NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 ĐÔI NÉT VỀ TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ HỌC

Go down 
Tác giảThông điệp
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

ĐÔI NÉT VỀ TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ HỌC Empty
Bài gửiTiêu đề: ĐÔI NÉT VỀ TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ HỌC   ĐÔI NÉT VỀ TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ HỌC Icon_minitimeWed Sep 15, 2010 3:24 am

ĐÔI NÉT VỀ TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ HỌC
- PM. Nguyễn NGọc Duy -
I. Trắc nghiệm tâm lý là gì?
Trắc nghiệm là thuật ngữ được dịch từ chữ TEST trong tiếng Anh. Một cách đơn giản trắc nghiệm được hiểu là phép thử hoặc là phép đo các hiện tượng tâm lý ở người.
Theo định nghĩa của từ điển y khoa Hợp chủng quốc Hoa Kỳ thì trắc nghiệm là một hành động tâm lý dựa vào đánh giá, được định nghĩa là “việc sử dụng các số đo lường để đánh giá quá trình và các chức năng trí tuệ, nhận thức hoặc hành vi, khả năng hoặc chức năng của trí tuệ hoặc là nhận định cảm xúc, hứng thú, tính cách, nhân cách…
Hay cũng có một cách định nghĩa khác nữa về trắc nghiệm tâm lý là đo lường cấu trúc tâm lý gồm có: thứ nhất là cố gắng định hướng các nét nhân cách và hành vi; thứ hai là trình bày những đặc điểm cá nhân của một người theo cấu trúc; thứ ba là sự khác biệt trong điểm số cần thể hiện sự khác biệt trong cấu trúc tâm lý của mỗi cá nhân với nhau.
II. Trắc nghiệm và đánh giá:
Trắc nghiệm là một yếu tố của đánh giá. Bởi lẽ để đánh giá một cấu trúc tâm lý của một người nào đó một cách đúng đắng thì đánh giá đó không chỉ được dựa trên việc trắc nghiệm mà thôi mà còn dựa trên nhiều yếu tố khác như: quan sát, thực nghiệm tự nhiên hoặc là thực nghiệm trong phòng thí nghiệm, cũng có thể là qua việc đàm thoại, điều tra…Tuy nhiên thường thin nhà nghiên cứu rất chú ý sử dụng phương pháp trắc nghiệm. Bởi lẻ trắc nghiệm trong những điều kiện nhất định sẽ là một công cụ tốt giúp chúng ta đánh giá, nhận xét xác đáng hơn đối với hiện tượng đang được tìm hiểu.
Đánh giá và nhận định một hiện tượng tâm lý là một vấn đề không phải dễ và không phải muốn đánh giá thế nào thì đánh, mốn phán thế nào thì phán được nên đánh giá tâm lý người bao gồm nhiều số đo lường, nhiều trắc nghiệm hay nhiều lĩnh vực khác nhau như: nhận thức, tình cảm, năng lực, tính cách…
Ngoài ra đánh giá tâm lý cũng có nhiều nguồn khác nhau như: cha mẹ, thầy cô, bạn bè…theo nhiều cách quan sát khác nhau có thể là quan sát trong tự nhiên khi một em bé đang chơi với bạn bè chẳng hạn hoặc là quan sát trong phòng thì nghiệm với các dụng cụ chỉ định của người nghiên cứu. Và trong nhiều trường hợp tất cả những đánh giá này sau đó được tổng hợp và thống nhất với nhau thành một một nhận định tâm lý. Ví dụ như khí ta nói cậu bé A thong minh thì đây là một nhận định được tổng hợp từ nhiều đánh giá khác nhau trong quá trình quan sát, đàm thoại, trắc nghiệm…từ cậu bé A đó.
III. Tại sao trắc nghiệm lại có một vai trò quan trọng như thế?
Chúng ta phải công nhận với nhau một điều là tâm lý con người hết sức trù tượng và ta không thể dễ dàng nắm bắt, sờ mó như một cái ghế hay một cái bàn. “Dò sông, dò biển dễ dò. Ai đời lấy thước mà đo lòng người.” Ông bà ta có câu nói như thế âu cũng là vì lẽ này. Tuy nhiên ông bà không ngờ rằng con cháu bây giờ có thế lấy thước mà đo lòng người được cơ chứ. Đúng là “hậu sinh khả úy”! Vâng và cây thước để đo lòng người ấy không phải cái gì khác mà chính là Test tâm lý mà nãy giờ chúng ta đang tìm hiểu. Bởi lẽ thong qua những kết quả giải chúng, một số đặc điểm hay phẩm chất tâm lý của người tham gia trắc nghiệm sẽ được bộc lộ và nhờ đó, người sử dụng công cụ này sẽ đo, đếm được những hiện tượng mà chúng ta không thể sờ mó trực tiếp như đối với một số đối tượng, sự vật khác được.
Vì thế trắc nghiệm có vai trò rất lớn trong việc xét tuyêtn đầu vào của các trường học, hoặc là việc xét tuyển nhân sự ở các công ty, xí nghiệp, cũng như trong việc chẩn đoán và điều trị ở các bệnh viện…
Ngoài ra, qua trắc nghiệm tâm lý, người được trắc nghiệm sẽ có cơ hội được hiểu rõ về bản thân mình hơn. Có thể là trí tuệ, hay là cảm xúc, tình cảm, nhân cách, năng lực…của bản thân mà lâu nay nó vẫn còn mầm mờ sau bức rem đen mà ta hằng muốn nhìn mặt. Và chính vì điều này mà trắc nghiệm có những ảnh hưởng rất tinh tế và sâu sắc trên đời sống và thậm chí là có thể thay đổi cả cuộc đời của người được trắc nghiệm. Ví dụ như một người có khả năng về hội họa mà xưa nay người đó không biết. Và vì không biết nên người đó không dám tự tin hoặc là không để ý đến lĩnh vực mà ông trời vốn đã giành cho mình. Nhưng khi được trắc nghiệm và được cho biết là người đó có khả năng để trở thành một người họa sĩ tài ba nếu biết trau dồi, gọt dũa tài năng, thì từ đó có thể xuất hiện một người họa sĩ tài ba dần dần dẫn dắt nhân loại đến với cái chân – thiện – mỹ.
IV. Các loại trắc nghiệm
Có rất nhiều loại trắc nghiệm khác nhau và ngày càng nhiều thêm dưới sự nghiên cứu của các chuyên gia soạn thảo trắc nghiệm. Nhưng ta có thể liệt kê một số loại trắc nghiệm phổ biến như sau: trắc nghiệm hứng thú; trắc nghiệm khả năng học tập; trắc nghiệm thành tích học tập; trắc nghiệm về nhân cách; trắc nghiệm về trí thong minh và trắc nghiệm về chức năng thần kinh học.
V. Một số yêu cầu cơ bản khi trắc nghiệm
Điều đầu tiên để sử dụng được trắc nghiệm thì người trắc nghiệm nhất thiết phải được sự huấn luyện về kỹ thuật đo đạc và phải hiểu được những điểm cơ bản trong lý thuyết tâm lý học.
Một điều kiện không thế thiếu được trong việc trắc nghiệm tâm lý nữa đó là các trắc nghiệm phải có tính phù hợp. Ta không thể dễ dàng dung trắc nghiệm ở đối tượng này cho đối tượng khác. Ví dụ như dung trắc nghiệm trí tuê của học sinh tiểu học cho học sinh cấp 3 làm. Và kết quả đạt được rất cao và ta kết luận là học sinh cấp 3 trường nào đó rất thong minh như vậy là không, không thể được. Hoặc là ta mới kiếm ở đâu đó được một bảng trắc nghiệm ở Mỹ vậy là hí hửng đi trắc nghiệm ở người Việt Nam rồi “phán” lung tung như vậy là hết sức sai lầm. Mà những bảng trắc nghiệm đó muốn xài được ở Việt Nam thì phải Việt hóa nó. Tức là phải có thời gian nghiên cứu để điều chỉnh sao cho nó thích hợp với người Việt Nam. Có như vậy kết quá trắc nghiệm mới cho những đánh giá chính xác được.
Ngoài ra để trắc nghiệm có thể đem đến những nhận định khách quan và có độ tin cậy cao thì sự trung thực, thắng thắn, thành thật với chính mình ở những người được trắc nghiệm là hết sức quan trọng. Để làm được điều này thì ta nên tránh việc lặp đi lặp lại trắc nghiệm quá nhiều lần trên một nghiệm thể, để tránh xảy ra hiện tượng “thích ứng trắc nghiệm”. Ví dụ như khi ta cho một học sinh làm một trắc nghiệm IQ, trong lần đầu tiên nó rất vất vả và mất nhiều thời gian. Nhưng trong những lần trắc nghiệm cùng một bảng Test đó càng về sau thì học sinh đó càng làm nhanh hơn, dễ dàng hơn. Và ta kết luận là, chỉ số IQ của học đó có tiến bộ. SAI LẦM! Bởi lẽ nơi học sinh đó đã xảy ra cái gọi là “thích ứng trắc nghiệm”, sau nhiều lần trả lời cũng những câu hỏi trắc nghiệm đó, học sinh đã ghi nhớ cái đáp án đúng. Và khi đọc câu hỏi nào đó thì nó sẽ tự khắc nhớ đáp án đúng mà đâu cần phải suy nghĩ nên đâu phải mệt mõi và mất thời gian. Có khi nó cũng chả cần đọc hết câu hỏi chỉ cần đọc mấy chữ đầu là nó đã “à đáp án là cái này, mình nhớ mà!”. Ngoài ra, phần lớn các trắc nghiệm điều quy định rõ thời gian thực hiện. Tuy nhiên để kết quả tin cậy, khách quan đòi hỏi nghiệm thể phản ứng, trả lời các nhanh càng tốt. Thường thì những suy nghĩ, cảm xúc, phản ứng, hành động xuất hiện đầu tiên trong đầu là những điều đúng với thực chất nhất. Không những thế, trước khi trắc nghiệm, nghiệm thể phải loại bỏ được những tư tưởng, tâm thế là ta là một người giỏi, khá hay kém…trong khía cạnh mà ta chuẩn bị được trắc nghiệm, để có thể tránh được những kết quả thiếu khách quan và tin cậy.
Còn tiếp…

Về Đầu Trang Go down
 
ĐÔI NÉT VỀ TRẮC NGHIỆM TÂM LÝ HỌC
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Trắc nghiệm đánh giá lo âu của ZUNG
» Trắc nghiệm nhân cách
» ĐỊNH CHUẨN BỘ TRẮC NGHIỆM HƯỚNG NGHIỆP
» nghiệm pháp beck (BDI) đánh giá trầm cảm

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Trắc nghiệm tâm lý-
Chuyển đến