NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 những bước phát triển của vị thành niên

Go down 
Tác giảThông điệp
nhatkyhoalan

nhatkyhoalan


Tổng số bài gửi : 15
Join date : 13/03/2010
Age : 33
Đến từ : LÂM ĐỒNG

những bước phát triển của vị thành niên Empty
Bài gửiTiêu đề: những bước phát triển của vị thành niên   những bước phát triển của vị thành niên Icon_minitimeFri Apr 16, 2010 11:31 am

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH
PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC
LỚP TÂM LÝ – GIÁO DỤC
MỤC LỤC
MỤC
LỤC....2

LỜI
GIỚI THIỆU.. 3

NHỮNG
BƯỚC ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA VỊ THÀNH NIÊN...4


I) Những biến đổi về mặt
cơ thể:.............. 4

1) Thời kỳ vị thành niên
sớm(tương đương tuổi thiếu niên) và giữa vị thành niên(tương đương với thời kỳ
thiếu niên lớn). 4



2) Giai đoạn vị thành niên
muộn(tương đương với giai đoạn đầu thanh niên). 5



II) SỰ PHÁT TRIỂN VỀ MẶT TÂM
.. 6



1) Giai đoạn vị thành niên
sớm - tương đương với tuổi thiếu niên: 6

a) Chú ý đến quan hệ bạn
bè, coi trọng mối quan hệ bạn bè. 6

b) Xuất hiện những tình
trạng lưỡng cực (mâu thuẫn). 7

c) Nỗ lực tìm kiếm sự
độc lập, khuynh hướng tìm định cái tôi cá nhân. 8

d) Nhu cầu tự khám
phá cơ thể (hay để ý, băn khoăn với những thay đổi của cơ thể). 9

e) Thích khám phá, thử
nghiệm những hành vi tình dục cùng giới. 9

f) Bắt đầu suy nghĩ trừu
tượng. 10

2) Giai đoạn giữa vị thành
niên – tương đương với tuổi thiếu niên lớn: 10

a) Phát triển mạnh cá
tính và sự xã hội hóa. 10

b) Tiếp tục quan tâm đến
hình ảnh của cơ thể (thích chăm sóc cơ thể). 10

c) Nỗ lực cao nhất tìm
kiếm sự độc lập, tách khỏi sự kiểm soát của cha mẹ (vì vậy hay có xung đột với
cha mẹ). 10

d) Thích hò hẹn, khám
phá giới kia (nhu cầu hấp dẫn, chinh phục bạn khác giới), nhóm bạn có vị
trí quan trọng số 1, đặc biệt là bạn khác giới. 11

e) Có xu hướng lý tưởng
hóa, vị tha (định hướng vào cái tôi xã hội). 11

3) Giai đoạn cuối tuổi vị
thành niên, tương đương với lứa tuổi đầu thành niên: 12

a) Khẳng định (tuyên bố)
sự độc lập. 12

b) Tạo dựng hình ảnh
tương đối ổn định về bản thân. 13

c) Tình yêu thực tế hơn,
phát triển sự cam kết. 13

d) Nhóm bạn trở nên ít
quan trọng hơn, kén chọn bạn hơn. 14

e) Phát triển những cấu
trúc tâm lý tương đối bền vững về các giá trị đạo đức, đạo lý, về các mục đích
sống của bản thân. 14

f) Vấn đề quan trọng nhất và
là sự bận tâm nhất của thanh niên học sinh trong việc xây dựng kế hoạch đường đời
là vấn đề nghề và chọn nghề, chọn trường học nghề. 15

g) Tính tích cực xã hội 16
h) Có khả năng suy nghĩ
trừu tượng. 16

i) Hay suy nghĩ về quá khứ
và tương lai. 16



III) TỔNG KẾT.. 17
TÀI
LIỆU THAM KHẢO.. 18








LỜI GIỚI THIỆU
Con người ngày nay sống thọ hơn và cũng
trưởng thành sớm hơn. Xã hội tiến nhanh đến mức tạo ra giữa các thế hệ một
khoảng cách lớn về tâm lý, sở thích, lối sống, các giá trị... và hậu quả là
càng ít hiểu nhau hơn.

Trong khi đó, sự phát triển kinh tế, xã hội thời hiện đại đem đến cho
chúng ta nhiều cơ hội về một cuộc sống đầy đủ hơn, nhưng cũng lấy đi của chúng
ta không ít thời gian chăm sóc bản thân, chăm sóc gia đình. Với những người làm
cha mẹ, không có gì hơn là trang bị cho chính con của mình những kỹ năng thích
ứng và ứng phó với cuộc sống nhiều thay đổi


Vị thành niên, lứa tuổi của
những thay đổi “kỳ thú” nhưng cũng đầy “bí hiểm” ngay cả với những người đã
trải qua. Những bước ngoặt lớn, những thay đổi mạnh mẽ, phức tạp về cơ thể, tâm
lý và trong các mối quan hệ xã hội mang đến không ít những khó khăn, áp lực, sự
hoang mang cho lứa tuổi vị thành niên và cho cả cha mẹ.


Những biến đổi quan trọng Đối với trẻ ở lứa tuổi VTN, những biến
đổi thể chất và tinh thần ở thời điểm này là một “giai đoạn khổ ải ”. Chính
trong giai đoạn này, nhiều trẻ VTN rơi vào tình trạng hoang mang, dao động, mất
phương hương đến mức có thể có những rối nhiễu tâm trí: Hoài nghi, coi thường
các giá trị, lo hãi nhưng cũng bộc lộ con người thật và muốn tự khẳng định
mình. Trẻ muốn phá vỡ những thiết lập quan hệ cũ, muốn từ bỏ tuổi thơ để tạo
lập một phương thức quan hệ mới với xã hội.

Chính vì thế học cách kiểm soát khủng hoảng tuổi vị thành niên là một
phần quan trọng giúp các em có thể chủ động ứng phó với những khó khăn về tâm
sinh lý trong giai đoạn này một cách tích cực hơn.







NHỮNG BƯỚC ĐƯỜNG PHÁT TRIỂN CỦA VỊ THÀNH NIÊN

I)
Những biến đổi về mặt cơ thể:




1) Thời
kỳ vị thành niên sớm(tương đương tuổi thiếu niên) và giữa vị thành niên(tương
đương với thời kỳ thiếu niên lớn)





Về phát triển thể chất, dấu hiệu cơ bản để biết một đứa trẻ
đã trở thành một thiếu niên(vị thành niên sớm) đó là hiện tượng dậy thì, là lứa
tuổi chín muồi giới tính và sự trưởng thành các hệ thống sinh học khác.


Trong suốt quá trình trưởng thành và phát triển cơ thể của cá
nhân, đây là giai đoạn phát triển thứ hai, sau giai đoạn sơ sinh. Sự cải tổ về
mặt giải phẫu sinh lý ở tuổi này có đặc điểm là tốc độ phát triển cơ thể nhanh,
mạnh mẽ, nhưng không cân đối,đồng thời xuất hiện những yếu tố mà ở lứa tuổi
trước chưa có(sự phát dục) đó là ở giai đoạn đầu của vị thành niên (10-16 với
nữ, 12-17 với nam),


Chiều cao của vị thành niên ở giai đoạn này tăng rất nhanh
:trung bình 1 năm các em gái cao thêm 5-6cm, các em trai cao thêm 7-8cm. Trọng
lượng của các em tăng từ 2 đến 5kg/năm.


Hệ xương đang diễn ra quá trình cốt hóa về hình thái, làm cho
thiếu niên lớn lên rất nhanh. Ở các em gái đang diễn ra quá trình hoàn thiện
các mảnh xương chậu(đáp ứng chức năng làm mẹ sau này)và kết thúc vào tuổi
20,21.


Sự phát triển hệ cơ của thiếu niên trai và gái diễn ra theo 2
chiều khác nhau, đặc trưng cho mỗi giới. Các em trai cao nhanh, vai rộng ra,
các cơ vai, bắp tay, bắp chân phát triển mạnh, tạo nên sự mạnh mẽ của nam giới
sau này. Các em gái tròn trặn dần, ngực nở, xương chậu rộng…tạo nên sự mềm mại,
duyên dáng của thiếu nữ cuối tuổi thiếu niên.


Hệ tim mạch phát triển không cân đối. Thể tích tim tăng
nhanh, tim to hơn, hoạt động mạnh hơn, trong khi đường kính các mạch máu lại
phát triển chậm hơn dẫn đến sự rối loạn tạm thời của hệ tuần hoàn máu. Do đó
các em thường bị mệt mỏi, chóng mặt, nhức đầu, huyết áp tăng…


Trong lứa tuổi thiếu niên có sự thay đổi đột ngột bên trong
cơ thể do những thay đổi trong hệ thống các tuyến nội tiết đang hoạt động tích
cực(đặc biệt những hoocmôn của tuyến giáp, tuyến sinh dục). Do hệ thống tuyến
nội tiết và hệ thần kinh có liên quan với nhau về chức năng nên một mặt nghị
lực của thiếu niên tăng mạnh mẽ, mặt khác các em lại nhạy cảm caovới các động
tác gây bệnh.


Các quá trình hưng phấn mạnh chiếm ưu thế và các quá trình ức
thế có điều kiện bị suy giảm nên thiếu niên không làm chủ được xúc cảm, không
kiềm chế được xúc động mạnh.


Có sự mất cân đối ở hệ thống tín hiệu thứ nhất và hệ thống
tín hiệu thứ hai. Do đó ngôn ngữ của các em cũng thay đổi. Các em nói chậm hơn,
ngập ngừng, nói “nhát gừng”…Tuy nhiên, sự mất cân bằng chỉ có tính tạm thời.


Sự trưởng thành về mặt sinh dục là yếu tố quan trọng nhất của
sự phát triển cơ thể ở lứa tuổi này. Ở em gái dấu hiệu dậy thì là sự phát triển
của tuyến vú, xuất hiện kinh nguyệt, ở em trai là hiện tượng “vỡ giọng”, sự
tăng lên của thể tích tinh hoàn và bắt đầu có hiện tượng “mộng tinh”.


Đến 15, 16 tuổi, giai đoạn dậy thì kết thúc. Các em đã có thể
sinh sản được nhưng chưa trưởng thành về mặt tâm lý xã hội. Bởi vậy lứa tuổi
thiếu niên được coi là không có sự cân đối giữa việc phát dục, tình cảm và ham
muốn tình dục với mức độ trưởng thành về mặt xã hội.

2) Giai
đoạn vị thành niên muộn(tương đương với giai đoạn đầu thanh niên)





Lứa tuổi này đã khá hoàn thiện về mặt cấu tạo chức năng các
bộ phận trong cơ thể. So với thời gian trước thì lúc này sự gia tăng về chiều
cao và cân nặng chậm lại.


Sự gia tăng về chiều cao giảm dần: con gái khoảng 16,17 tuổi,
con trai khoảng 17,18 tuổi(±13 tháng). Điều này giúp
hình thành một cơ thể cân đối, đẹp, khỏe của người thanh niên.


Trọng lượng cơ thể phát triển nhanh, cân nặng của một thanh
niên 16,17 tuổi có thể gấp đôi cậu thanh niên 11,12 tuổi. Các tố chất thể lực
như sức mạnh, sức bền, sự dẻo dai được tăng cường.


Cơ bắp, sức lực phát triển mạnh dễ đạt những thành tích trong
thể thao.


Thời kì trưởng thành về giới tính, là giai đoạn của nam
thanh, nữ tú. Chấm dứt giai đoạn khủng hoảng của thời kì phát dục để chuyển
sang thời kì ổn định hơn, cân bằng hơn xét cả trên mặt hoạt động hưng phấn, ức
chế của hệ thần kinh cũng như các mặt phát triển khác về mặt thể chất.

II)
SỰ PHÁT TRIỂN VỀ MẶT TÂM LÝ




1) Giai
đoạn vị thành niên sớm - tương đương với tuổi thiếu niên:





Nam: 12-14 tuổi; Nữ: 10-12 tuổi.



Đứa trẻ lúc này bước vào tuổi dậy thì, ngoài những biến đổi về sinh học, còn có
những biến đổi tâm lý đặc trưng như:

a)
Chú ý đến quan hệ bạn bè, coi trọng mối quan hệ
bạn bè.





những bước phát triển của vị thành niên Clip_image003 Lúc này các em có xu hướng tách
khỏi người lớn, muốn có sự độc lập nhất định với người lớn, do trong quan hệ
với người lớn các em ít được bình đẳng. Các em khao khát tìm một vị trí ở bạn
bè, ở tập thể, muốn được sự công nhận của bạn bè. Các em cần giao tiếp với bạn
bè để khẳng định mình. Mong muốn có người bạn thân để chia sẻ, dãi bày tâm sự,
vướng mắc, băn khoăn. Các em có thể tâm sự với bạn cả những điều “thầm kín”
nhất, cả những điều không nói được với cha mẹ. Các em có những rung cảm nặng nề
nếu quan hệ với bạn bè nghèo nàn hay các em bị mất bạn. Sự tẩy chay của bạn bè,
của tập thể có thể thúc đẩy các em sửa chữa những nhược điểm để hòa nhập với
bạn bè, cũng có thể khiến các em tìm kiếm và gia nhập nhóm bạn khác, hoặc nảy
sinh các hành vi tiêu cực như phá phách, gây hấn…


Trong mối quan hệ với bạn bè, các em bình đẳng, ngang hàng. Các em mong
muốn bạn phải có thái độ tôn trọng, trung thực, cởi mở và sẵn sàng giúp đỡ
nhau. Mọi hành vi vi phạm “bộ luật tình bạn” như kiêu căng, chơi trội, coi thường
bạn…thường bị các em lên án và tẩy chay.


Tình cảm bạn bè ở lứa tuổi này được xây dựng trên cơ sở tình bạn cao
đẹp và chặt chẽ. Không giống học sinh tiểu học là các em chỉ chơi với những bạn
học giỏi hoặc được thầy cô khen. Còn ở tuổi này các em chơi với nhau có thể vì
một sở thích, thần tượng, hay một nhóm học tập… Nhưng quan niệm của các em về
tình bạn khá cao. Các phẩm chất tâm lý được thiếu niên coi trọng là các phẩm
chất liên quan trực tiếp tới tình bạn như sự tôn trọng, bình đẳng, trung thực,
dám hy sinh quyền lợi vì bạn…Vì vậy các em thường lên án phê phán thái độ, hành
vi từ chối giúp bạn, ích kỉ, tham lam, phô trương, nói xấu bạn…Ngoài ra các em
còn coi trọng các vấn đề liên quan đến học tập như sự thông minh, chăm chỉ,
kiên trì…


Sự dậy thì đã kích thích thiếu niên quan tâm tới bạn khác giới nhưng ở
trong lứa tuổi này thì chưa thể hiện rõ nét. Tình cảm của các em thường hồn
nhiên, trong sáng.


Vì vậy, cha mẹ cần kết hợp với nhà trường giáo dục định hướng cho các
em. Khi nhận thấy dấu hiệu các em xa rời tập thể, kết bạn với nhóm tự phát
ngoài trường học, có nguy cơ bị bạn xấu lôi kéo, ăn chơi hoang phí, quên việc
học hành…thì sự quan tâm của cha mẹ cùng với việc giáo dục các em nhẹ nhàng,
tôn trọng con cái, nhà trường quan tâm giáo dục, bạn bè động viên thì có thể
đưa các em quay lại với việc học tập và tình cảm bạn bè trong sáng.


Những chuẩn mực trong tình bạn của tuổi này cơ bản phù hợp với chuẩn
mực xã hội và là cơ sở của lí tưởng đạo đức xã hội đang hình thành và phát
triển ở tuổi thiếu niên. Cha mẹ và nhà trường cần khuyến khích và tạo cơ hội để
các em duy trì và phát triển các chuẩn mực này. Đồng thời cần thường xuyên quan
tâm, giúp đỡ các em tránh sự cường điệu hóa, tuyệt đối hóa các chuẩn mực đó
trong ứng xử hàng ngày, cũng như tránh sự ngộ nhận những phẩm chất này với các
nhận thức, thái độ và hành vi không phù hợp như sự bướng bỉnh trước người lớn,
sự bao che khuyết điểm, a dua với nhóm bạn cùng làm việc tiêu cực vì “lời hứa
danh dự”….

b)
Xuất hiện những tình trạng lưỡng cực (mâu thuẫn)





Vừa gắn bó tuân thủ cha mẹ, vừa chống đối muốn tách khỏi sự bảo hộ của
cha mẹ. Khác với tuổi tiểu học các em thường phụ thuộc hoàn toàn vào người lớn
nhưng đến tuổi này khi người lớn vẫn thường coi các em là trẻ con chưa lớn thì
các em lại mong muốn được người lớn tôn trọng mình trong quá trình giao tiếp.
Các em luôn đòi hỏi được bình đẳng, được tôn trọng, được đối xử như người lớn,
được hợp tác, cùng hoạt động với người lớn. Nếu người lớn ra lệnh với các em
bằng cách này hay cách khác, sẽ xuất hiện thái độ phản ứng tiêu cực, công khai
hoặc ngấm ngầm. Mặt khác các em có khát vọng được độc lập, được khẳng định, không
thích sự quan tâm, can thiệp của người lớn, không thích có sự kiểm tra, có sự
giám sát chặt chẽ của người lớn trong cuộc sống và trong học tập, trong công
việc riêng của các em. Nếu được thỏa mãn thì tỏ ra sung sướng, hài lòng thể
hiện sự cố gắng vươn lên ở các em đã được công nhận, kích thích các hoạt động
tích cực ở các em. Ngược lại, nếu khát vọng không được thỏa mãn, sẽ nảy sinh
những phản ứng có tính chất đa dạng, mạnh mẽ, dẫn đến mối quan hệ không ổn, tạo
nên xung đột trong quan hệ giữa thiếu niên với người lớn. Thiếu niên có thể cãi
lại người lớn, bảo vệ quan điểm, ý kiến riêng bằng lời nói, việc làm, chống đối
người lớn hoặc bỏ nhà ra đi…


Trong quan hệ với người lớn thường bộc lộ nhiều mâu thuẫn. Trước hết là
mâu thuẫn giữa nhận thức và nhu cầu của trẻ. Địa vị xã hội còn phụ thuộc nhiều
vào người lớn vì chưa có kinh nghiệm ứng xử và giải quyết nhiều vấn đề liên
quan trực tiếp tới hoạt động và tương lai cuộc sống, nên các em vẫn có nhu cầu,
mong muốn được người lớn gần gũi chia sẻ và định hướng cho mình, làm gương để
minh noi theo. Thứ hai là mâu thuẫn giữa sự phát triển nhanh, bất ổn định về
thể chất, tâm lí và vị thế xã hội của trẻ em với nhận thức và hành vi ứng xử
của người lớn không theo kịp sự thay đổi đó.


Trong tương tác với người lớn, thiếu niên có xu hướng cường điệu hóa,
“kịch hóa”các tác động cuả người lớn trong ứng xử hàng ngày. Các em thường suy
diễn, thổi phồng, cường điệu hóa quá mức tầm quan trọng của các tác động đó,
đặc biệt là các tác động liên quan tới danh dự và lòng tự trọng của các em. Vì
vậy, chỉ cần một sự tác động của người lớn, làm tổn thương chút ít đến các em
thì trẻ coi đó là sự xúc phạm lớn, sự tổn thất tâm hồn nghiêm trọng, từ đó dẫn
đến các phản ứng tiêu cực với cường độ mạnh.


Trong khi đó thì người lớn vẫn coi thiếu niên là trẻ nhỏ, vẫn giữ thái
độ ứng xử như với trẻ nhỏ. Người lớn vẫn áp đặt tư tưởng , thái độ, hành vi đối
với các em như đối với trẻ nhỏ. Từ đây thường dẫn đến mâu thuẫn giữa trẻ với
người lớn. Trẻ thì cho rằng người lớn không hiểu và cũng không chịu hiểu, không
tôn trọng các em, do đó các em khó chịu, phản ứng lại khi người lớn nhận xét
khuyết điểm của mình và tìm cách xa lánh người lớn.


Sự mâu thuẫn, xung đột trong cách ứng xử của người lớn với thiếu niên
thường dẫn đến hậu quả xấu, thậm trí nghiêm trọng đối với sự phát triển của các
em. Sự rối nhiễu tâm lí, sự lệch chuẩn về hành vi và nhân cách của thiếu niên
phần lớn có căn nguyên từ quan hệ mâu
thuẫn với người lớn.


Nếu người lớn ứng xử với trẻ theo kiểu ứng xử dựa trên cơ sở thấu hiểu
trong quá trình phát triển thể chất và tâm lý của vị thành niên sớm. Người lớn
không cố chấp và cố giữ nguyên thái độ của mình như đối với trẻ nhỏ mà thường
tôn trọng cá tính và sự phát triển của trẻ. Giữa người lớn và trẻ có sự đồng
cảm, hợp tác theo tinh thần dân chủ, đây là kiểu quan hệ người lớn- người bạn.
Kiểu quan hệ này sẽ làm giảm sự xung khắc, mâu thuẫn, có tác dụng tích cực với
sự phát triển của trẻ.


Nếu trong gia đình, nhà trường
và cộng đồng, người lớn luôn tỏ thái độ tôn trọng, bình đẳng, tin tưởng,
gương mẫu và “làm bạn” với các em thì quan hệ giữa người lớn với thiếu niên sẽ
rất tốt đẹp, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nhân cách lành mạnh của
trẻ.

c)
Nỗ lực tìm kiếm sự độc lập, khuynh hướng tìm
định cái tôi cá nhân.





Khuynh hướng này phát triển mạnh ở các em từ lúc bắt đầu lên
cấp 2. Khác với cấp 1 thì đa phần các em phụ thuộc rất lớn vào cha mẹ thì đến
giai đoạn này một số đã có thể tự làm một số chuyện như tự đi học bằng xe đạp,
tự lo cơm nước khi cha mẹ vắng nhà….Các em được gặp nhiều bạn mới ở cấp học
mới, nhìn thấy một số bạn được tự do thì các em này càng mong muốn được tách ra
khỏi cha mẹ, muốn được ở nhà một mình để được tự do làm những gì muốn.

d)
Nhu cầu tự khám phá cơ thể (hay để ý, băn
khoăn với những thay đổi của cơ thể).





Do dậy thì làm thay đổi các cơ quan trong cơ thể mà đặc biệt
là cơ quan sinh dục. Như đã nêu ở phần những biến đổi về mặt cơ thể thì những
thay đổi rõ rệt về mặt giải phẫu sinh lí làm nảy sinh ở các em cảm giác về giới
tính người lớn và nảy sinh nhu cầu tìm hiểu giới tính của bản thân.

e)
Thích khám phá, thử nghiệm những hành vi tình
dục cùng giới.





Ở đây tôi không nêu ra nhiều về
phương diện lý luận mà tôi xin đưa ra số một dẫn chứng thực tế.


Ngọc S., con một
nhà giàu ở Cần Thơ lên học ở TP HCM được cha mẹ chiều chuộng thuê riêng cho một
căn hộ trên đường An Dương Vương, quận 5 để ăn học. Nhưng rồi căn hộ nơi ở của
S. đã trở thành nơi "tập kết" bạn bè. Và S. những bước phát triển của vị thành niên Clip_image005vẫn thường cùng người yêu “con gái” về đây nấu cơm, học hành, sống cùng
nhau. Đến lúc cha mẹ phát hiện ra, "quạt" cho một trận tơi bời và dọa
sẽ bắt chuyển về học một trường khác ở quê thì S. khóc lóc: "Bạn bè của
con nhiều đứa cũng vậy, tại cha mẹ sinh ra con như thế này".


Một cặp khác cho biết, cả hai cặp với nhau chỉ với mục đích chơi trội,
thấy người khác vậy thì mình theo. Cũng thương nhớ, vuốt ve, thấy hay hay rồi…
ghiền.


M. và P. thân nhau từ nhỏ, cả 2 đều xinh xắn và đầy nữ tính, khi
lên cấp 2 vẫn học chung lớp nên càng thân nhau hơn. Cho đến một ngày phụ huynh
phát hiện đôi nữ sinh này trong phòng riêng không phải để học bài mà để thực
hiện các hành vi âu yếm yêu đương đồng tính.


Mẹ của M. (học sinh một trường THCS ở quận 3, TP HCM) như không tin
vào mắt mình, đau khổ tột cùng đùng đùng lôi con đi gặp bác sĩ rồi trung tâm tư
vấn, không ngờ cô con gái ngoan hiền của mình lại có vấn đề về giới tính như
vậy. M. sau sự hốt hoảng vì bị phát hiện bí mật lại tỏ ra tỉnh bơ và “thú
nhận” thật đơn giản: "Con chỉ thích và yêu những người cùng giới
thôi". Còn P. cũng bướng bỉnh nói thẳng với cha mẹ mình: “Chỉ là yêu
đương thôi, nhiều cặp như vậy, có sao đâu.


Tình yêu đồng tính được các cô gái tuổi teen này giải thích với nhiều
lý do. Có cặp thì đổ lỗi cho hoàn cảnh mùi mẫn, huyễn hoặc, ngộ nhận mình mang
căn bệnh “hiện đại”. Có người vừa thất tình với bạn trai, có người do chán gia
đình, có người vì ở nội trú…buồn, nên thử cho biết. Những cô gái khác đơn giản
chỉ vì “thích vậy thôi”.


Hiện nay, trong giới học đường, vấn đề nữ sinh chơi trò đồng tính không
còn xa lạ. Một nữ sinh ngoại thành khi được đề nghị có ý kiến, tỉnh bơ nói: “Dĩ
nhiên là không nên rồi. Nhưng cũng bình thường, có sao đâu?”.


- Vấn đề của các gia đình, nhà
trường và xã hội là:



v
Nâng cao
nhận thức của VTN về sức khỏe sinh sản và giới tính.


v
Tổ chức
các hoạt động vui chơi lành mạnh để các em được giao lưu, học hỏi với các bạn
đồng trang lứa nhằm nâng cao nhận thức và phát triển lành mạnh, toàn diện.


v
Tổ chức
các cuộc thi tìm hiểu sức khỏe sinh sản, giáo dục nhận thức giới tính.

f)
Bắt đầu suy nghĩ trừu tượng.





Những thay đồi về đặc điểm sinh lí mà đặc biệt là hệ thần kinh đã góp
phần nâng cao năng lực nhận thức của VTN. Suy nghĩ trừu tượng bắt đầu xuất hiện
giúp các em lĩnh hội những tri thức mới phức tạp hơn được dễ dàng và nhanh
chóng.


Tuổi thiếu niên vẫn còn mang nhiều đặc trưng của một đứa trẻ, phụ thuộc
nhiều vào gia đình, quan tâm nhiều đến những thay đổi của cơ thể, hay suy
tư về hình ảnh cơ thể, dễ băn khoăn lo lắng, buồn rầu về những nhược điểm của
cơ thể. Mối quan tâm đến bạn bè bắt đầu nổi lên như là một đáp ứng chuẩn bị cho
giai đoạn phát triển mới.

2) Giai
đoạn giữa vị thành niên – tương đương với tuổi thiếu niên lớn:





Nam: từ 15-17 tuổi; Nữ: từ 13 -16 tuổi.



Sự dậy thì đầy đủ thường xảy ra ở giai đoạn này (có kinh nguyệt, phóng tinh
không chủ định). Những biến đổi tâm lý đặc trưng, thường thấy của giai đoạn này
là:

a)
Phát triển mạnh cá tính và sự xã hội hóa.





Cá nhân mỗi người thay đổi tính cách cho phù hợp với xã hội. Lúc này
các em có khuynh hướng phát triển tính cách theo những nét riêng mà các em mong
muốn. Điều quan trọng là gia đình, nhà trường và kể cả xã hội và đặc biệt là tự bản than học sinh đó cần
định hướng để các tìm cho mình một cách phát triển toàn diện nhất, một tính
cách độc đáo riêng nhưng vẫn phù hợp với đạo đức xã hội.

b)
Tiếp tục quan tâm đến hình ảnh của cơ thể (thích
chăm sóc cơ thể).





Quan tâm đến những thay đổi trên cơ thể vẫn còn được tiếp
tục. Các em thích chăm sóc cơ thể, đặc biệt là các chi tiết trên khuôn mặt như
mụn trứng cá hay quá mập hoặc quá gầy…..

c)
Nỗ lực cao nhất tìm kiếm sự độc lập, tách khỏi
sự kiểm soát của cha mẹ (vì vậy hay có xung đột với cha mẹ).





Tuổi thiếu niên lớn nỗ lực tìm kiếm sự độc lập, tách khỏi sự quản lý
kiểm soát của gia đình. Trẻ em ở tuổi này hay phê phán cha mẹ chúng, đó cũng có
thể là một cách làm giảm đi quyền lực đặc trưng của cha mẹ. Nhưng các em rất
cần cha mẹ với tư cách là chỗ dựa tin cậy, chỗ để tranh luận, “bắt bẻ” hay cãi
lý, có thể bằng cách này các em ít nhiều thỏa mãn nhu cầu được làm người lớn,
được đối xử như người lớn. Các nhà nghiên cứu giả thiết rằng “chúng cần cha mẹ
có một cái gì đó sai để chúng có thể ít nhất cảm nhận mình là người đúng, tách
khỏi bố mẹ và có tính độc lập”.


Tuổi thiếu niên lớn nỗ lực tìm kiếm những quan hệ ngoài gia đình, hướng
tới những người bạn đồng lứa. Tuổi này có nhu cầu đặc biệt về tình bạn, cảm
nhận được những tinh tế trong tình bạn. Nhu cầu tình bạn trở thành cấp thiết và
quan trọng nhất, đặc biệt là nhu cầu về người bạn khác giới: các em rất sợ cô
đơn, sợ bị bạn tẩy chay… Bạn không phải là người cùng chơi, cùng hoạt động,
cùng sở thích hứng thú… mà là đối tượng để tâm tình, chia sẻ những bất an… để
nhận xét phê phán, đồng nhất mình với bạn.

d)
Thích hò hẹn, khám phá giới kia (nhu cầu
hấp dẫn, chinh phục bạn khác giới), nhóm bạn có vị trí quan trọng số 1, đặc
biệt là bạn khác giới.





Biểu lộ mạnh mẽ xúc cảm yêu đương, hay nhầm lẫn ngộ nhận giữa xúc cảm
bạn bè khác giới và tình yêu, dễ yêu, dễ thất vọng (hay có hành vi trầm cảm và tự
sát). Có một thực tế đáng lo ngại:


-
Các khảo sát liên ngành giáo dục - y tế gần đây cho thấy
27% nữ sinh THPT và 16% nam sinh có những biểu hiện của bệnh trầm cảm. Khoảng
3% học sinh có hành vi cố ý gây thương tích cho bản thân. Các tác giả tham gia
chương trình khảo sát nhận thấy: 21% số học sinh được khảo sát từng bỏ học, 19%
uống rượu, 16% hút thuốc lá, 11% đua xe. 6% từng gây rối trật tự nơi công cộng,
đánh nhau có vũ khí hoặc đã quan hệ tình dục.


Tuổi thiếu niên lớn tràn đầy xúc cảm, dễ xúc động, khó kềm chế xúc cảm
bộc phát, dễ bị tổn thương. Trạng thái tình cảm của các em thất thường, không
ổn định, thoắt vui rồi lại thoắt buồn, khó kiểm soát xung tính, dễ bị kích động
(dễ nổi nóng, dễ nản ở con trai…và dễ khóc, dễ tủi thân ở con gái).


Đây là lứa tuổi phát triển những xúc cảm yêu đương: dễ rung động trước
người bạn khác giới, có nhu cầu cao về sự hấp dẫn quyến rũ tình dục, nhưng cũng
dễ nhầm lẫn giữa bản năng tình dục, xúc cảm yêu đương với tình yêu.


Các em có nhu cầu thử nghiệm muốn khám phá các năng lực trong quan hệ
tình dục và có không ít những vấp ngã, song đó là cách để các em chuẩn bị cho
giai đoạn phát triển tiếp theo (học cách bày tỏ và kiểm soát xúc cảm, phát
triển năng lực biết yêu và được yêu).

e)
Có xu hướng lý tưởng hóa, vị tha (định hướng vào
cái tôi xã hội).





Tuổi thiếu niên lớn thích sưu tầm danh ngôn, thích văn thơ triết lý,
nhu cầu thần tượng hóa cũng nổi rõ, nhưng các em cũng hay cực đoan trong ý nghĩ
và hành động. Không ít những chàng trai hay các cô gái tuổi này thích những
hành động “anh hùng” phiêu lưu, mạo hiểm vì vậy chúng hay bị lôi kéo vào các
hoạt động của nhóm bạn xấu, hay bị kẻ xấu lợi dụng. Nhà tâm lý học Mỹ nổi
tiếng Fountain đã tóm tắt thành 5 đặc điểm tâm lý của tuổi thiếu niên lớn
(15-17 tuổi) làm cho các em khác với người lớn


v
Lứa tuổi
này có khuynh hướng bộc lộ sự căng thẳng và tính hay thay đổi của tình cảm với
sự dao động lên xuống bất thường của việc lựa chọn đối tượng. Trẻ ở tuổi này có
nhu cầu tìm kiếm những kinh nghiệm cảm xúc và hình như điều này buộc nó phải đi
ra ngoài con đường quen thuộc của nó để tìm kiếm những xúc cảm mới lạ.


v
Lứa tuổi
này có nhu cầu về sự hài lòng thường xuyên và ngay lập tức. Các em luôn khổ sở
vì những chuyện không đâu (những chuyện người lớn cho là vớ vẩn, không quan
trọng), các em thường có cảm giác không thể chịu đựng nổi nhiều nỗi lo lắng và
có nhu cầu phải giữ được hứng thú thường xuyên.


v
Lứa tuổi
này có thể không hiểu được những hậu quả có thể có của những hành vi của mình
(vì vậy hay hành động bất chấp những hậu quả) và dễ hiểu sai tình cảm, hành vi
của người khác.


v
Trẻ ở
tuổi này hay có những thất bại về sự tự phê phán, đó là những thất bại trong
việc nhận biết tính mâu thuẫn, tính không thích hợp và tính vô lý của chính
mình.


v
Tiếp tục
phát triển mạnh tư duy trừu tượng. Nhận thức của tuổi này về thế giới xung
quanh khác với nhận thức của người lớn. Các em có một thế giới về mình với
những quyền lợi, điều tốt, điều phải riêng của chúng. Các em ít có khả năng
nhận biết rõ ràng mối quan hệ giữa bản thân nó với người khác và ít có khả năng
nhận biết rõ các sự kiện mà chúng không liên quan trực tiếp đến chính bản thân.

3) Giai
đoạn cuối tuổi vị thành niên, tương đương với lứa tuổi đầu thành niên:





Nam: từ 18-20 tuổi; Nữ: từ 17-19 tuổi.


Đây là giai đoạn sau dậy thì, thường có những biến đổi tâm lý đặc trưng
sau:

a)
những bước phát triển của vị thành niên Clip_image007Khẳng định (tuyên bố)
sự độc lập.





Vai trò của các em trong gia đình và xã hội đã có sự thay đổi khá lớn.
Các em được tự quyết định nhiều vấn đề trong cuộc sống của mình, ngay cả những
vấn đề hệ trọng như chuyện học hành, yêu đương, chọn và học nghề, việc làm…Sự
can thiệp của người lớn không còn có ý nghĩa quyết định như các giai đoạn
trước. Nếu đã nghỉ học thì các em phải làm một việc gì đó để kiếm tiền. Ngoài
ra, họ phải chăm sóc, tham gia kèm cặp các em nhỏ học bài, nấu cơm, dọn dẹp nhà
cửa…Ở những gia đình neo đơn hoặc khó khăn, các em phải đảm nhận trách nhiệm
như là một trụ cột.


Trong xã hội thì họ đã được công nhận là một công dân, được quyền đi
bầu cử…


Tuy nhiên, một bộ phận không nhỏ trong các em vẫn phụ thuộc vào người
lớn. Về vật chất, tài chính phần lớn các em vẫn phụ thuộc vào cha mẹ. Trong
quan hệ với người lớn, một mặt các em được nhắc nhở là người lớn, phải chứng tỏ
phẩm chất tâm – sinh lí và nhân cách người lớn, mặt khác các em vẫn bị đối xử
như trẻ nhỏ. Những khía cạnh xã hội trên đã tạo ra ở thanh niên mới lớn một
hoàn cảnh xã hội có tính không xác định và không ổn định. Sự khác nhau và phức
tạp về vị thế xã hội nêu trên được phản ánh vào đời sống tâm lý của họ và tạo
sự khác biệt về tâm lý giữa các nhóm thanh niên.

b)
Tạo dựng hình ảnh tương đối ổn định về bản thân.





Các em thường tự đánh giá bản thân mình. Những đánh giá của lứa tuổi
này thường có chủ kiến rõ ràng và có sự đối chiếu với các chuẩn mực xã hội. Khi
đánh giá thì vị thành niên muộn thường dựa vào nhận thức của mình. Tuy nhiên,
do khả năng nhận thức về bản thân chưa thật sự khái quát và sâu sắc, nên nhiều
bạn chưa đánh giá đúng, khách quan bản thân mình.


Sự phản tỉnh về các phẩm chất tâm lý của mình là một trong những đặc điểm điển hình của vị
thành niên muộn. Điều này giúp họ ý thức rõ hơn “cái tôi” của bản thân, ý thức
rõ hơn địa vị xã hội của mình trong gia đình, nhà trường, xã hội. Những vấn đề
như tôi là ai? Tôi là người như thế nào? Lý tưởng của tôi là gì? Ai là bạn, ai
là thù của tôi?... Là những vấn đề trăn trở trong suốt thời kỳ thanh niên, nhất
là giai đoạn đầu thanh niên.


Chúng trở thành một nhu cầu và là một yếu tố quan trọng của sự tự xác
định về mặt đạo đức xã hội, quy định các hành vi tu dưỡng của họ.


Tự đánh giá của vị thành niên muộn có chiều sâu và khái quát hơn nhiều
so với vị thành niên.


So sánh mức độ kỳ vọng, mong muốn của mình với kết quả đạt được. Đa số
vị thành niên muộn đánh giá cao năng lực và phẩm chất tâm lý – xã hội của mình.
Để khẳng định mình, các bạn ở tuổi đầu thanh niên thường sẵn sàng cao khi làm
những công việc khó khăn, mạo hiểm.


Vị thành niên muộn thường rất nhạy cảm với các ý kiến người khác đánh
giá về mình vì thường coi đó là tiêu chuẩn để đánh giá và đánh giá lại. Trong
quá trình tiếp nhận ý kiến từ bên ngoài, các ý kiến đánh giá của người lớn rất
được thanh niên coi trọng. Trong trường hợp có sự mâu thuẫn giữa ý kiến của bạn
ngang hàng với người lớn(đặc biệt đối với các chuẩn mực đạo đức), đầu thanh
niên thường sẽ theo ý kiến của người lớn. Vì vậy. khi đánh giá của người lớn
không đúng hoặc không thống nhất(giữa lời nói và việc làm)sẽ tạo ra tổn thất
lớn về niềm tin trong các em.

c)
Tình yêu thực tế hơn, phát triển sự cam kết.





Tình yêu nam nữ là sự hòa hợp
giữa sự say mê, cuồng nhiệt và đằm thắm của tình yêu với tình dục và với trách
nhiệm xã hội. Về phương diện cá nhân, nếu trong giai đoạn này tình yêu không
được thỏa mãn hoặc bị vấp váp, thất bại, thì sẽ có nhiều khó khăn trong tiến
trình tìm kiếm bạn đời ở các giai đoạn sau.


Có thể nhận biết dấu hiệu tình yêu nam nữ qua một số dấu hiệu: Quan tâm
chăm sóc đặc biệt người mình yêu, mong muốn được giúp đỡ người mình yêu, rất
cần đến người mình yêu, có khát vọng mãnh liệt được ở bên cạnh người yêu và
được người yêu chăm sóc, chiều chuộng, tin tưởng vào người yêu, khoan dung, độ
lượng với người yêu, ngay cả với sai lầm và khuyết điểm của người yêu.


Tình yêu của vị thành niên muộn có thể được thúc đẩy bởi nhiều định
hướng giá trị khác nhau. Có thể kể ra một số định hướng chính :yêu vì vẻ đẹp,
tình yêu-bạn bè, tình yêu vị tha, tình yêu-trò chơi, tình yêu thực dụng. Nhưng
ở lứa tuổi này thiên về tình yêu vẻ đẹp và tình yêu vị tha.

d)
Nhóm bạn trở nên ít quan trọng hơn, kén chọn bạn hơn.





Tình bạn được nâng lên mức đồng chí(cùng chí hướng). Khác với tuổi
thiếu niên chủ yếu là đồng tính cách, sở thích, thói quen….


Tiêu chí kết bạn là sự tâm tình, thân mật, tình cảm ấm áp và cùng chí
hướng phấn đấu vì một giá trị nào đó.


Tình bạn thời kì này bền vững hơn và có thể được lưu giữ trong cả đời.

e)
Phát triển những cấu trúc tâm lý tương đối bền
vững về các giá trị đạo đức, đạo lý, về các mục đích sống của bản thân.





Một trong những đặc trưng nổi bật của tuổi này so với trước đó là sự
phát triển đến mức độ cao, ổn định của tính tự trọng.


Tính tự trọng là sự tin tưởng, tôn trọng và chấp nhận chính bản thân,
nhân cách của mình, trên cơ sở đánh giá đúng đắn, khái quát về bản thân. Tính
tự trọng là thái độ tích cực, lạc quan của cá nhân, thể hiện sự đánh giá khách
quan, nghiêm túc, yêu cầu cao của bản thân mình. Người có tính tự trọng cao
thường không chấp nhận sự đánh giá không đúng về mình, không chấp nhận sự xúc
phạm đến các giá trị sống và hạ thấp nhân cách của mình. Mức độ tự trọng ở đầu
thanh niên có phổ rất rộng, từ mức thấp nhất là cá nhân hầu như không có sự tôn
trọng bản thân(thiếu tự trọng), đến tự trọng cao. Tự trọng cao là sự đánh giá
đúng mức về bản thân, biết bảo vệ danh dự của mình một cách phù hợp trong hoàn
cảnh cụ thể. Tự trọng thấp là sự coi thường, thiếu tin tưởng vào bản thân, tự
hạ thấp mình, chấp nhận hoặc không coi trọng các đánh giá không đúng hoặc xúc
phạm đến giá trị nhân cách của mình. Thiếu tự trọng thể hiện thái độ tiêu cực
của cá nhân với bản thân. Nó là một yếu tố dẫn đến sự thiếu tôn trọng của người
khác với mình. Những vị thành niên có tự trọng thấp thường gặp nhiều khó khăn
trong giao tiếp và cản trở sự phát triển nhân cách của mình.


- Lý tưởng sống: một đặc trưng cho lý tưởng vị thành niên muộn là lý
tưởng nghề và lý tưởng đạo đức cao cả. Lý tưởng này được thể hiện qua mục đích
sống, qua sự say mê với việc học tập, nghiên cứu và lao động nghề nghiệp, qua
nguyện vọng được tham gia các hoạt động mang lại giá trị xã hội lớn lao, được
cống hiến sức trẻ của mình, ngay cả trong trường hợp nguy hiểm đến tính mạng
của bản thân. Nhiều bạn luôn ngưỡng mộ và cố gắng theo các thần tượng của mình
trong các tiểu thuyết cũng như trong cuộc sống.


Kế hoạch đường đời là một khái niệm rộng, bao hàm từ sự xác định giá
trị đạo đức, mức độ kì vọng vào tương lai, nghề nghiệp, phong cách sống…Ở tuổi
thiếu niên kế hoạch đường đời còn mơ hồ và chưa tách khỏi ước mơ. Thiếu niên
chỉ đơn giản tưởng tượng mình trong các vai trò xã hội khác nhau và so sánh mức
độ hấp dẫn của chúng, nhưng không quyết định dứt khoát vai trò nào cho bản thân
và cũng chưa có hành động tích cực để đạt đến vai trò đó. Bước sang tuổi đầu
thanh niên thì tính tất yếu của sự lựa chọn vai trò trở lên rõ ràng. Từ nhiều
khả năng ở tuổi thiếu niên dần dần hình thành nên đường nét của một vài phương
án hiện thực và có thể chấp nhận được.

f)
Vấn đề quan trọng nhất và là sự bận tâm nhất của
thanh niên học sinh trong việc xây dựng kế hoạch đường đời là vấn đề nghề và
chọn nghề, chọn trường học nghề.





Xu hướng và hứng thú nghề đã
xuất hiện ở tuổi thiếu niên. Tuy nhiên, chỉ khi bước sang tuổi đầu thanh niên
thì xu hướng nghề mới trở nên cấp thiết và mang tính hiện thực. Hầu hết thanh
niên, học sinh phải đối mặt với việc chọn nghề cho tương lai. Việc lựa chọn
nghề và trường học nghề luôn luôn là mối quan tâm lớn nhất và là sự khó khăn
của đa số học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. Về chủ quan, sự hiểu
biết về nghề của thanh niên học sinh còn hạn chế. Nhiều thanh niên chưa thực sự
hiểu rõ mạng lưới nghề nghiệp hiện có trong xã hội, chưa phân biệt rõ sự khác
nhau giữa những bước phát triển của vị thành niên Clip_image009nghề và trường đào tạo nghề, nên ít em hướng đến việc chọn nghề mà chủ
yếu chọn trường để học. Việc chọn nghề của số thanh niên này không phải với tư
cách là một lĩnh vực việc làm phù hợp ổn định với khả năng và điều kiện của
mình, không phải là một nghề để mưu sinh, mà chủ yếu là sự khẳng định mình
trước bạn hoặc chủ yếu là theo đuổi chí
hướng có tính chất lý tưởng hóa của mình. Vì vậy, mặc dù các em ý thức được tầm
quan trọng của việc chọn nghề nhưng hành vi lựa chọn của các em vẫn cảm tính.
Về khách quan, trong nền kinh tế hiên đại, mạng lưới nghề rất đa dạng, phong
phú và biến động, nên việc định hướng và lựa chọn giá trị nghề của thanh niên
trở nên rất khó. Việc giáo dục nghề và hướng nghiệp cho học sinh luôn là việc
làm rất quan trọng của trường phổ thông và
của toàn xã hội.


Ngoài việc đào tạo học sinh, cung cấp tri thức cho học sinh thì nhà
trường cần cung cấp cho các em những hiểu biết về nghề nghiệp để các em khỏi
lúng túng trước ngưỡng cửa cuộc đời và chọn được một nghề nghiệp phù hợp với
khả năng và sở thích.


Gia đình giúp các em trong định hướng nghề nghiệp nhưng không nên áp
đặt trẻ theo nghề mà cha mẹ mong muốn vì nếu có theo ý mà chúng không tìm thấy
niềm vui, lý tưởng nghề nghiệp thì chúng sẽ không chuyên tâm tham gia hoạt
động.

g)
Tính tích cực xã hội





So với lứa tuổi trước thì tính tích cực xã hội của vị thành niên cuối
cao hơn và được thể hiện ở một số khía cạnh như:


Họ không chỉ quan tâm tới việc học tập hay lao động mà còn quan tâm sâu
sắc đến tình hình chính trị, kinh tế văn hóa trong nước và trên thế giới


Hứng thú nhận thức và hứng thú tham gia các hoạt động xã hội, văn hóa,
nghệ thuật, thể thao như đọc sách, xem phim, ca nhạc, các diễn đàn tuổi trẻ về
mọi lĩnh vực của đời sống xã hội, đặc biệt là các vấn đề liên quan trực tiếp
tới thanh niên.


Phạm vi hoạt động xã hội bắt đầu được mở rộng. Tham gia các hoạt động
chính trị xã hội với tinh thần lãng mạn và nhiệt huyết tuổi trẻ, dám nghĩ, dám
làm, muốn cống hiến sức lực của mình cho sự nghiệp lớn lao nào đó.


Tạo điều kiện cho các em tham gia các hoạt động này để mở mang kiến
thức, nâng cao tầm hiểu biết và phát triển nhân cách đúng đắn.

h)
Có khả năng suy nghĩ trừu tượng.





Các quá trình nhận thức cảm tính phát triển theo hướng thành phần chủ
định ngày càng chiếm ưu thế. Óc quan sát phát triển mạnh. Qúa trình quan sát có
mục đích rõ ràng và mang tính hệ thống. Trí nhớ logic- từ ngữ trừu tượng tăng
lên và dần chiếm ưu thế. Các em sử dụng khá phổ biến các phương pháp ghi nhớ có
ý nghĩa. Việc học thuộc lòng theo kiểu máy móc ít được sử dụng, nhiều khi còn
bị xem thường. Năng lực di chuyển và phân phối chú ý được phát triển và hoàn
thiện một cách rõ rệt. Các em có thể vừa nghe giảng bài vừa ghi chép và vừa có
thể theo dõi nội dung suy nghĩ của mình. Nhiều em có khả năng chống lại có hiệu
quả các kích thích làm phân tán chú ý.


Các thao tác trí tuệ của cá nhân đạt đến độ trưởng thành, tức là các
thao tác trí tuệ trừu tượng đã phát triển cao. Do phải làm việc với khối lượng
lớn tri thức từ bài giảng của thầy cô giáo và tài liệu học tập nên các em phát
triển nhanh khả năng phân tích, trừu tượng hóa, khái quát hóa và tổng hợp tài
liệu lý luận. Khả năng độc lập và tính phê phán của tư duy cũng phát triển mạnh.
Các em có thể độc lập giải thích nguyên nhân, chứng minh hoặc bác bỏ giả thuyết
và đưa ra các kết luận theo ý riêng của mình về một vấn đề khoa học cũng như
trong cuộc sống. Mặt khác, thông qua các môn khoa học được học trong nhà
trường, các em đã tích lũy được hệ thống khái niệm khoa học cơ bản về tự nhiên,
xã hội và tư duy. Các khái niệm khoa học đã trở thành công cụ đắc lực cho hoạt
động trí tuệ của các em. Nhìn chung trí tuệ của thanh niên học sinh đã đạt đến
mức độ trưởng thành.


Giáo dục cần nâng dần yêu cầu với các học sinh lứa tuổi này để giúp các
em phát triển tư duy toàn diện.

i)
Hay suy nghĩ về quá khứ và tương lai.





Các em có niềm tin vào thần linh, các trò bói toán… từ đó đối chiếu với
quá khứ của mình và tin vào vân mệnh của mình trong tương lai. Điều này đòi hỏi
các bậc phụ huynh và nhà trường, xã hội cần có những bước giáo dục phù hợp
không phải là cấm đoán nhưng luôn bên cạnh định hướng để học sinh luôn cố gắng
học tập và đạt được những thành quả mong muốn.



Giai đoạn lứa tuổi đầu thanh niên, các em đã trở nên giống người lớn hơn về
nhiều phương diện. Các em đã có cách suy nghĩ, nhận xét, cam kết, chín chắn của
người lớn trong quan hệ với công việc, trong quan hệ với người khác. Các em
giống người lớn hơn trong sự thống nhất bên trong, trong đánh giá về bản thân,
các giá trị đạo đức, đạo lý, về các mục đích sống của bản thân ở các em có tính
thực tế hơn. Các em được thừa nhận về mặt xã hội như người lớn (có quyền bầu
cử, có quyền nhận bằng lái xe…). Tuy nhiên, các em vẫn cần một khoảng thời gian
nữa để thực sự thành người lớn – người trưởng thành

III)
TỔNG KẾT





Việc phân chia các giai đoạn phát triển trên đây chỉ có tính tương đối.
Trong bất kỳ trường hợp nào bản thân tuổi tác chỉ là một chỉ báo nghèo nàn về
sự chín muồi và sự trưởng thành là sự tổng hợp của các yếu tố sinh học, xã
hội, văn hóa và tâm lý. Sự trưởng thành xảy ra với tốc độ khác nhau, sẽ không
có gì ngạc nhiên khi ta thấy có sự khác biệt rất lớn giữa các nền văn hóa khác
nhau, các gia đình khác nhau và giữa các cá nhân.


Điều quan trọng là mỗi cá nhân, gia đình, nhà trường và xã hội cần nắm
bắt những đặc điểm tâm lý và sinh lý của mỗi giai đoạn cuộc đời con người mà ở
đây chính là tuổi VTN để có biện pháp giáo dục thích hợp nhằm nâng cao nhận
thức, phát triển trí tuệ và phẩm chất nhân cách toàn diện, phù hợp với yêu cầu
của xã hội và thời đại.
















TÀI LIỆU THAM KHẢO


Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm - Lê Văn Hồng (chủ
biên)


Tâm lý học phát triển - Vũ Thị Nho.


Giáo trình tâm lý học phát triển – Dương Thị Diệu Hoa(chủ
biên).


Vietbao.vn


đây là những yếu tố cơ bản nhất mà khi đọc tài liệu mình đã chắt lọc ra. Mình rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến của các bạn. Xin cảm ơn.
Về Đầu Trang Go down
 
những bước phát triển của vị thành niên
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Những tiêu chí để biết bé phát triển bình thường
» HIỆN TƯỢNG TỰ SÁT Ở TUỔI THANH NIÊN
» Sự phát triển con người trong lao động
» Hiện tượng tự tử ở thanh niên
» MỘT SỐ NÉT TÂM LÝ ĐẶC TRƯNG CỦA TUỔI THANH NIÊN

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Tâm lý học phát triển-
Chuyển đến