NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Thôi chất những gánh nặng lên “Manh áo trắng”.

Go down 
Tác giảThông điệp
peterduynguyen
Admin
peterduynguyen


Tổng số bài gửi : 143
Join date : 18/04/2010

Thôi chất những gánh nặng lên “Manh áo trắng”. Empty
Bài gửiTiêu đề: Thôi chất những gánh nặng lên “Manh áo trắng”.   Thôi chất những gánh nặng lên “Manh áo trắng”. Icon_minitimeThu Dec 29, 2011 7:21 am



Thôi chất những gánh nặng lên “Manh áo trắng”.
- PM. Nguyễn Ngọc Duy -



Tôi chọn đề tài này bởi lẽ cô Bích Hồng giảng dạy môn này để lại cho tôi một ấn tượng sâu sắc vói câu nói “các bậc phụ huynh ở thành phố này điên hết rồi”. Một câu nói rất mạnh nhưng nhìn vào thực tế cuộc sống ta thấy nó rất đúng.

Thôi chất những gánh nặng lên “Manh áo trắng”. 55232954-1243399714-ThucKhuyaMoiThayNoDai-5
Ở các thành phố lớn đặc biệt là thành phố Hồ Chí Minh của chúng ta, đa số các phụ huynh đã và đang đưa những người con của mình vào các cuộc đua khắc nghiệt. Quả thật khi nghe các mẫu đối thoại của các bậc cha mẹ ta thấy, những câu dạng “vợ (chồng) anh, chị làm gi?
”, “thu nhập bao nhiêu?”…thường ít được sử dụng hơn mà thay vào đó là các câu hỏi đại loại như “con anh, chị học lớp mấy rồi ?”, “học trường nào ?”, “học có
giỏi hay không?”…và như thế một cách vô tình những đứa con đã trở thành một
phương tiện để cha mẹ giật giải trong cuộc chiến hơn thua về danh dự giữa các
gia đình.



Từ lúc ấu thơ các em đã bị gia đình cho cạnh
tranh để vào trường điểm, trường chọn. Trào lưu này không chỉ có ở những học
sinh tiểu học và phổ thông mà còn diễn ra rầm rộ ở các trẻ mẫu giáo nữa. Có
nhiều bà mẹ mới có thai được đôi ba tháng đã hớt hãi chạy chọt để vài năm sau
con mình có một chỗ ngồi ở một trường mầm non có tiếng nào đó. Cách đây không
lâu một cách tình cờ, tôi được nghe một cuộc đối thoại khá thú vị giữa một hiệu
trưởng trường mầm non có tiếng với một bà mẹ trẻ. Người mẹ ấy nói rằng: “Cô cố
gắng giúp gia đình em với, vì việc này mà vợ chồng em mất ăn mất ngủ mấy ngày
nay.” Cô hiệu trưởng mỉm cười và đáp lại: “Được rồi chị sẻ cố gắng giúp em. Bây
giờ chị ghi nhận cháu vào sổ và giấy
này, có gì bốn năm sau em mang cháu đến kèm theo giấy này nhé. Vậy con em tên
gì để chị ghi vào sổ nào?” Người mẹ mừng rỡ trả lời “Cảm ơn chị nhiều. Em mới
biết mình có thai thôi, chứ bé chưa đủ tháng nên em cũng không biết nó con trai
hay con gái mà đặt tên, thôi thì chị cứ ghị tạm cho nó là Đô-rê-mon giúp em”.



Việc này mới nghe qua có vẻ buồn cười và kì
quặc nhưng lại rất phổ biến không những ở những thành phố lớn mà còn ở các tỉnh
nữa. Chỉ làm một thao tác nho nhỏ là lên trang tìm kiếm Google đánh vài từ khóa
lien quan đến vấn đề này là ta thấy hàng trăm diễn đàn, hàng chục trang web bàn
luận sôi nổi về vấn đề này.



Ngoài cuộc chiến chọn trường, các măn non của
chúng ta còn bị buộc tham dự cuộc đua khắc nghiệt hơn nữa là cuộc đua về điểm
số. Mỗi sáng sớm trước khi con đến trường cha mẹ thường dặn con “Hôm nay phải
chăm học nha con, phải được nhiều điểm 10, phải hơn bạn kia,…” Và để đáp ứng
những yêu cầu trên của cha mẹ các em phải tăng thời gian cũng như thời lượng
học. Học ở trường chưa đủ các em phải học thêm để tăng cường điểm số, để vượt
trội hơn các bạn hoặc ít nhất là theo kịp các bạn khác. Những năm gần đây các
trung tâm gia sư, các lò luyện thi mọc lên như nấm sau mưa cũng là để đáp ứng
nhu cầu rất lớn từ cuộc đua này. Thật chạnh lòng khi nhìn thấy cảnh trong cái
lờ mờ của làng sương sớm những em bé gồng mình dụi mắt vác những cái cặp to gấp
đôi mình đến trường rồi ở đó cho đến lúc chiều tà thì mới lững thửng về nhà để
chuẩn bị cho bữa ăn tối vội vã lấy chút năng lượng để bước vào ca học phụ đạo.
Hiện nay khái niệm nghĩ cuối tuần hầu như không có trong từ điển của nhiều học
sinh đặc biệt là các em học các lớp cuối cấp.



Không chỉ hơn thua về trường và điểm mà hiện
nay có một số phụ huynh còn muốn con mình hơn con người khác về nhiều mặt.
Nghĩa là con mình phải giỏi toàn diện không chỉ về học vấn mà còn về thể thao,
nghệ thuật. Chính vì thế mà ngoài việc vật vã với các môn học ở trường, ở trung
tâm gia sư một số em còn phải gồng mình học them võ thuật, rồi âm nhạc, hội
họa…Mặt dù đây là những môn học giúp các em thư giãn nhưng vì yêu cầu quá cao
của các phụ huynh và giới hạn về thời gian cũng như khả năng của các em nên
chúng lại trở thành những tảng đá rất lớn khiến các em căng thẳng và khiếp sợ.



Một số vấn đề nêu trên đã cho chúng ta thấy
một thật trạng không hay chút nào trong
xã hội hôm nay là các bậc làm cha làm mẹ đã và đang đặt lên vai con cái mình
những gánh nặng rất lớn về học tập. Nhưng có một điều đáng nói hơn nữa là nhiều
phụ huynh vẫn hồn nhiên cho rằng việc làm của họ như thế là rất đúng, là giúp
ích cho con cái của họ và họ không biết rằng vì cách thương con như thế đã để
lại những hậu quả nặng nề về thể lý cũng như tâm lý cho con trẻ.



Có thể việc tác động như thế của các bậc phụ
huynh sẽ góp phần tạo động cơ và môi trường học tập cho các em. Nhưng ở mức độ
như thực trạng nêu trên thì quá sức đối với trẻ. Và điều mày dễ dẫn đến việc
tạo ra một áp lực rất lớn và làm cho các em dễ căng thẳng mệt mõi. Điều này đa
lý giải cho hiện tượng strees học đương ngày càng diễn ra nghiêm trọng. Không
những thế những cách gượng ép như trên còn khiến cho con trẻ có tâm thế sợ học,
sợ thầy cô, sợ sách vở hoặc là có xu hướng học đối phó. Và kết quả tất yếu cho
những vấn đề này là việc học trở thành một cực hình đối với các em hoặc ít nhất
nữa là làm cho hiệu quả học tập không cao.



Ngoài ra việc đặt gánh nặng như thế cũng khiến
cho việc phát triển nhân cách của các em mất cân bằng giữa đức và tài, giữa tri
thức khoa giáo và kinh nghiệm sống. Bởi
một lẻ giản đơn là toàn bộ thời gian của một ngày sống các em đã giành cho việc
học tập tri thức thì lấy đâu ra thời gian cho việc rèn luyện các phẩm chất đạo
đức và còn khó hơn nữa trong việc tích cực hoạt động để có những trải nghiệm mà
hình thành kĩ năng sống, kinh nghiệm sống cơ chứ. Những điều này nghe qua thì
có vẻ nhẹ nhàng nhưng nó để lại một hậu quả rất lớn đó là tạo ra một thế hệ
khiếm khuyết. Điều này ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc đời của các em nói riêng và
xã hội nói chung. Hiện nay chúng ta thấy hiện tượng thiếu kĩ năng sống đang
diễn ra phổ biến ở các trẻ thành phố dù cho đó là những kĩ năng cơ bản nhất.
Nghiêm trọng hơn nữa là hiện tượng thoái hóa nhân cách đang diễn ra nghiêm
trọng ở các bạn trẻ đặc biệt là ở lứa tuổi teen. Hiện tượng bạo lực học đường,
trộm cướp và thậm chí là cả giết người ngày càng phổ biến âu cũng có phần do
nguyên nhân này.



Bên cạnh đó việc chạy trường như đã nói ở trên
cũng có không ít hệ lụy. Trong thời buổi hiện nay việc “chạy” thì phải đi đôi
với “chọt”, mà “chọt” ở các trường cấp nhỏ thì lại không nhỏ chút nào vì các
quy định về học theo tuyến. Và những việc luồn lách như thế của cha mẹ chắc
chắn sẽ để lại những dấu ấn không tốt nếu không nói là đọc hại cho nhân cách
của trẻ. Sau này các em lớn lên lại luồn lách lại gian dối từ những việc nhỏ
như nói dối đến gian lận thi cữ cho đến những việc lớn khác ngoài xã hội và
nghề nghiệp sau này.



Ngoài ra việc học để cạnh tranh với các bạn
khác và vì các động cơ bên ngoài như đã nói dễ dẫn đến việc cạnh tranh thiếu
lành mạnh và mệt mõi ở các trẻ. Thay vì điều chúng ta cần hướng tới là giúp cho
trẻ tự ý thức và lấy việc vượt lên chính mình và chinh phục các chân trời kiến
thức là động cơ học tập chính của chúng.



Và đương nhiên một hệ quả không thể không có
là với tình hình học tập như thế thì sức khỏe của các em không thể được đảm
bảo. Tình trạng cận thị, vẹo cột sống, suy dinh dưỡng, mất ngủ, đau đầu…ngày càng
phổ biến ở lứa tuổi học sinh. Đây là một điều rất đáng lo ngại.



Bác Hồ của chúng ta đã từng nói “Tuổi thơ như
búp trên cành. Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan”. Và quả thật lẻ tự
nhiên của lứa tuổi này là có những đặc điểm như thế. Học chỉ là một trong số
những công việc của các em mà thôi. Mà cái gì đi ngược lại điều tự nhiên điều
không tốt. Đồng thời niếu như xét theo quan điểm trung dung thì bất cứ cái gì
quá cũng không hay và đương nhiên việc học của các em cũng không ngoại lệ. Thời
gian, thời lượng, nội dung cần vừa phải, hợp lý thì mới giúp các em phát triển
tốt được. Nên với tất cả tâm tư tôi xin đưa ra một đề nghị như thế này cho
chính tôi, một phụ huynh tương lai, và tất cả các bậc phụ huynh khác là
hãy đặt trẻ thơ về lại đúng vị trí của
chúng. Hãy thôi chất những gánh nặng lên manh áo trắng và trả lại sự trong
sáng, hồn nhiên cho nó mỗi khi đến trường!
Thôi chất những gánh nặng lên “Manh áo trắng”. 15420 Thôi chất những gánh nặng lên “Manh áo trắng”. 15420


Về Đầu Trang Go down
 
Thôi chất những gánh nặng lên “Manh áo trắng”.
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Học viện Thời trang Hà Nội thông báo tuyển sinh
» Khai giảng khóa học “Thiết kế thời trang căn bản” tháng 12/2011
» Những nụ hôn thời… cúm A H1N1
» Góc yêu thương (hãy gửi những lời yêu thương khó nói của bạn đến những người xung quanh...)
» SỨC MẠNH CỦA SUY NGHĨ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC VÀ CUỘC SỐNG :: Những vấn đề gia đình-
Chuyển đến