởi cái nó muốn, cái mà nó vươn tới mà cả cái mà nó có thể. Năng lực không chỉ đặc trưng khả năng của nhân cách. Chúng liên hệ chặt chẽ với các thiên hướng có nghĩa là bao hàm cả xu hướng.
- Các quy luật của năng lực cũng như của nhu cầu, động cơ, mục đích của nhân cách nếu không phân tích hoạt động sống của cá nhân trong hoạt động sống thì cũng sẽ không được làm sáng tỏ. Mọi năng lực đều được thống nhất ở một điểm: khi nói đến năng lực là hàm ý một số thuộc tính tâm lý cá nhân có liên quan đến kết quả thực hiện các dạng hoạt động cụ thể.
• Năng khiếu được xem như những tiền đề của các năng lực chuyên biệt và sự kết hợp đặc thù về chất của chúng. Còn tài năng là sự phát triển cao nhất của sự phát triển năng khiếu. Trong điều kiện cụ thể, có thể có sự phân hóa năng lực. Nói cách khác, năng lực phát triển như một hệ thống với đặc trưng là sự phát triển không đồng đều.
• Tài năng gắn liền với trình độ phát triển cao của xu hướng cá nhân. Trong sự phát triển của xu hướng, năng khiếu chuyển thành sự ham muốn tham gia các dạng hoạt động đã được lựa chọn, thành mục đích sống.
- Cần chú ý rằng sự phát triển năng lực, năng khiếu và tài năng thường được nghiên cứu trong các điều kiện hoạt động cá nhân, yếu tố tác động qua lại của cá nhân với những người khác thường bị bỏ qua. Năng lực có vai trò quan trọng trong các bậc thang đầu tiên của sự lĩnh hội bất cứ hoạt động nào của cả những người có năng khiếu và tài năng nhất.
III) Vai trò của xu hướng
- Như đã nói ở trên, mỗi trường phái, nhân cách được nghiên cứu trên nhiều bình diện khác nhau. Thế nhưng, việc cho rằng xu hướng là đặc điểm chủ đạo của nhân cách thì trường phái nào cũng nói đến.
Ví dụ : Đặc diểm chủ đạo của nhân cách được Rubinstein phân tích là “xu thế năng động”, Lêônchep là “động cơ tạo ý”, Miaxishev là “Quan hệ chiếm ưu thế”, Ananhev là “Xu hướng sống cơ bản”…
- Xu hướng thể hiện như một thuộc tính tạo hệ thống của nhân cách, quy định đặc điểm tâm lý của nhân cách. Chính thuộc tính này đã thể hiện mục đích thôi thúc cá nhân hành động, thể hiện động cơ và thái độ chủ quan của nó tới các mặt khác nhau của hiện thực.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Những vấn đề lý luận và phương pháp luận tâm lý học, B.PH.LOMOV, NXB Đại học quốc gia Hà Nội
2. Tâm lý học nhân cách, Nguyễn Ngọc Bích, NXB Giáo dục
3. Vấn đề nhân cách trong tâm lý học ngày nay, Đào Thị Oanh, NXB Giáo dục
Về Đầu Trang Go down
 
Xu hướng nhân cách
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» TIẾP CẬN NHÂN CÁCH THEO TÂM LÝ HỌC NHÂN VĂN
» ĐẶC ĐIỂM NHÂN CÁCH LỨA TUỔI TIỂU HỌC - NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC GIÁO DỤC ĐỐI VỚI LỨA TUỔI NÀY
» Nhà Tâm lý học nhân cách và Tâm lý học xã hội
» Nhân cách trẻ
» Các mức độ và đặc điểm của nhân cách

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Dòng chảy tâm lý-
Chuyển đến