NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ TÌNH YÊU DƯỚI CÁI NHÌN CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO

Go down 
Tác giảThông điệp
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ TÌNH YÊU DƯỚI CÁI NHÌN CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO Empty
Bài gửiTiêu đề: MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ TÌNH YÊU DƯỚI CÁI NHÌN CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO   MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ TÌNH YÊU DƯỚI CÁI NHÌN CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO Icon_minitimeWed Sep 15, 2010 2:58 am

MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ TÌNH YÊU DƯỚI CÁI NHÌN CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO
- PM. Nguyễn NGọc Duy -
I. Có mấy loại tình yêu?
Theo đối tượng, tức cái được yêu, ta có thể phân ra ba loại tình yêu.
1. Tình yêu thích: nhằm đối tượng là sự vật được ta thích và coi như là phương tiện để làm thỏa mãn sở thích của ta.
2. Tình yêu thương: đối tượng của loại này là người đau khổ về thể xác hay tinh thần, đáng ta thương hại. Và giữa họ và ta có sự chênh lệch: ta là người thương, họ là người đáng thương.
3. Tình yêu mến: có đối tượng là một người với đầy đủ nhân vị, yêu người bất cứ học ở cảnh ngộ nào, bất cứ họ yêu hay không yêu mình. Và coi họ là mục đích chứ không phải là phương tiện.
II. Thế nào là từ bi phật giáo?
Theo kinh điển và theo nhân sinh quan tổng quát của Phật giáo thì từ bi có thể là tình yêu thương, tức là tình thương hại (amour de compassion) người đau khổ. Vì thế, ta có thể thấy từ bi Phật giáo có một số đặc điểm sau:
1. Nhắm vào đau khổ của người khác cũng như của chính mình: Đời là bể khổ. Và từ bi dừng lại ở đó.
2. Ít chú trọng tới nhân vị của tha nhân: trên nền tảng giải thoát để đạt tới cái vô ngã, con người phải cố gắng dứt bỏ mọi mối dây liên kết với cuộc đời. Vì đời là bể khổ. Nên nhân vị của tha nhân cũng vì thế mà ít được chú trọng. Vua Vessantara có thể đem hai con và vợ làm của bố thí cho thầy Balamôn mà không tiếc xót chi.
3. Có sự chênh lệch giữa người thương và người đáng thương: Từ bi là đường đi một chiều từ Phật xuống chúng sinh, hoặc từ tôi đến tha nhân. Vì thế, nhân đức của người từ bi càng nhiều thì địa vị của người thụ hưởng càng thấp xuống.
4. Thiếu tình cảm: tình yêu theo nghĩa thong thường, kể cả những tình cảm cao thượng giữa cha con, vợ chồng… đều là phước cả, tức là dây để trói. Khi người ta đưa tin mừng bà Gopayasodhara, hiền thê của Đức Phật, là nàng vừa sinh hạ một con trai, thì Ngài liền than: “lại them cho tôi một cái xiềng nữa”. Như thế, ai có 100 tình yêu thì có 100 đau khổ.
III. Bác ái Công giáo là gì?
Bác ái là tình yêu mến trao đổi với nhau, muốn tốt cho nhau, coi nhau như mục đích chứ không phải là phương tiện để thảo mãn tình yêu của mình. Vì vậy, đặc tính của bác ái là:
1. Có sự đồng hành giữa đôi bên hoặc tự nhiên đã sẵn có, hoặc phải làm cho nó có: “Yêu tha nhân như chính mình”.
2. Là mộtt tình yêu mến: Yêu tha nhân, vì tha nhân vị của họ, yêu hết lòng, hết sức, với tất cả tâm hồn, và hết cả trí khôn trong sức mình có thể (affectivement).
3. Xây trên tình huynh đệ giữa người và người và tình phụ tử giữa Thượng đế là cha và nhân loại là con, trong đại gia đình của Ngài.
4. Có trật tự, theo mức độ, và theo sự có thể tùy lúc. Nhưng không được gạt ai ra ngoài tình yêu mến của mình.
IV. Nhân ái của Khổng giáo là gì?
Nhân ái là tình yêu mến vừa kết tinh tất cả đức tính con người, vừa được trao đổi giữa người với người theo tình nhân loại và giữa người với vũ trụ theo nghĩa đại đồng. Qua đó ta có thể thấy nó có những đặc tính này:
1. Là tình yêu mến, cụ thể đã nói ở những phần trên.
2. Có tính cách nhân bản toàn diện, không nhằm riêng một khía cạnh đau khổ hay không đau khổ, giàu hay nghèo,…
3. Có tính cách huynh đệ: “tứ hải giai huynh đệ” giống như bác ái Ki tô giáo.
4. Có tính cách đại đồng, nghĩa là nhập thế, thong giao với vũ trụ. Vì thế, có phần thiên về phiếm linh thuyết (panpsychisme).
Về Đầu Trang Go down
 
MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ TÌNH YÊU DƯỚI CÁI NHÌN CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» RỐI LOẠN ĐỊNH DẠNG GIỚI TÍNH VÀ CÁC VẤN ĐỀ LIÊN QUAN DƯỚI GÓC NHÌN CỦA TÂM BỆNH HỌC PHÁT TRIỂN
» 101 câu chuyện thiền
» Hiện tượng tâm linh dưới các góc nhìn
» Đi tìm tôn giáo tính
»  Giáo dục là một tổng lực giữa gia đình, nhà trường, và xã hội

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Tâm lý học tôn giáo-
Chuyển đến