NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Xemina Giao duc hoc

Go down 
Tác giảThông điệp
nguyenthidiemmy

nguyenthidiemmy


Tổng số bài gửi : 60
Join date : 24/06/2009
Age : 33
Đến từ : Long An

Xemina Giao duc hoc Empty
Bài gửiTiêu đề: Xemina Giao duc hoc   Xemina Giao duc hoc Icon_minitimeMon May 10, 2010 10:12 am

I. Định nghĩa
Có rất nhiều định nghĩa về xêmina nhưng theo nhóm tôi đây là định nghĩa thể hiện đầy đủ nhất ba đặc trưng cơ bản của xêmina :
Xêmina là một trong những dạng bài học thực hành cơ bản, tổ chức để sinh viên thảo luận những thông báo, báo cáo hay những bảng tóm tắt về kết quả nghiên cứu khoa học một cách độc lập mà họ đã làm dưới sự hướng dẫn của giáo sư, cán bộ giảng dạy, những chuyên gia trong lĩnh vực của vấn đề khoa học được đưa ra nghiên cứu trong xêmina. ( Theo từ điển bách khoa Xô Viết – Matxcơva 1966 ).
II. Yêu cầu:
Học viên hoặc nhóm học viên sẽ trình bày đề tài mà đã nghiên cứu theo yêu cầu của giáo viên. Một lần trình bày gồm hai phần: phần thuyết trình đã được chuẩn bị trước và phần thảo luận.
- Phần thuyết trình phải có sự chuẩn bị về đề tài, tài liệu, phương tiện,… được giáo viên giúp đỡ và hướng dẫn.
- Phần thảo luận: các học viên trong lớp đặt câu hỏi về đề tài thuyết trình, người thuyết trình nếu đủ khả năng sẽ trực tiếp trao đổi, nếu không thì nhờ sự giúp đỡ của giảng viên.
Người học viên phải đưa ra những nhận định của mình, trong thảo luận sẽ sửa đổi, bổ sung, tán thành hay phủ nhận những nhận định đó.
Giáo viên đưa ra lập luận để phản bác ý kiến học viên tạo không khí thảo luận cho lớp, giáo viên cần chú ý tới những nguyên tắc chung của thảo luận nhóm, phân nhiệm vụ công bằng, hợp lý…
III. Ưu, nhược điểm:
1. Ưu điểm:
Giúp học viên phát huy được tính tích cực, độc lập tìm tòi tri thức, vận dụng tri thức và tập dượt nghiên cứu khoa học.
Xêmina vừa mang tác dụng nhận thức, tác dụng giáo dục và tác dụng kiểm tra đáng giá.
- Tác dụng nhận thức: Qua xêmina, tri thức học sinh được củng cố, mỡ rộng và đào sâu.
- Tác dụng giáo dục: góp phần hình thành niềm tin, tính tích cực nhận thức và hoạt động, góp phần xây dựng nhân cách người cán bộ.
- Tác dụng kiểm tra, đánh giá trình độ hiểu biết, khả năng độc lập học tập, phương pháp học và nghiên cứu của sinh viên.
Xêmina hội tụ và tổng hợp khá nhiều kỹ thuật dạy học, phát triển trí tuệ của con người từ nhiều khía cạnh khác nhau.
2. Nhược điểm:
- Tốn thời gian
- Chủ yếu dành cho bậc học đại học và sau đại học.
IV. Liên hệ thực tiễn:
Cho tới tận bây giờ chưa có một tài liệu nào nghiên cứu,tìm hiểu về thực trạng sử dụng xemina trong nhà trường đại học hiện nay.Vì vậy trong phạm vi cho phép nhóm tôi lấy tư liệu từ luận văn tốt nghiệp của chị THY,năm 2006 trong khoa ta để nói đến thực trạng sử dụng xemina ở 3 khoa tự nhiên-toán,xã hội-văn,đặc thù-anh ở năm 2,3 của trường đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh.
1. Thực trạng:
Nhiều sinh viên vẫn chưa hiểu rõ xemina thực chất là gì.Trong quá trình phát phiếu điều tra người phát phiếu phải giải thích và sinh viên mới “à”.Như vậy chứng tỏ sinh viên mặc dù đã năm 2, năm 3 nhưng cũng có phần lúng túng trong việc gọi tên phương pháp giảng dạy.
Ở khoa văn,giảng viên cố gắng tổ chức cho sinh viên tham gia các chủ đề, tỉ lệ này lên đến 99.1%. Trong khi đó lại có tới 67.7% khoa toán và 36.9% khoa anh cho biết chưa từng tham gia, hoạt động phương pháp này.
Hầu hết, các hoạt động này không thực hiện đúng theo các yêu cầu về mặt sản phẩm:
- Thời gian:chuyển giao chủ đề cho sinh viên quá gần ngày thực hiện trong khi lịch học của sinh viên khá nặng nên không có sự chuẩn bị chu đáo.
- Giảng viên thường không can thiệp kịp thời nên lúng túng trong nội dung, tri thức ở sinh viên.
Ở một số lớp do các phương pháp được tổ chức mờ nhạt nên không tạo ra hứng thú cho sinh viên. Tệ hơn, khiến sinh viên có cái nhìn không tốt, suy nghĩ lệch lạc về phương pháp này.
2. Nguyên nhân:
Sinh viên khá đông nên rất khó triển khai đồng bộ.
Kiến thức môn GDH khó hiểu chứa nhiều tri thức mới nhưng thời gian dành cho môn học này rất ít nên hầu hết giảng viên dùng phương pháp diễn giảng là chủ yếu.
Trang thiết bị thiếu thốn,chủ yếu ở dãy nhà C nhưng phải mượn, bưng bê….mất thời gian.
3. Kiến nghị:
Đề nghị nhà trường hỗ trợ trang thiết bị để sinh viên học tập, không gian học…..
Ở khoa TLGD cần nghiên cứu để tinh giản nội dung giáo dục, sắp xếp chương trình với thời lượng chương trình, bố trí mỗi tuần 3 tiết để giáo viên và sinh viên có thời gian chuẩn bị.
Giảng viên nên chú ý cách xây dựng chủ đề mang tính khoa học, thời sự, tính thực tiễn. Chuyển giao chủ đề ngay từ đầu môn học và trong 3 tuần trước khi có chủ đề xemina. Trong quá trình sinh viên thực hiện cần có sự tương tác sư phạm và điều khiển quá trình thực hiện.
Sinh viên: cần có thái độ tích cực hăng hái tham gia vì đó là phương pháp dạy học nhằm bồi dưỡng tri thức và các kỹ năng: làm nhóm, tổng hợp…..Chủ động hỏi xin ý kiến của thầy cô để có sự định hướng trong quá trình làm bài.

Tài liệu tham khảo
 Phương Pháp Dạy Học Giáo Dục Học – Nguyễn Như An, NXB ĐHQG Hà Nội, 1996
 Lý luận dạy học Đại Học – Đặng Vũ Hoạt, Hà Thị Đức.
Về Đầu Trang Go down
 
Xemina Giao duc hoc
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» TIN BUỒN CHO LỚP TÂM LÝ GIÁO DỤC K34, CŨNG NHU KHOA TÂM LÝ GIÁO DỤC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM
» Giáo sư Hồ Ngọc Đại: Cần sự nổi dậy của tư duy giáo dục
» 101 câu chuyện thiền
» GIÁO DỤC KI TÔ GIÁO
» Tư vấn giáo dục con: Làm gì khi con mắc lỗi?

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Giáo dục học :: Lý luận và Phương pháp dạy học Giáo dục học-
Chuyển đến