NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA C.MÁC VÀ V.I. LÊNIN

Go down 
Tác giảThông điệp
Đỗ Văn Sự

Đỗ Văn Sự


Tổng số bài gửi : 162
Join date : 22/06/2009
Đến từ : DUNG QUẤT(QUÃNG NGÃI)+LONG HÃI (VŨNG TÀU)

TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA C.MÁC VÀ V.I. LÊNIN Empty
Bài gửiTiêu đề: TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA C.MÁC VÀ V.I. LÊNIN   TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA C.MÁC VÀ V.I. LÊNIN Icon_minitimeThu Apr 01, 2010 8:49 am

ÑAÏI HOÏC SÖ PHAÏM THAØNH PHOÁ HOÀ CHÍ MINH
KHOA TAÂM LYÙ - GIAÙO DUÏC, LỚP TL – GD 2
HỌC PHẦN: LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI





GVHD: TS: HỒ VĂN LIÊN
SVTH : Đào Thị Huệ
Trần Thị Yến Nhi
Đỗ Văn Sự
Chế Dạ Thảo

Thành phố Hồ Chí Minh, 15/03/2010

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI 3
A. C.MÁC 3
I) SƠ LƯỢC VÀI NÉT VỀ C.MÁC 3
II) HỌC THUYẾT GIÁO DỤC MÁCXÍT 3
III) NHỮNG TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA MÁC 4
1) Đóng góp lớn lao nhất của Mác về mặt giáo dục là đã phát hiện ra bản chất xã hội của con người. 4
2) Mác đã vạch ra quy luật tất yếu của xã hội tương lai là đào tạo, giáo dục những con người phát triển toàn diện. 4
3) Mác đã vạch ra những nguyên tắc cơ bản để đào tạo, giáo dục những con người phát triển toàn diện của xã hội tương lai. 5
4) Những ý kiến của Mác về nội dung giáo dục cộng sản chủ nghĩa. 5
a) Về trí dục 6
b) Về đức dục 6
c) Về thể dục và quân sự 6
d) Về mĩ dục 6
IV) KẾT LUẬN 6
B. V.I. LÊNIN 7
V) SƠ LƯỢC VÀI NÉT TIỂU SỬ VỀ V.I. LÊNIN 7
VI) NHỮNG TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU CỦA V.I. LÊNIN 8
1) Về tính giai cấp của giáo dục và nhà trường. 8
2) V.I. Lênin bàn về mục đích giáo dục của nhà trường xã hội chủ nghĩa. 8
3) V.I. Lênin bàn về nội dung của giáo dục. 8
a) Về giáo dục đạo đức 8
b) Về giáo dục trí tuệ ( trí dục). 9
c) V.I. Lênin với vấn đề giáo dục lao động và kĩ thuật tổng hợp. 9
4) V.I Lênin bàn về nguyên tắc xây dựng nhà trường Xô Viết và phương thức đào tạo con người mới. 10
5) Lênin bàn về người thầy giáo XHCN. 10
VII) KẾT LUẬN. 11
C. SỰ PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN CỦA LÊNIN SO VỚI C.MÁC 11
TÀI LIỆU THAM KHẢO 11

LỊCH SỬ GIÁO DỤC THẾ GIỚI
A. C.MÁC

I) SƠ LƯỢC VÀI NÉT VỀ C.MÁC
- C.Mác sinh ra và lớn lên trong thế kỉ XIX, đó là thời kỳ lịch sử trên thế giới có nhiều biến chuyển quan trọng chứa đựng những mâu thuẩn lớn, âm ỉ và sục sôi giữa hai cuộc cách mạng: cách mạng tư sản Pháp 1789 và cách mạng tư sản Nga 1917.
- C.Mác sinh ngày 5 – 5 – 1818 ở Tơrevơ, miền tây nước Đức, gia đình ông có truyền thống cách mạng, sống phong lưu và có học thức, nhưng không phải là một gia đình giàu có.
- Sau khi tốt nghiệp trung học Tơrevơ, Mác vào học đại học Bonn và Berlin, ở đây ông học luật, sử và triết học.
- Năm 1841 ông trình bày luận án tiến sĩ về triết học Ôpiquya.
- Mác và Bơrunô Baue đã góp phần tích cực sáng lập ra tờ báo “Rênani” vào tháng 1 – 1842. đến tháng 10 thì Mác trở thành chủ bút.
- Năm 1843 Mác kết hôn với Gienni Phônvét Phalen ở Cơrôisơnách.
- Tư tưởng vĩ đại của Mác đã cuốn hút Ănghen đến Paris gặp Mác vào tháng 9 – 1844. Hai khối óc, hai trái tim vĩ đại của nhân loại kết hợp làm một.
- Năm 1847 Mác và Ăngghen gia nhập Hội bí mật “Đồng minh những người cộng sản”. và đã góp phần quan trọng nhất vào thành công của đại hội lần thứ II họp ở Luân Đôn vào tháng 1 – 1847 và là những người soạn thảo tuyên ngôn nổi tiếng của giai cấp vô sản: TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN, xuất bản vào tháng 2 – 1848.
- Do làm việc quá sức trong hoàn cảnh thiếu thốn, C.Mác qua đời trên một chiếc ghế bành ngày 14 – 3 – 1883 hưởng thọ 65 tuổi.
- C.Mác – lãnh tụ, Người sáng lập ra chủ nghĩa cộng sản khoa học, triết học và kinh tế học Mácxíc của giai cấp vô sản qua đời đã để lại một di sản vô giá cho nhân loại về mọi lĩnh vực. Bộ tư bản là một công trình khổng lồ, là kết quả làm việc khoa học của một bộ óc thiên tài, một tâm hồn vĩ đại vì vô sản cần lao toàn thế giới.
II) HỌC THUYẾT GIÁO DỤC MÁCXÍT
- Học thuyết giáo dục của Mác và Ăngghen là một bộ phận của chủ nghĩa cộng sản khoa học, nó được hoàn thiện dần bằng tư tưởng giáo dục vĩ đại của V.I Lênin, cống hiến suất sắc của N.K. Krúpxcaia, A.S. Makarenkô và các nhà giáo dục xã hội chủ nghĩa trước hết là các nhà giáo dục Xô viết.
- Học thuyết giáo dục Mác xít có liên quan đến tất cả các vấn đề chính trị, xã hội, kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật. với quan điểm của Mác, giáo dục là một hình thái ý thức xã hội đặc trưng của xã hội loài người, nó có những quy luật phát triển riêng nhưng nó bị chế ước bởi những quy luật xã hội và cả những quy luật tự nhiên.
- Theo Mác, giáo dục là một hình thái ý thức xã hội, là một bộ phận của thượng tầng kiến trúc. Cũng như tôn giáo, đạo đức, pháp quyền, trong xã hội giai cấp, giáo dục bao giờ cũng mang tính giai cấp, giáo dục luôn luôn là công cụ của giai cấp thống trị xã hội “giai cấp nào thống trị tư liệu sản xuất vật chất thì cũng chiếm đoạt phương tiện sản xuất tinh thần”. chỉ có thể xây dựng một nền giáo dục của giai cấp vô sản khi giai cấp đó giành được quyền thống trị xã hội.
III) NHỮNG TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA MÁC
1) Đóng góp lớn lao nhất của Mác về mặt giáo dục là đã phát hiện ra bản chất xã hội của con người.
Đó chính là quy luật của sự phát triển và giáo dục nhân cách con người trong xã hội loài người, đó là sự khác biệt giữa con người và con vật.
- C.Mác đã tiếp thu tất cả những quan điểm duy vật của nhân loại về con người và bản chất người. Mác cũng thừa nhận rằng con người là một thực tế tự nhiên, là một thực thể sinh vật do quá trình biến đổi của hoàn cảnh tự nhiên và hoàn cảnh xã hội.
- Song, Mác lại khẳng định hoàn cảnh tạo ra con người trong chừng mực con người tạo hoàn cảnh , nghĩa là cái hoàn cảnh tạo ra con người ấy cũng chính là do con người đã tạo ra.
- Theo Mác, trong quá trình hình thành nhân cách, điều kiện quyết định là hoạt động thực tiễn, hoạt động lao động và hoạt động xã hội. Đó là quan điểm biện chứng để phân biệt Mác với các quan điểm phi Mác xít. Hoạt động xã hội và lao động vừa là điều kiện để hình thành nhân cách vừa là thước đo, đánh giá tính chủ thể của mỗi cá nhân.
- Đối với giáo dục, giai cấp vô sản ý thức sâu sắc rằng muốn đào tạo con người phát triển toàn diện, muốn xây dựng một nền giáo dục mới thì phải tiến hành cuộc cách mạng chính trị, cách mạng xã hội làm thay đổi quan hệ xã hội, thiết lập xã hội mới, và chỉ trên quan hệ xã hội đó mới xây dựng nhân cách của con người xã hội tương lai được.
- Luận đề của Mác về bản chất xã hội của con người là cơ sở lý luận để các nhà giáo dục hiểu rõ bản chất, động lực, các quy luật của quá trình giáo dục, dạy học xã hội chủ nghĩa. Chỉ có quán triệt sâu sắc luận đề bản chất xã hội của con người mới có thể giải thích được tất cả những hiện tượng giáo dục vô cùng phức tạp đã xảy ra trong xã hội loài người.
- Ở góc độ giáo dục, phải thấy hết những đóng góp của Mác là cung cấp cho khoa học giáo dục một phương pháp luận vững chắc để xây dựng lý luận giáo dục xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền giáo dục xã hội chủ nghĩa và tổ chức thực hiện quá trình giáo dục con người của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.
2) Mác đã vạch ra quy luật tất yếu của xã hội tương lai là đào tạo, giáo dục những con người phát triển toàn diện.
- Con người phát triển toàn diện là mơ ước của con người, vì con người có ý thức vươn tới sự toàn diện và đó là sự khác biệt giữa con người và con vật.
- Tri thức tối thiểu và cũng là ước muốn tối đa của người nguyên thủy là kinh nghiệm lao động hái lượm, săn bắt, tổ chức thị tộc, bộ lạc, lễ nghi tôn giáo. Đến khi xã hội loài người phân chia giai cấp thì quá trình giáo dục cũng được phân chia theo giai cấp.
- Việc đào tạo, giáo dục các thế hệ phát triển toàn diện là điều kiện để phát triển xã hội xây dựng kinh tế, văn hóa, khoa học kĩ thuật.
- Theo tinh thần của Mác, con người phát triển toàn diện sẽ là mục đích của nên giáo dục cộng sản chủ nghĩa, và con người phát triển toàn diện là người phát triển đầy đủ, tối đa năng lực sẳn có về tất cả mọi mặt đạo đức, trí tuệ, thể chất, tình cảm, nhận thức, năng lực, óc thẩm mỹ và có khả năng cảm thụ được tất cả những hiện tượng tự nhiên, xã hội xảy ra xung quanh, đồng thời có thể sáng tạo ra những cái mới theo khả năng của bản thân.
- Vì vậy, con người phát triển toàn diện theo quan điểm của Mác, trước hết phải là sự phát triển không ngừng của tất cả các mặt. song, điều đó không mâu thuẩn với sự phát triển thiên hướng, phát triển năng khiếu chuyên biệt, mà ngược lại, sự phát triển các mặt là tạo điều kiện cho các năng lực chuyên biệt càng hoàn thiện và càng phát triển tốt hơn.
3) Mác đã vạch ra những nguyên tắc cơ bản để đào tạo, giáo dục những con người phát triển toàn diện của xã hội tương lai.
- Đó là sự kết hợp một cách hợp lý giữa giáo dục đạo đức, thể dục, trí dục và lao động sản xuất, đó là sự kết hợp giữa lao động sản xuất và thực hiện giáo dục bách khoa (giáo dục kĩ thuật tổng hợp) trong việc tổ chức cho trẻ em tham gia hoạt động thực tiển, hoạt động xã hội.
- Mác đã đi đến nhận định rằng trong xã hội tương lai “lao động kết hợp với trí dục và thể dục, đó không những là một phương pháp làm tăng thêm sản xuất xã hội mà còn là một phương pháp duy nhất và độc nhất để đào tạo những con người phát triển toàn diện”.
- Theo Mác, việc tổ chức lao động sản xuất cần để cho trẻ vận dụng những tri thức tiếp thu được qua quá trình trí dục, phải đảm bảo hiệu quả kinh tế và nhằm phát triển thể lực và giáo dục đạo đức, cần phát huy ý thức tự giác của trẻ và xuất phát từ đặc điểm tâm lý của trẻ.
- Giáo dục kĩ thuật tổng hợp liên quan mật thiết với giáo dục lao động và tổ chức lao động sản xuất. Theo Mác, xã hội tương lai mới có đủ điều kiện thực hiện giáo dục kĩ thuật tổng hợp. giáo dục kĩ thuật tổng hợp vừa là một bộ phận hợp thành nội dung các mặt giáo dục, đồng thời lại vừa như một nguyên tắc của nền giáo dục xã hội chủ nghĩa.
- Ngày nay, nền sản xuất công nghệ hiện đại ở các nước phát triển đã buộc phải thực hiện những lý tưởng giáo dục kĩ thuật tổng hợp theo quan điểm của C.Mác.
4) Những ý kiến của Mác về nội dung giáo dục cộng sản chủ nghĩa.
- Theo Mác, giáo dục gồm 3 bộ phận
+ Trí dục
+ Thể dục, tức giáo dục thể chất và huấn luyện quân sự
+ Giáo dục bách khoa ( là giáo dục kĩ thuật) tức là giới thiệu các nguyên tắc cơ bản về quá trình sản xuất và hướng dẫn cho trẻ em và thanh niên có thói quen sử dụng tất cả các công cụ sản xuất đơn giản
- Một nền sản xuất đáp ứng được những đòi hỏi không ngừng của con người thì khoa học kĩ thuật giữ vị trí quyết định. Muốn vậy nền giáo dục của xã hội tương lai ấy phải lấy trí dục làm nhiệm vụ chủ yếu.
- Về nội dung của các mặt giáo dục, Mác cũng có những ý kiến, tuy chưa thật cụ thể, nhưng đó là những phương hướng quan trọng.
a) Về trí dục
• Mác đòi hỏi phải trang bị cho thế hệ trẻ những tri thức khoa học hiện đại vì “khoa học” là lực lượng thúc đẩy cách mạng trong lịch sử.
• Mác yêu cầu việc giảng dạy trong nhà trường phải cung cấp những tri thức hệ thống, cơ bản; những quy luật, những tri thức hiện đại để con người có khả năng vận dụng những tri thức đó vào cải tạo tự nhiên và xã hội.
b) Về đức dục
• Đóng góp lớn lao nhất của Mác là ở chỗ vạch trần tính chất giai cấp của đạo đức, lên án sâu sắc đạo đức tư sản.
• Hiểu theo quan điểm của Mác, không chỉ là hình thành ở thế hệ trẻ những chuẩn mực của quan hệ cư xử như đức hạnh, mà đó là lập trường tư tưởng, ý thức giai cấp, đó là nhân sinh quan, thế giới quan khoa học.
c) Về thể dục và quân sự
• Là một mặt nhằm đào tạo con người phát triển toàn diện, góp phần tích cực thúc đẩy và hoàn thiện trí tuệ, tâm hồn… và làm cho con người có đủ khả năng làm chủ bản thân, tham gia vào các quá trình sản xuất và hoạt động xã hội.
• Làm cho con người vui tươi, hạnh phúc giúp con người nâng cao hiệu quả, hiệu suất của hoạt động và lao động sản xuất, sức nhạy bén, nhanh nhẹn, chính xác, tính kỹ luật, sự dũng cảm... được phát triển.
• Mác cũng quan niệm rất đúng đắn rằng giáo dục thể chất và quân sự phải phù hợp với đặc điểm tâm lý, sinh lý lứa tuổi và ngoài các hình thức thể dục bình thường, nên tăng cường du lịch, kết hợp với tổ chức lao động sản xuất hợp lý.
d) Về mĩ dục
• cũng như thể dục Mác coi đó là một thành phần nhằm hình thành con người toàn diện.
• muốn giáo dục, đào tạo những con người có nhận thức đúng, tình cảm trong sáng không thể coi nhẹ mĩ học. yêu cầu của mĩ dục là hình thành quan điểm thẩm mĩ đúng đắn, tình cảm thẩm mĩ sâu sắc và phải có khả năng sáng tạo ra cái đẹp, đánh giá đúng giá trị nghệ thuật của người khác sáng tạo. Giáo dục thẩm mĩ phải thông qua dạy học và hoạt động nghệ thuật.
IV) KẾT LUẬN
- Ngoài những nội dung chủ yếu ở trên Mác còn là người đặt nền móng cho những luận điểm rất cơ bản của giáo dục vô sản như: vấn đề quần chúng với giáo dục, bản chất của giáo dục và tính chất của nhà trường, chủ nghĩa nhân đạo trong giáo dục, vấn đề tôn giáo trong nhà trường, những vấn đề tâm lý học trong giáo dục…
- Tuy những vấn đề trên chưa cụ thể chi tiết nhưng những ý kiến của Mác là phương hướng, là kim chỉ nam, có tính nguyên tắc để phân biệt lý luận giáo dục xã hội chủ nghĩa với giáo dục tư sản về bản chất.
- Những tư tưởng giáo dục của Mác là kim chỉ nam cho giai cấp vô sản trong hoat động thực tiển, những tư tưởng đó là lần đầu tiên được thử nghiệm sau khi công xã Paris được thành lập và được thực hiện một cách triệt để từ sau cách mạng tháng 10 – 1917.
B. V.I. LÊNIN

V) SƠ LƯỢC VÀI NÉT TIỂU SỬ VỀ V.I. LÊNIN
- V.I. Lênin sinh ngày 22 – 4 – 1870 và mất ngày 21 – 1 – 1924. như vậy, người sinh ra, sống và hoạt động trong thời kỳ chủ nghĩa tư bản đang chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa – thời kỳ chủ nghĩa tư bản chứa đựng những mâu thuẫn không thể điều hòa, tất yếu sẽ dẫn tới cuộc cách mạng vô sản thế giới một cách triệt để.
- Trong cuộc đời hoạt động cách mạng kiên cường của mình V.I. Lênin đã phát triển toàn diện chủ nghĩa Mác trên mọi phương diện bao gồm triết học Mác xít, kinh tế học Mác xít và chủ nghĩa xã hội khoa học.
- Người đã sáng lập ra quốc tế cộng sản, đã lãnh đạo thành công cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới đó là cuộc cách mạng xã hội chủ nghĩa tháng Mười 1917.
- V.I. Lênin qua đời để lại một khối lượng tác phẩm đồ sộ gồm 55 tập. trong lịch sử nhân loại ít có người nào để lại một kho tàng lí luận lớn lao như Lênin.
- Ở góc độ nhất định, hầu hết những tác phẩm của Lênin đều có ý nghĩa lí luận giáo dục, song phải kể đến “Nhiệm vụ Liên đoàn thanh niên” – Diễn văn đọc tại Đại hội lần thứ III của Đoàn Thanh niên Cộng sản vào năm 1920.
- Khi nghiên cứu những tư tưởng giáo dục của V.I. Lênin chúng ta có thể khai thác trong hàng loạt tác phẩm lớn, nhưng tập trung hơn cả là những công tình của Người sau Cách mạng tháng Mười bởi lẽ Người dã lãnh đạo cuộc cách mạng vô sản lần đầu tiên thành công trong lịch sử và là lãnh tụ thiên tài chỉ đạo toàn diện xây dựng nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới.
- Những tư tưởng, những quan điểm của Lênin là kim chỉ nam trong hành động của Đảng Cộng sản và các nhà hoạt động xã hội trên lĩnh vực văn hóa – giáo dục.
- Trong quá trình chỉ đạo thiết lập nhà nước Xô Viết, Lênin bao giờ cũng coi tư tưởng, văn hóa – giáo dục là một bộ phận trong toàn bộ cuộc đấu tranh nhằm xây dựng xã hội mới. văn hóa – giáo dục có quan hệ khăng khít với chính trị, quân sự, kinh tế, xã hội, vì vậy, dù trong hoàn cảnh nào, Người cũng rất quan tâm tới giáo dục và hết sức nhạy bén trong việc xây dựng lí luận và chỉ đạo thực tiễn xây dựng nhà trường Xô Viết.
VI) NHỮNG TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CHỦ YẾU CỦA V.I. LÊNIN
1) Về tính giai cấp của giáo dục và nhà trường.
- Kế thừa và phát triển quan điểm của Mác, Lênin đã phân tích, phê phán sâu sắc tính chất giai cấp và những biểu hiện của nó trên lĩnh vực giáo dục và nhà trường qua các chế độ xã hội.
- Trên thực tế giai cấp thống trị đã sử dụng giao dục và nhà trường làm công cụ thống trị giai cấp, đã cướp đoạt giáo dục thành tài sản riêng mà vốn nó là sản phẩm tinh thần của toàn bộ xã hội loài người.
2) V.I. Lênin bàn về mục đích giáo dục của nhà trường xã hội chủ nghĩa.
- Lênin là người quan tâm thường xuyên tới nhà trường Xô Viết vì đó là một bộ phận chủ yếu góp phần đào tạo giáo dục con người XHCN.
- Lênin đã viết hàng loạt bài nhằm xác định mục đích, nhiệm vụ của nhà trường Xô Viết, tại đại hội giáo dục toàn Nga lần thứ I vào tháng 8 – 1918, Lênin đã nêu lên những vấn đề có tính nguyên tắc. Người nói: “chúng ta nói rằng sự nghiệp của chúng ta trong lĩnh vực giáo dục quốc dân chính là cuộc đấu tranh để lật đổ giai cấp tư sản. chúng ta tuyên bố công khai rằng nhà trường đứng ngoài cuộc sống, đứng ngoài chính trị là giả dối”.
- Lênin đã phân tích sâu sắc chức năng xã hội của nhà trường Xô Viết và nhiệm vụ của giáo dục là đào tạo những người lao động phát triển toàn diện.
- Quan điểm của Lênin và sự phát triển tư tưởng của Mác về con người phát triển toàn diện. Nếu như Mác đã đề cập sâu sắc tới tính tất yếu của con người phát triển toàn diện trong xã hội tương lai, phác thảo những yêu cầu, chỉ ra những phẩm chất, năng lực chủ yếu của con người trong tương lai, thì V.I. Lênin đã chỉ rõ quá trình đào tạo con người lí tưởng chúng ta sẽ đào tạo. nhà trường Xô Viết cần giáo dục đào tạo những thế hệ trẻ có bản lĩnh chính trị, có tình cảm đồng chí, có lòng yêu nước, có tri thức cần thiết, có tư duy sáng tạo, am hiểu thực tiễn và sẳn sàng tham gia có hiệu quả vào công cuộc lao động xây dựng CNXH và hoạt động chính trị xã hội nhằm giải phóng quần chúng cần lao.
- Theo quan điểm của Lênin, con người toàn diện ấy không phải từ trên trời rơi xuống mà đó là sản phẩm của toàn bộ quá trình tác động xã hội, giáo dục của nhà trường, gia đình, đoàn thể và tự rèn luyện của thế hệ trẻ.
- Mục đích giáo dục của nhà trường Xô Viết đã đáp ứng những nguyện vọng của quần chúng và thế hệ trẻ Xô Viết, đó là ước mơ của nhiều dân tộc trên hành tinh lúc bấy giờ.
3) V.I. Lênin bàn về nội dung của giáo dục.
- Để đào tạo con người phát triển toàn diện, theo quan điểm của Mác, cần quan tâm đặc biệt tới giáo dục trí tuệ, giáo dục thể chất, thẩm mĩ, tổ chức giáo dục lao động và giáo dục đạo đức.
a) Về giáo dục đạo đức
+ Phát triển tư tưởng của Mác về giáo dục đạo đức trong hoàn cảnh mới, Lênin cũng phân tích thực sâu sắc tính gai cấp, tính lịch sử của đạo đức với tư cách nó là một hình thái ý thức xã hội.
+ Người đã kiên quyết bác bỏ quan điểm cho rằng đạo đức là vĩnh hằng, bất biến. theo Lênin, mỗi thời kì lịch sử, mỗi giai cấp trong xã hội có những chuẩn mực đạo đức riêng biệt (tất nhiên có kế thừa những phần tốt đẹp).
+ V.I. Lênin cho rằng giáo dục cộng sản là giáo dục đạo đức cộng sản chủ nghĩa mà trước hết là giáo dục tính kỉ luật trong lao động và hoạt động tập thể vì người khác.
+ Lênin khẳng định giao dục lòng yêu tổ quốc XHCN và tinh thần quốc tế vô sản có một ý nghĩa cực kì to lớn trong việc hình thành phẩm chất nhân cách con người XHCN.
+ Giáo dục đạo đức CSCN cho thế hệ trẻ, trước hết là trách nhiệm của nhà trường Xô Viết, của Đoàn Thanh niên, Đội thiếu niên tiền phong, của đội ngũ thầy cô giáo, cán bộ Đảng, cán độ Đoàn, các thế hệ cách mạng lớn tuổi phải tỏ ra xứng đáng là tấm gương trong sáng cho thế hệ trẻ.
b) Về giáo dục trí tuệ ( trí dục).
+ Phát triển quan điểm của Mác, Lênin coi trí dục là thành phần, là nội dung cơ bản của giáo dục cộng sản. vũ trang cho thế hệ trẻ những tri thức khoa học cơ bản, hệ thống, hiện đại, bồi dưỡng cho họ năng lực nhận thức, phát triển trí tuệ… là nhiệm vụ chủ yếu của nhà trường Xô Viết.
+ “Học, học nữa, học mãi” đó là lời huấn thị của Lênin đối với chúng ta.
+ Người đòi hỏi thế hệ trẻ hiểu chủ nghĩa cộng sản không phải là học thuộc lòng những khẩu hiệu về chủ nghĩa cộng sản của người khác đặt ra, mà đó phải là những vấn đề, những kết luận do chính chúng ta tự rút ra.
+ Lênin nói rằng không thể tin vào việc dạy dỗ, giáo dục và đào tạo nếu như chỉ đóng khung trong bốn bức tường của nhà trường, sự học tập tách khỏi cuộc sống và công cuộc xây dựng CNXH của dân tộc.
+ Những tác phẩm của Lênin đề cập tới vấn đề lí luận nhận thức có một ý nghĩa quan trọng đối với việc xây dựng lí luận dạy học XHCN. Kết luận của Lênin rằng “từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn, đó là con đường biện chứng nhận thức chân lí khách quan…” đã chi phối toàn bộ quá trình tổ chức dạy học trong nhà trường XHCN.
+ Dựa vào nhận thức luận của Lênin với tư cách là cơ sở phương pháp luận của mình, giáo dục học xã hội chủ ngĩa đã giải quyết những vấn đề bản chất của quá trình dạy học, mối quan hệ giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, vai trò của thực tiễn trong quá trình dạy học. rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ của các dạng lao động xã hội chuyên biệt.
+ Về nội dung của trí dục, Lênin không bàn đến thật chi tiết như những nhà sư phạm chuyên ngành, nhưng những ý kiến của Người là chỉ thị có tính chiến lược trong việc xây dựng nội dung trí thức các môn học trong nhà trường.
+ Tháng 2 – 1919, Lênin nói “thiết lập nền giáo dục phổ thông để giới thiệu những tri thức lí luận và thực tiễn về tất cả các ngành chủ yếu của nền sản xuất xã hội.” từ đó đến nay, tư tưởng trên của Người đã quán triệt sâu sắc trong quá trình dạy học, lựa chọn nội dung các môn học, nguyên tắc, phương pháp, tổ chức, hình thức dạy và học của nhà trường XHCN.
c) V.I. Lênin với vấn đề giáo dục lao động và kĩ thuật tổng hợp.
+ Trước hết, Lênin cho rằng giáo dục lao động, tổ chức lao động sản xuất, giáo dục kĩ thuật tổng hợp có quan hệ mật thiết với nhau. Nó vừa là nội dung (vì các mặt đó có những đòi hỏi nội dung cần rèn luyện) vừa là nguyên tắc giáo dục XHCN. Vì đó là quan điểm cần quán triệt toàn bộ quá trình giáo dục dạy học. tổ chức lao động sản xuất, giáo dục kĩ thuật phải được coi như phương tiện đào tạo con người XHCN.
+ Tư tưởng rèn luyện đạo đức, nhân cách qua lao động và hoạt động xã hội là sợi chỉ đỏ xuyên suốt quá trình đào tạo thế hệ trẻ thành người lao động mới.
+ Có thể thấy, Lênin là người ý thức rất sâu sắc việc kết hợp quá trình giáo dục với lao động sản xuất và giáo dục kĩ thuật tổng hợp, có như vậy mới đào tạo được thế hệ lao động trẻ cho CNXH.
+ Khi phân tích vai trò của lao động và giáo dục kĩ thuật tổng hợp, Lênin đã đánh giá cao tác dụng của nó đối với các mặt giáo dục khác như trí dục, đức dục, thể dục.
+ Những lời giáo huấn của Lênin về giáo dục lao động, giáo dục kĩ thuật tổng hợp và mối liên quan giữa chúng trong đào tạo giáo dục thế hệ trẻ là kim chỉ nam trong xây dựng nhà trường Xô Viết trong những thập kỉ qua.
- Hiện nay, ở Việt Nam cũng các nước đang tiến hành cải cách giáo dục, những tư tưởng giáo dục của Lênin lại có ý nghĩa thời sự nóng bỏng, bởi lẽ chúng không đơn thuần là nội dung giao dục mà đó là những nguyên tắc của giáo dục XHCN..
- Ngoài những nội dung đức dục, trí dục, lao động và kĩ thuật tổng hợp, Lênin cũng rất quan tâm tới thể dục, quân sự, giáo dục thẩm mĩ. Bản thân Lênin là một tấm gương về sự kết hợp rèn luyện, tự hoàn thiện mọi mặt để trở thành người phát triển cân đối hài hòa nhân cách, năng lực trí tuệ, thể chất, tình cảm, ý chí.
4) V.I Lênin bàn về nguyên tắc xây dựng nhà trường Xô Viết và phương thức đào tạo con người mới.
- Lênin nhấn mạnh: “tách giáo hội ra khỏi nhà trường, tách nhà trường ra khỏi tôn giáo, trường học phải tuyệt đối là trường học phi tôn giáo.”
- Ông nói rằng: “Nhà trường phải trở thành công cụ của nền chuyên chính vô sản, nghĩa là, không những truyền bá các nguyên lí của chủ nghĩa cộng sản nói chung, mà còn tuyên truyền ảnh hưởng về tư tưởng, về tổ chức và giáo dục của giai cấp vô sản đối với các tầng lớp quần chúng lao động vô sản và phi vô sản, nhằm đập tan hoàn toàn sự phản kháng của bọn bóc lột và thực hiện chế độ cộng sản chủ nghĩa.”
- Đảng vô sản phải là người lãnh đạo, tổ chức toàn diện sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ.
- Giáo dục nhà trường XHCN phải là sự bình đẳng giữa nam và nữ, giữa các dân tộc, nhà nước phải tạo mọi điều kiện thuận lợi thỏa mãn nhu cầu học tập của quần chúng lao động và con em của họ.
- Giáo dục phổ cập – bắt buộc, giáo dục chuyên nghiệp – dạy nghề nhằm đào tạo thế hệ trẻ có đủ trí thức, năng lực tham gia công cuộc xây dựng CNXH, đó là một trong những nguyên tắc của nền giáo dục Xô Viết mà Lênin rất quan tâm.
- Phát triển những tư tưởng của Mác, Lênin đã phân tích sâu sắc những phương thức đào tạo con người Xô Viết. đó là nguyên tắc quá trình học tập, giáo dục gắn liền với cuộc đấu tranh chính trị và thực tiễn xây dựng CNXH; giáo dục kết hợp với lao động sản xuất và giáo dục kĩ thuật tổng hợp; giáo dục của nhà trường phải kết hợp với giáo dục xã hội ( nhất là giáo dục của Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên) và các thế hệ lớn tuổi.
5) Lênin bàn về người thầy giáo XHCN.
- Lênin đã nhiều lần nhấn mạnh tất cả nhiệm vụ nặng nề của nhà trường Xô Viết chỉ có thể thực hiện tốt nếu có sự tham gia của đội ngũ thầy cô giáo.
- Người đánh giá cao vị trí xã hội, vai trò của người thầy giáo trong sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ, cũng như trong cuộc cách mạng văn hóa, khoa học kĩ thuật.
- V.I Lênin luôn luôn kêu gọi thầy cô giáo không nên chỉ hạn chế trong công tác nhà trường đơn thuần. người khẳng định giáo viên “có nhiệm vụ truyền bá giáo dục to lớn, trước hết phải trở thành đội quân chủ yếu của sự nghiệp giáo dục XHCN, phải giải phóng cuộc sống, trí thức khỏi sự phụ thuộc giai cấp tư sản, khỏi sự dô hộ của giai cấp bóc lột. thầy giáo phải hòa mình vào cuộc đấu tranh của quần chúng; ngành sư phạm phải có trách nhiệm tổ chức hoạt động của giáo dục theo yêu cầu của xã hội XHCN.”
- Người kết luận: “cán bộ lãnh đạo, Đảng viên chỉ chứng minh được quyền lực, lãnh đạo của mình thông qua việc người đó có tìm thấy được cho mình nhiều, ngày càng nhiều những trợ thủ trong hàng ngủ những nhà sư phạm, và thông qua việc người đó có biết giúp đở các nhà giáo làm việc, biết động viên tổ chức họ, tổ chức tổng kết kinh nghiệm của họ hay không”.
VII) KẾT LUẬN.
- V.I. Lênin vừa là lãnh tụ thiên tài của giai cấp vô sản vừa là người góp phần sáng lập nên lí luận giáo dục của giai cấp vô sản. người đã phát triển, làm phong phú lí luận của Mác về giáo dục ở nhiều lĩnh vực khác nhau. Những tư tưởng giáo dục của Người là kim chỉ nam cho hoat động thực tiễn và xác định đường lối xây dựng nhà trường Xô Viết của Đảng Cộng sản và Chính Phủ Xô Viết.
- Vì vậy, những tác phẩm của Người về giáo dục có ý nghĩa lí luận sâu sắc và có giá trị thực tiễn lớn lao. Tư tưởng giáo dục của Lênin chẳng những có ý nghĩa đối với cái nhìn nghiên cứu XHCN mà còn là vũ khí lí luận cho các dân tộc mong muốn xây dựng nền giáo dục dân tộc xã hội chủ nghĩa. Tư tưởng giáo dục của Lênin còn ảnh hưởng tới lí luận và thực tiễn giáo dục của các nước phát triển những năm qua.
- Việc nghiên cứu tư tưởng giáo dục của Lênin và biết vận dụng một cách sáng tạo vào sự nghiệp đổi mới giáo dục, thực hiện giáo dục là quốc sách hàng đầu… là một đòi hỏi rất bức xúc hiện nay.
- Việc nghiên cứu tư tưởng giáo dục của Lênin và biết vận dụng sáng tạo vào thực tiễn là trách nhiệm cảu tất cả mọi người từ cán bộ nghiên cứu lí luận. các nhà hoạt động thực tiễn trong đó có đội ngũ thầy cô giáo đến cán bộ quản lý giáo dục, quản lý xã hội và các ngành từ Trung ương tới cơ sở.
C. SỰ PHÁT TRIỂN LÝ LUẬN CỦA LÊNIN SO VỚI C.MÁC
- Lênin đã biết vận dụng một cách sáng tạo những lý luận của Mác vào thực tiễn.
- Đặc biệt những tư tưởng đó lần đầu tiên đã được thử nghiệm sau khi công xã Paris được thành lập và được thực hiện một cách triệt để từ sau cách mạng tháng 10 -1917.
- Lênin xem trọng vai trò của người thầy giáo trong quá trình giáo dục.
- Lênin đánh giá cao việc kết hợp quá trình giáo dục với lao động sản xuất và giáo dục kĩ thuật tổng hợp.



TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Hà Nhật Thăng – Đào Thanh Âm, lịch sử giáo dục thế giới, NXB Giáo Dục, 1993.
2. Đoàn Huy Oánh, sơ lược lịch sử giáo dục, NXB ĐHQGTPHCM, 2004.
Về Đầu Trang Go down
http://NGOINHATRAITIM.TK
 
TƯ TƯỞNG GIÁO DỤC CỦA C.MÁC VÀ V.I. LÊNIN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Hội thảo khoa học: " Công tác đào tạo giáo viên ở California: chi phí bỏ ra có tương ứng với hiệu quả thu được ?"
» TIN BUỒN CHO LỚP TÂM LÝ GIÁO DỤC K34, CŨNG NHU KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
» Giáo sư Hồ Ngọc Đại: Cần sự nổi dậy của tư duy giáo dục
» 101 câu chuyện thiền
» Một chút suy tưởng...

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Giáo dục học :: Dòng chảy giáo dục-
Chuyển đến