NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Hiện tượng giải trừ và phục hồi tự phát

Go down 
Tác giảThông điệp
peterduynguyen
Admin
peterduynguyen


Tổng số bài gửi : 143
Join date : 18/04/2010

Hiện tượng giải trừ và phục hồi tự phát Empty
Bài gửiTiêu đề: Hiện tượng giải trừ và phục hồi tự phát   Hiện tượng giải trừ và phục hồi tự phát Icon_minitimeTue Nov 30, 2010 9:28 pm

Hiện tượng giải trừ và phục hồi tự phát
- PM. Nguyễn Ngọc Duy -
1. Hiện tượng giải trừ: Quên đi những điều đã học hỏi được
Bạn còn nhớ rằng bạn rất ghét món canh khổ qua. Chỉ cần nhìn nó là bạn cảm thấy buồn nôn rồi. Thế nhưng, cha mẹ của người bạn trai mới của bạn lại có vẻ thích nó và cứ mỗi lần bạn đến nhà dùng cơm là họ lại dọn ra món này. Để tỏ ra lịch sự và “lấy điểm” từ mẹ của chàng bạn phải ăn một ít. Mấy lần đầu việc này quả là đau khổ đối với bạn. Cảm cảm thấy khó chịu và ngượng ngùng sao mà no đắng thế? và bạn ước gì mình đang ở nhà vệ sinh để cho ngay cái món ấy vào thùng rác. Nhưng thực tế, bạn đang ở bàn ăn và bạn cố gắng cười gượng để nuốt món ăn ấy. Một lần đến nhà chàng, hai lần, ba lần…để rồi sau một tháng bạn không còn cái cảm giác đau khổ khi ăn khổ qua nữa mà đối với bạn lúc này phải đọc ngược lại “qua khổ” rồi. Vậy thì sự biến đổi hành vi này có nguyên do từ đâu?
Hành vi của bạn có thể lý giải được nhờ một hiện tượng căn bản là giải trừ. Hiện tượng giải trừ (extinction) xảy ra khi một phản ứng có điều kiện trước đây bớt tái diễn và sau cùng biến mất. Muốn tạo ra hiện tượng giải trừ, người ta cần kết thúc mối liên kết giữa các kích thích có điều kiện và không điều kiện. Nếu trước đây chúng ta đã huấn luyện một chú chó tiết ra nước bọt bằng tiếng chuông, chúng ta có thể giải trừ bằng cách ngưng đưa thịt sau khi rung chuông. Thoạt đầu chú chó sẽ tiếp tục chảy nước bọt khi nghe tiếng chuông, nhưng sau vài lần lượng nước mọt tiết ra sẽ giảm đi, và sau cùng chú chó sẽ ngưng phản ứng với tiếng chuông. Vào thời điểm đó, chúng ta có thể nói rằng phản ứng có điều kiện đã bị giải trừ. Tóm lại, hiện tượng giải trừ xảy ra khi kích thích có điều kiện được lặp lại nhiều lần không kèm theo kích thích có điều kiện.
Quan điểm này có thể được ứng dụng trong tâm lý trị liệu. Các bệnh nhân mắc phải các chứng sợ hãi vô cớ hoặc bị các ám ảnh sợ hãi (phobias) bằng một dạng liệu pháp gọi là giải trừ cảm thụ có hệ thống (Systematic desensitization). Mục đích của kĩ thuật này là tạo điều ra hiện tượng giải trừ đối với ám ảnh sợ hãi. Thí dụ, thầy thuốc cho bệnh nhân tiếp xúc nhiều với vật hay tình huống gây sợ hãi, ban đầu tiếp cận ở mức ít nhất với các khía cạnh của vật gây sợ, rồi dần dà tiếp xúc nhiều hơn và ngày càng gần hơn nữa. Khi các hậu quả sợ hãi do việc tiếp cận với vật hay tình huống gây sợ biến mất đi, thì các ám ảnh sợ hãi đã bị trừ hẳn.
2. Phục hồi tự phát: sự tái hiện phản ứng có điều kiện
Một khi đã được giải trừ, phải chăng phản ứng có điều kiện sẽ bị mất vĩnh viễn? Không hẳn thế. Pavlov đã khám phá ra điều này khi ông tái lập thì nghiệm với chú chó một tuần lễ sau khi phản ứng có điều kiện của nó đã được giải trừ. Khi ông rung chuông chú chó lại chảy nước bọt. Tương tự, những người nghiện ma túy dù đã nổ lực và được cai nghiện rất hiệu quả nhưng khi bị tiếp xúc lại với ma túy, dù chỉ một lần thì họ cũng dễ dàng nghiện trở lại.
Từ đó ta có thể nói phục hồi tự phát (spontanous recovery) là sự thể hiện một phản ứng đã được giải trừ trước đây sau một thời gian không tiếp xúc với kích thích có điều kiện. Nhưng thường thì các phản ứng tái hiện do hiện tượng phục hồi tự phát yếu kém hơn so với hồi đầu và cũng có thể được giải trừ dễ dàng hơn trước.
(Dựa theo “Tâm lí học căn bản”_Roberts Feldman)
Về Đầu Trang Go down
 
Hiện tượng giải trừ và phục hồi tự phát
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» HIỆN TƯỢNG RẠCH TAY- HÀNH XÁC
» Hiện tượng tự tử ở thanh niên
» TLH nhận thức trong giải thích hành vi sức khoẻ
» Hiện tượng tâm linh dưới các góc nhìn
» Khóa học "Đầu độc hay giải độc"

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Tâm lý học nhận thức-
Chuyển đến