NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 ĐÁM MÂY ĐEN THÀNH NHỮNG ĐÓA HOA TRỜI, KHI ĐƯỢC ÁNH SÁNG ĐẾN...HÔN

Go down 
Tác giảThông điệp
hoangan_tlgd




Tổng số bài gửi : 9
Join date : 04/05/2010
Age : 33
Đến từ : Long An

ĐÁM MÂY ĐEN THÀNH NHỮNG ĐÓA HOA TRỜI, KHI ĐƯỢC ÁNH SÁNG ĐẾN...HÔN Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐÁM MÂY ĐEN THÀNH NHỮNG ĐÓA HOA TRỜI, KHI ĐƯỢC ÁNH SÁNG ĐẾN...HÔN   ĐÁM MÂY ĐEN THÀNH NHỮNG ĐÓA HOA TRỜI, KHI ĐƯỢC ÁNH SÁNG ĐẾN...HÔN Icon_minitimeThu Jun 02, 2011 4:45 am

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC
  
ỨNG XỬ SƯ PHẠM

Tên đề bài
Hãy phân tích câu thơ của R. Tagore sau đây và liên hệ với ứng xử sư phạm:
“Đám mây đen thành những đóa hoa trời, khi được ánh sáng đến … hôn!”



TP. HỒ CHÍ MINH, THÁNG 12/2010



Bài làm:


Theo quy luật của tạo hóa, thiên nhiên bốn mùa xuân - hạ - thu - đông cứ thay nhau luân chuyển theo dòng chảy của thời gian và cứ như thế cảnh vật mỗi mùa sẽ khoác lên cho đời những diện mạo mới mang những sắc màu đặc trưng riêng. Cuộc sống tự nhiên không phải là một dòng chảy tẻ nhạt, cũng không phải là một âm thanh đơn lẻ mà đan cài vào nhau bởi nhiều thanh âm trầm bỗng vui tươi khác nhau, được rất nhiều mảnh ghép kết lại tạo thành một bức tranh tổng quan về thế giới tự nhiên. Mà ở đó có sự hòa quyện vào nhau giữa đất và trời, giữa con người và giới tự nhiên. Nhưng đôi lúc các bạn ít chú tâm, để ý đến nó và lắng lòng lại nghĩ về sự vận động đó mà chúng ta thường xem nó không quan trọng. Các bạn có biết chính những hiện tượng thiên nhiên đó đã làm cho cuộc sống này trở nên đẹp hơn, mang nhiều dáng vẻ hơn hay không? Đến đây tôi lại nhớ đến nhà thơ R. Tagore cũng có câu thơ viết rất hay liên quan tới hiện tượng trên “Đám mây đen thành những đóa hoa trời, khi được ánh sáng đến hôn!”. Đó chính là hiện tượng các đám mây thường thấy trên bầu trời cao thẳm. Nhưng khi đứng trước câu thơ của ông nói về hình ảnh đám mây đen đó đã gợi cho tôi và buộc tôi suy nghĩ rất nhiều: Đám mây đen đó dùng chỉ trạng thái tự nhiên và ngoài ra nó còn mang hình ảnh ẩn dụ hàm chứa nào khác nữa không? Tôi muốn nêu ra đây những cảm nghĩ riêng tư của mình về hiện tượng trên.

Có lẽ các bạn đã đặt ra trong đầu vô vàn những câu hỏi về ý mà nhà thơ muốn nói qua câu thơ trên là gì phải không? Và tôi cũng thế, không biết do đâu mà chúng ta thường thấy lúc thì mây xuất hiện với màu áo xanh trông, lúc lại màu trắng tinh khiết hay một màu đen mịt? Sỡ dĩ có sự khác nhau như trên là do chúng ta đang đứng ở vị trí nào hay đặt mình ở góc độ nào mà nhìn. Nếu như chúng ta đứng cùng hướng với ánh sáng thì sẽ cho ta vầng mây trắng sáng rực như “hoa trời”, ngược lại sẽ cho ra một đám mây đen mịt.

Gia đình được coi là tế bào của xã hội mà xã hội không ngừng phát triển đi lên làm cho sự phân hóa giàu nghèo cũng lớn theo. Một số gia đình có vô vàn những điều kiện thuận lợi thì những mầm non do họ tạo ra sẽ được sống, được học hành, được hưởng thụ trong tình thương yêu chan chứa. Thiết nghĩ những số phận có đời sống kinh tế bấp bênh, rày đây mai đó thì con cái của họ sẽ như thế nào? Vì hoàn cảnh, con trẻ của họ khi mới sinh ra đã thiếu vắng tình thương từ cha mẹ và không có điều kiện đến trường như các bạn đồng trang lứa, ở độ tuổi rất sớm các em đã phải bước vào đời chỉ vì hai chữ “mưu sinh”. Do độ tuổi của các em còn quá nhỏ, chưa có nhiều kinh nghiệm từng trãi về đường đời mà sống trong cái xã hội đầy rẫy cạm bẫy thì các em rất dễ bị cám dỗ lôi cuốn. Trong đời, ai chẳng đôi lần vấp ngã trước những cám dỗ, tất cả như đám mây đen khổng lồ đã che lấp những tia sáng của tương lai, làm cho các em kiệt quệ, mỏi mòn, mất ý chí chiến đấu, rồi buông xuôi, phó thác cho số phận lang thang của mình. Cứ như the, các em càng lún sâu vào cái hố của sự lầm lỗi và dần trở thành thành viên bất hảo của xã hội, ngang tàn, ương bướng và ngày càng nghiêm trọng hơn.

Nếu chúng ta ví những đám mây đen như các em, thì câu hỏi đặt ra để những “đám mây đen” đó lóe sáng hóa thành những “đóa hoa trời” cần hội tụ đủ các yếu tố nào? Vốn dĩ bản chất của đám mây đen là không xấu và các em cũng vậy, ta nói các em xấu hay tốt chủ yếu là ta nhìn ở góc độ nào mà nói. Bản chất con người lúc sinh ra đã có tính thiện “Nhân chi sơ tính bổn thiện”, các em có hiền, dữ phải đâu là tính sẵn, phần nhiều do giáo dục mà nên. Đây là trách nhiệm của những nhà sư phạm, mà đội ngũ thầy cô giáo chính là nguồn ánh sáng diệu kỳ có thể cảm hóa các em. Hướng các em đến những giá trị tốt đẹp, cao cả trong cách làm người với việc đối nhân – xử thế, trong cách nhìn nhận, giải quyết, đánh giá vấn đề ở nhiều hướng, nhiều bình diện và nhiều góc độ khác nhau.

Trong giáo dục, người thầy nên tìm hiểu rõ về hoàn cảnh, đặc điểm tâm lý lứa tuổi của các em. Như nhà giáo dục Nga Usinxki có nói: “muốn giáo dục con người đầy đủ phải hiểu đầy đủ về con người” để từ đó người giáo viên có thể sử dụng yếu tố tâm lý như một phương tiện hỗ trợ đắc lực để tác động đến trẻ. Nhiều khi do yếu tố khách quan các em không được uốn nắn đúng mực bởi giáo dục, từ va chạm thực tế cuộc sống làm nảy sinh nhiều vấn đề không hay. Quy đến cùng, trẻ có trở nên ương bướng, ngang ngược bao nhiêu chỉ vì do giáo dục chưa đúng cách hay do bị những cú sốc tâm lý quá mạnh, quá lớn. Làm cho các em không đủ bản lĩnh vượt qua để đối mặt với chính mình. Các em đáng thương hơn là đáng trách, cho nên người thầy không nên nhìn vấn đề theo một hướng nhất định mà nên nhìn theo nhiều chiều khác nhau. Bạn hãy lấy phương châm “tất cả vì học sinh thân yêu” lên trên hết, đến với trẻ bằng sự tôn trọng và bày tỏ thiện chí của mình để trẻ thấy xung quanh vẫn còn người quan tâm, động viên mình. Người thầy phải tiếp xúc và ứng xử bằng cả con tim với lòng chân thành, thương yêu trìu mến, nhìn trẻ bằng một sự đồng cảm, chứ không phải nhìn bằng ánh mắt kỳ thị. Bạn hãy biết yêu thương, chia sẻ, đồng cảm và luôn trân trọng các em bằng cả tấm lòng, cả con tim nhân ái và nhiệt thành nhất. Để từ đó ta có thể đồng cảm, thấu cảm cho số phận của các em, cảm nhận được động cơ nào thúc đẩy các em làm như vậy. Chúng ta phải biết “xỏ chân mình vào đôi giày của đối tác”, biết sống trong niềm vui, nỗi buồn, biết đặt vị trí của mình vào vị trí của các em, có như vậy người thầy mới có thể cùng rung cảm với học sinh. Đứng về phía học sinh để cùng học sinh tìm ra cách giải quyết, khắc phục những hạn chế mắc phải. Từ đó, giữa ta và trẻ sẽ rút ngắn khoảng cách và đến một lúc nào đó ta lại trở thành người bạn của trẻ, là chiếc cầu nối để trẻ có thể bày tỏ nguyện vọng, mong muốn của mình. Chắc chắn một điều là bạn sẽ được các em yêu mến, bởi bạn chính là ân nhân, là thiên sứ đến những lúc các em cần mình nhất. Đây được xem là một kỹ năng tiếp xúc, bày tỏ thiện chí của người giáo viên.

Trong cung cách giao tiếp với các em, người thầy phải có kỹ năng để ứng xử một cách “thấu tình đạt lý” và hãy lắng nghe nhiều hơn là nói, đây là cái thuật của giao tiếp sư phạm. Hãy tìm ra ưu điểm ở trẻ để ta an ủi, động viên, khuyến khích, khen ngợi chứ không nên tìm ra điểm khuyết để ta trách móc và hãy cho đi nhiều hơn là nhận lại. Bạn phải là tấm gương sáng đạo đức về lòng nhân ái, nhân đạo, ngay thẳng chính trực để có thể là ngọn đèn, là chiếc gương soi sáng dẫn dắt trẻ tìm đến với bến bờ của thành công, chân lý và hạnh phúc. Nếu là được những điều đó thì bạn đã trở thành nguồn ánh sáng diệu kỳ dẫn đường, soi lối cho các em từ trong bóng tối tìm về với ánh sáng mặt trời. Bằng sự tận tụy, dìu dắt của bạn đã giúp trẻ nhận ra vấn đề, biết chuyển hóa những gì còn chưa hoàn thiện, những gì còn chưa tốt đẹp ở bản thân mình để ngày một hoàn thiện hơn và tốt đẹp hơn.

Nếu chính bạn có cách cảm hóa trẻ cũng như đủ sức cảm hóa lòng người để phát ra nguồn ánh sáng diệu lạ đến hôn những “đám mây đen” kia thì không chỉ tỏa sáng thành “những đóa hoa trời” không thôi mà sẽ thành một rừng hoa trời thì sao. Câu thơ trên chính là bài học đắc giá về sức mạnh cảm hóa lòng người mà R. Tagore dạy cho chúng ta, muốn chúng ta làm và suy ngẫm.


...... hsbc Quốc An hsbc ......
Bài viết chắc hẳn còn nhiều thiếu sót, mong các bạn góp ý cho QA!

Về Đầu Trang Go down
 
ĐÁM MÂY ĐEN THÀNH NHỮNG ĐÓA HOA TRỜI, KHI ĐƯỢC ÁNH SÁNG ĐẾN...HÔN
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» THÀNH VIÊN TLGD2 (LUÔN ĐƯỢC CẬP NHẬT)
» Truyện ngắn ( tha hồ tung hoành với những câu chuyện sáng tạo của bạn)
» những bước phát triển của vị thành niên
» NHỮNG XU HƯỚNG TRÊN CON ĐƯỜNG TRƯỞNG THÀNH CÁ NHÂN
» CÁC THÀNH TỐ CẤU TRÚC CỦA HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC VÀ MỐI QUAN HỆ CỦA CÁC THÀNH TỐ

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Các chuyên ngành khác có liên quan-
Chuyển đến