NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 PHƯƠNG PHÁP DIỄN GIẢNG GIÁO DỤC HỌC

Go down 
Tác giảThông điệp
Đỗ Văn Sự

Đỗ Văn Sự


Tổng số bài gửi : 162
Join date : 22/06/2009
Đến từ : DUNG QUẤT(QUÃNG NGÃI)+LONG HÃI (VŨNG TÀU)

PHƯƠNG PHÁP DIỄN GIẢNG GIÁO DỤC HỌC Empty
Bài gửiTiêu đề: PHƯƠNG PHÁP DIỄN GIẢNG GIÁO DỤC HỌC   PHƯƠNG PHÁP DIỄN GIẢNG GIÁO DỤC HỌC Icon_minitimeThu Apr 01, 2010 8:41 am

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA TÂM LÝ – GIÁO DỤC. LỚP TLGD2
HỌC PHẦN: LÝ LUẬN DẠY HỌC GIÁO DỤC HỌC
  
ĐỀ TÀI :


GVHD: TS. Nguyễn Thị Bích Hạnh
Nhóm thực hiện: nhóm 1: Bồ Công Anh
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Nguyễn Ngọc Duy
Trần Thị Yến Nhi
Đỗ Văn Sự
Bùi Thị Thu thủy
Nguyễn Thị Thanh Thúy
Ôn Ngọc Phụng Tiên




Thành Phố Hồ Chí Minh, tháng 3 năm 2010

MỤC LỤC
MỤC LỤC 1
I) ĐỊNH NGHĨA PHƯƠNG PHÁP DIỄN GIẢNG 2
II) CÁC LOẠI DIỄN GIẢNG GIÁO DỤC HỌC: 2
1) Theo nhiệm vụ và ý nghĩa lý luận dạy học, ta có hai hình thức diễn giảng. 2
a) Diễn giảng thông báo: 2
b) Diễn giảng nêu vấn đề: 2
2) Theo vị trí của bài diễn giảng giáo dục học, ta có thể có các dạng; 3
a) Diễn giảng mở đầu: 3
b) Diễn giảng thường kỳ ( thường xuyên hàng ngày theo thứ tự chương trình bộ môn). 3
c) Diễn giảng tổng kết: 3
d) Diễn giảng tổng quan: 3
e) Diễn giảng củng cố: Nhằm ôn tập và khắc sâu các kiến thức đã học. 3
III) ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP DIỄN GIẢNG 3
1) Ưu điểm của phương pháp diễn giảng: 3
2) Nhược điểm của phương pháp diễn giảng: 3
3) Cách khắc phục nhược điểm của phương pháp diễn giảng. 3
IV) YÊU CẦU SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DIỄN GIẢNG GIÁO DỤC HỌC. 4
1) Về nội dung. 4
2) Về phương pháp. 4
3) Về tổ chức. 4
V) TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN 4
1) Mở đầu bài diễn giảng giáo dục học như thế nảo? 4
2) Trình bày vấn đề diễn giảng như thế nào? 5
3) kết thúc bài diễn giảng giáo dục học như thế nào? 5
VI) ỨNG DỤNG THỰC TẾ CỦA PHƯƠNG PHÁP DIỄN GIẢNG 5
VII) KẾT LUẬN 6
TÀI LIỆU THAM KHẢO 6











I) ĐỊNH NGHĨA PHƯƠNG PHÁP DIỄN GIẢNG
Trong thực tế, không ít học viên phàn nàn về giáo viên dạy khó hiểu, dù chuyên môn rất giỏi. ở những giáo viên này dường như trình độ chuyên môn không tương ứng với phương pháp giảng dạy, mà trước hết là khả năng giải thích vấn đề. Trong lời giảng của họ có nhiều thông tin thừa, dài dòng, từ ngữ trừu tượng, không lôgic và khó theo dõi.
Vậy diễn giảng là gì?
Theo Phan Trọng Ngọ, Diễn giảng là phương pháp giáo viên dùng lời và các phương tiện phi ngôn ngữ khác để làm sáng tỏ một vấn đề nào đó; tạo ra sự liên kết giữa vấn đề đó với kinh nghiện hiện có của người học. qua đó giúp người học lĩnh hội được nó.
Diễn giảng giáo dục học vừa là một phương pháp dạy học vừa là một hình thức tổ chức dạy học ở trường sư phạm.
Diễn giảng giáo dục học với tư cách là một phương pháp vì đó là cách thức trình bày bằng lời một khối lượng lớn tài liệu học tập có nội dung sâu sắc, khái quát và có hệ thống.
Diễn giảng giáo dục học vơi tư cách là một hình thức tổ chức dạy học vì đây là hình thức làm việc tập thể , do giảng viên trình bày, sinh viên, giáo sinh tham gia đông đảo cả lớp, bài giảng được trình bày hoàn chỉnh với các yếu tố cấu trúc liên hệ hữu cơ với nhau, nội dung được quy định trong chương trình, thời khóa biểu, lên lớp với thời gian 2 dến 3 tiết.
II) CÁC LOẠI DIỄN GIẢNG GIÁO DỤC HỌC:
1) Theo nhiệm vụ và ý nghĩa lý luận dạy học, ta có hai hình thức diễn giảng.
a) Diễn giảng thông báo:
- Là giảng viên thông báo những tri thức có sẵn cho sinh viên về một số vấn đề mới mẻ hoặc một số vấn đề có tính chất mô tả. Vd: giảng viên thông báo về những quan điểm khác nhau trong cùng một vấn đề.
- Loại diễn giảng này nhằm cung cấp tri thức mới mẻ đối với học viên, nhưng không đưa họ vào tình huống có vấn đề, khó kích thích suy luận của học viên.
b) Diễn giảng nêu vấn đề:
- Là giảng viên trình bày tri thức dưới dạng nêu vấn đề giúp học viên tích cực suy nghĩ để tiếp thu, tìm tòi tri thức đó. Trong loại diễn giảng này, ta cũng có thể chia ra 3 loại nhỏ:
+ Diễn giảng trình bày nêu vấn đề: giảng viên trình bày các tri thức khoa học theo các mâu thuẫn, trình bày các quá trình phát hiện ra tri thức đó.
+ Diễn giảng lĩnh hội nêu vấn đề: giảng viên cũng trình bày các kiến thức mới dưới dạng các vấn đề, các mâu thuẫn nhưng không tự rút ra kết luận mà khêu gợi để học viên phát hiện và tự rút ra kết luận.
+ Diễn giảng phối hợp trình bày nêu vấn đề với lĩnh hội nêu vấn đề.
2) Theo vị trí của bài diễn giảng giáo dục học, ta có thể có các dạng;
a) Diễn giảng mở đầu:
- Là diễn giảng mở đầu cho một phần trong chương trình giáo dục học
- Giúp học sinh nắm vững đầu ra, mục đích, yêu cầu bộ môn và từng phần của chương trình, kế hoạch học tập, phương pháp và hình thức tổ chức học tập, yêu cầu đối với học viên,... Qua đó, nêu ý nghĩa, tầm quan trọng của bộ môn đối với toàn bộ công tác đào tạo, ý nghĩa của từng phần trong toàn bộ giáo trình và bước đước đầu gây hứng thú, cảm xúc cho học viên đối với bộ môn.
b) Diễn giảng thường kỳ ( thường xuyên hàng ngày theo thứ tự chương trình bộ môn).
c) Diễn giảng tổng kết:
- Là diễn giảng kết thúc một chương, một phần hay toàn bộ giáo trình giáo dục học. Có nhiệm vụ hệ thống hóa kiến thức và nhấn mạnh những vấn đề quan trọng nhất và nêu vấn đề cho học viên tiếp tục nghiên cứu, tranh luận, mở ra những phương hướng phát triển cho bộ môn.
d) Diễn giảng tổng quan:
- Là giảng viên điểm qua bức tranh tổng quát về môn học, nêu những vấn đề chủ yếu và khó nhất, từ đó mà hướng dẫn để học viên tiếp tục nghiên cứu những vấn đề chi tiết của giáo trình.
e) Diễn giảng củng cố: Nhằm ôn tập và khắc sâu các kiến thức đã học.
III) ƯU VÀ NHƯỢC ĐIỂM CỦA PHƯƠNG PHÁP DIỄN GIẢNG
1) Ưu điểm của phương pháp diễn giảng:
- Chủ động trong tiến trình đào tạo; tập trung vào chủ điểm, kiểm soát được nội dung và thứ tự thông tin truyền đạt trong thời gian định trước.
- Truyền đạt được một khối lượng lớn tri thức khoa học mới mẻ của khoa học giáo dục, có hệ thống trong một thời gian giới hạn.
- Trong một thời gian ngắn sinh viên có thể tiếp thu một khối lượng lớn kiến thức.
- Có tác dụng mạnh mẽ đến tư tưởng, tình cảm của học sinh, thông qua nội dung bài giảng và sự say mê nhiệt tình của giảng viên.
- Phát triển tư duy khoa học cho sinh viên, phát triển phương pháp suy luận và phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục
- Phù hợp với số đông người học, thiếu trường lớp, thiếu phương tiện.
2) Nhược điểm của phương pháp diễn giảng:
- Chỉ có thông tin một chiều, người học bị động.
- Khó cá biệt hóa việc dạy học
- Khó nắm được hiệu quả của bài giảng, người học dễ bị “ù lỳ” khi nghe quá lâu, dẫn đến việc chán nản.
- Nếu không kết hợp với các hình thức tổ chức dạy học khác thì diễn giảng dễ sa vào lý thuyết, xa rời thực tế, không phù hợp với việc đào tạo kỹ năng cho sinh viên.
3) Cách khắc phục nhược điểm của phương pháp diễn giảng.
- Làm cho người học nắm được mục tiêu và yêu cầu của bài giảng.
- Chủ điểm và ngôn ngữ diễn giải phải phù hợp với trình độ người học.
- Phải chú ý đến mở đầu và tóm tắt bài giảng
- Tốc độ diễn giải phải phù hợp với người nghe
- Người học phải được nhìn thấy và nghe thấy người giảng rõ ràng
- Người dạy phải nhạy bén với thái độ tiếp thu của người học để điều chỉnh cách diễn giảng
- Cần thường xuyên dùng câu hỏi để kiểm tra sự hiểu bài của người nghe giảng.
IV) YÊU CẦU SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP DIỄN GIẢNG GIÁO DỤC HỌC.
Một buổi diễn giảng giáo dục học tốt phải đáp ứng được ba yêu cầu
1) Về nội dung.
- Bài diễn giảng giáo dục học phải đảm bảo được sự thống nhất giữa tính khoa học hiện đại, tính giáo dục và tính nghiệp vụ sư phạm. Bài giảng phải thể hiện tính mới lạ, rõ ràng, chân thực của nội dung bài giảng, tính logic chặt chẽ của các luận cứ, tính hoàn chỉnh, khái quát của các kết luận, tính tiểu biểu, điển hình của các thí dụ, dẫn chứng có chọn lọc.
+ Cung cấp những tri thức khoa học cơ bản, những thành tựu mới nhất, hiện đại nhất của khoa học giáo dục trong nước và trên thế giới
+ Bao gồm những vấn đề đã và đang nghiên cứu, những vấn đề đang tranh luận những viễn cảnh phát triển của nó
- Bài diễn giảng phải đảm bảo tính thực tiễn: thực tiễn đất nước, thực tiễn giáo dục ở trường phổ thông và trường sư phạm, gắn với thực tiễn nghề nghiệp tương lai của học viên để có thể kích thích học viên vận dụng tri thức giáo dục học vào thực tiễn giáo dục học, nghiên cứu khoa học và nghề nghiệp của mình.
2) Về phương pháp.
- Phải được trình bày một cách rõ ràng, trong sáng, có sức thuyết phục bên trong và cấu trúc lôgic chặt chẽ.
- Hấp dẫn hướng thú học viên bằng những hình tượng sinh động những ấn tượng sâu sắc và gây hứng thú học tập
- Tạo được tình huống có vấn đề, thể hiện phong cách nửa đối thoại trong bài diễn giảng làm tăng thêm xúc cảm nhận thức, kích thích tư duy học sinh.
3) Về tổ chức.
- phải tổ chức một cách chặt chẽ, vừa sức người nghe đảm bảo cho hoạt động của học viên được tiến hành một cách nhịp nhàng, theo dõi đầy đủ, ghi chép một cách hợp lý kết hợp giữa bài giảng với giáo trình và sách giáo khoa.
- Phải vạch được phương hướng cho các hình thức tổ chức dạy học khác như: Xêmina, công tác độc lập của học viên và các hoạt động ngoại khóa.
V) TIẾN TRÌNH THỰC HIỆN
Một bài diễn giảng giáo dục học gồm có 3 phần: mở đầu, trình bày vấn đề, kết luận.
Giảng viên có thể đưa học sinh vào tình huống có vấn để trong phần mở đầu và phần trình bày vấn đê. Phần kết luậnthường là kết thúc một quá trình giải quyết vấn đề, phải tóm tắt và khái quát hóa nêu lên những tư tưởng và luận điểm cơ bản được triển khai trong bài giảng.
1) Mở đầu bài diễn giảng giáo dục học như thế nảo?
Mở đầu bài diễn giảng phải là khâu định hướng chủ đề học tập, động viên sự nỗ lực học tập và dự kiến kế hoạch học tập của học sinh.
- Giảng viên cần trình bày chủ đề toàn bài, toàn chương, toàn phần, định hướng học sinh vào yêu cầu học tạp vấn đề đặt ra.
- Mở đầu bài diễn giảng bằng cách nêu lên tình huống trong đời sống sản xuất, trong thực tiễn giáo dục để dẫn học sinh vào bài
Chẳng hạn, nêu lên một nghịch lý từ đó hướng học sinh vào việc luận chứng nội dung các luận điểm và tìm được luậnd diểm đúng đắn
Hoặc nêu một bài tâp tình huống, gây một sự mâu thuẫn trong nội dung vấn đề, buộc học sinh phải thắc mắc, ngạc nhiên, khó giải quyết. từ đó giảng viên mới dùng bài diễn giảng của mình để lý giải.
Có thể mở đầu bằng cách nêu lịch sử phát triển vân đề giáo dục và dẫn dắt học sinh nghiên cứu chủ đề bài giảng.
2) Trình bày vấn đề diễn giảng như thế nào?
Đây là phần cơ bản thực hiện toàn bộ nội dung bài diễn giảng.
- Ghi dàn bài lên bảng, dựa theo dàn bài mà diễn giảng.
- Giảng viên phải trình bày, giảng giải và mở rộng kiến thức vốn có của học sinh, nêu được các vấn đề, các mâu thuẫn trong tri thức. thí dụ: chọn lọc, sát thực, rõ ràng, diễn cảm.
- Giảng viên có thể trình bày vấn đề bằng cách so sánh đối chiếu các sự kiện, các thí dụ, các vấn đề giáo dục học với nhau, hoặc so sánh tri thức mới với những điều đã học về giáo dục học.
- Phải biết kết hợp diễn giảng thông báo với diễn giảng nêu vấn đề, diễn giảng độc thoại của giảng viên, với đàm thoại giữa giảng viên và học sinh để làm sáng tỏ vấn đề.
- Giảng viên cần kết hợp nội dung khoa học của bộ môn với hình thức trình bày hấp dẫn.
3) kết thúc bài diễn giảng giáo dục học như thế nào?
Đây là giai đonạ đòi hỏi nghệ thuật khái quát hóa và gây ấn tượng sâu sắc về những luận điểm, những tư tưởng cơ bản đã được phát triển trong bài diễn giảng giáo dục học.
Giáo viên cần dựa vào dàn bài đã phát triển trong quá trình diễn giảng. hệ thống hóa và khắc sâu những vấn đề quan trọng nhất. khái quát hóa những kết luận, lý thuyết chủ yếu đồng thời gợi cho học sinh suy nghĩ thêm, mở rộng thêm dẫn họ tham khảo thêm tài liệu, chuẩn bị cho việc tự học và làm các đề cương tranh luận trong các buổi xêmina, chuẩn bị cho các bài diễn giảng tiếp theo.
VI) ỨNG DỤNG THỰC TẾ CỦA PHƯƠNG PHÁP DIỄN GIẢNG
Phương pháp diễn giảng là một phương pháp có tầm quan trọng và được sử dụng phổ biến trong hình thức dạy học truyền thống cũng như hiện đại. Đúng như lời nói của N.K.Krupxcaia là : “Trong nhà trường tối tân nhất cũng không được vất bỏ nó...”
Quả đúng vậy, vì trong mỗi một môn học điều có những đề tài mang tính chất mô tả. Hoặc là những đề tài chứa đựng các kiến thức chuyên sâu, phức tạp và trừu tượng khiến học viên không thể nào tự hiểu được thì bắt buộc giáo viên phải sử dụng phương pháp diễn giảng để mô tả, giải thích và truyền đạt vấn đề cho học viên.
Ví dụ: Trong học phần Giáo dục học đại cương phần các khái niệm cơ bản của giáo dục học là phần khó hiểu nhất nên giáo viên cần sử dụng phương pháp này.
Bên cạnh đó có những đề tài hoặc học phần có các thông tin mới được giáo viên cập nhập, học sinh chưa biết hoặc biết chưa rõ thì giáo viên cũng phải sử dụng phương pháp diễn giảng để cung cấp thông tin cho học sinh.
Mặt khác, những học phần có nội dung phong phú và khá rộng nhưng thời gian học tập không đủ dài thì giáo viên cũng phải sử dụng phương pháp nầy để có thể hoàn thành được tiến độ của học phần. Vì trong các phương pháp dạy học thì phương pháp diễn giảng là phương pháp có lợi thế nổi trội so với các phương pháp khác ở chỗ là có thể truyền thụ một lượng kiến thức lớn trong một thời gian tương đối ngắn.
Trên đây là một số trường hợp thực tế trong dạy học, người giảng viên nên áp dụng phương pháp diễn giảng để giáo dục. Tuy nhiên cũng vì một số hạn chế như dễ làm tăng tính thụ động và mệt mõi của học viên nên các bài hoặc các phần học mang tính giản đơn, dễ hiểu và không quá dài thì giảng viên thay thế phương pháp diễn giảng bằng các phương pháp khác mang tinh tích cực và chủ động hơn như xêmina, dự án...
VII) KẾT LUẬN
Bài diễn giảng giáo dục học có thể lôi cuốn sự chú ý và phát huy tính tích cực nhận thức của học sinh thông qua nội dung khoa học của bộ môn, đồng thời qua nghệ thuật diễn giảng của giáo viên.
Bằng các biện pháp diễn giảng phong phú, bằng nhiều thủ thuật khác nhau, giảng viên phải đảm bảo cho học sinh lĩnh hội được những tư tưởng cơ bản về giáo dục, những quan điểm, luận điểm, nguyên tắc, quy luật giáo dục, những phương pháp nghiên cứu những sự kiện, hiện tượng giáo dục, những phương pháp tái hiện, ghi nhớ tài liệu giáo dục học đang nghiên cứu.
Phải phấn đấu để cải tiến bài diễn giảng theo yêu cầu của K.A. Timiriadép:
“Người giảng viên xử lý môn học như một nghệ sĩ chứ không phải như người thợ chụp ảnh. Ông ta không được hạ thấp mình xuống đóng vai trò người truyền đạt đơn giản, một dụng cụ âm học truyền khẩu những điều tìm được trong sách. Mọi điều ông ta thông báo đều phải do ông ta tự giác gia công, đều phải thấm vào máu thịt và trở thành tác phẩm độc đáo”.


TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Phan Trọng Ngọ, Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường, NXB ĐHSP, 2005.
2. Nguyễn Như An, Phương pháp dạy học giáo dục học, NXB ĐHQGHN, 1996.
Về Đầu Trang Go down
http://NGOINHATRAITIM.TK
 
PHƯƠNG PHÁP DIỄN GIẢNG GIÁO DỤC HỌC
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ PHỐI HỢP CÁC LỰC LƯỢNG GIÁO DỤC
» “Phương pháp tự học: phương pháp mô hình hóa”
» Các phương pháp đánh giá kết quả học tập.
» Chỉ số IQ và phương pháp xác định IQ
» Tìm hiểu Phương pháp xúc cảm thuần lý

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Giáo dục học :: Lý luận và Phương pháp dạy học Giáo dục học-
Chuyển đến