NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 DEMOCRIT – XOCRAT

Go down 
Tác giảThông điệp
nguyenthidiemmy

nguyenthidiemmy


Tổng số bài gửi : 60
Join date : 24/06/2009
Age : 33
Đến từ : Long An

DEMOCRIT – XOCRAT Empty
Bài gửiTiêu đề: DEMOCRIT – XOCRAT   DEMOCRIT – XOCRAT Icon_minitimeMon Mar 15, 2010 9:39 pm

Đề tài : DEMOCRIT – XOCRAT
- Nguyễn Thị Diễm My-

I. DEMOCRIT
1. Vài nét về DEMOCRIT
- Đêmôcrít (460-370 tr.CN) sinh trưởng trong một gia đình chủ nô dân chủ ở Ápđerơ (Hy Lạp). Ông đã đến Ai Cập, Ba Tư, Ấn Độ, nên đã có dịp tiếp xúc với nền văn hoá phương Đông cổ đại.
- Ông am hiểu toán học, vật lý học, sinh vật học cũng như mỹ học, ngôn ngữ học và âm nhạc ... Ông có đến 70 tác phẩm nghiên cứu về các lĩnh vực khoa học nói trên. Ông được Mác và Ăng -ghen coi là bộ óc bách khoa đầu tiên của người Hy Lạp.
- Đê-mô-crít là đại biểu xuất sắc của chủ nghĩa duy vật cổ đại Hy Lạp. Ông không tin có thần thánh. Ông bác bỏ nguồn gốc thần thánh của vũ trụ. Thuyết nguyên tử là cống hiến nổi bật của ông đối với chủ nghĩa duy vật. Ngoài ra, ông còn có nhiều đóng góp quý giá về lý luận nhận thức.
2. Những đóng góp của DEMOCRIT
a. Thuyết nguyên tử
Thuyết nguyên tử đã được Lơxíp (Leucippe) nêu lên từ trước. Nhưng phải đến Đêmôcrít học thuyết đó mới trở lên chặt chẽ. Theo ông, vũ trụ được cấu thành từ hai thực thể đầu tiên: nguyên tử và chân không.
- Nguyên tử
 Nguyên tử là những hạt vật chất cực nhỏ, không nhìn thấy được, không thể phân chia nhỏ hơn được nữa. Nguyên tử không biến đổi, tồn tại vĩnh viễn và vận động không ngừng. Nguyên tử không khác nhau về chất, chúng có mùi vị, âm thanh và màu sắc. Nguyên tử chỉ khác nhau về hình thức, kích thước, vị trí và trình tự kết hợp của chúng. Có những nguyên tử hình cầu, hình tam giác, hình móc câu, hình lõm v.v., nhờ đó chúng mới có thể bám dính được với nhau. Mọi vật thể đều do sự kết hợp giữa các nguyên tử nên nếu tách rời chúng ra thì vật thể bị tiêu diệt.
 Linh hồn của con người cũng do những nguyên tử hình cầu, nhẹ, và nóng tạo nên. Khi người ta chết, linh hồn sẽ không còn, chúng rời thể xác và tồn tại như những nguyên tử khác.
- Chân không là khoảng không gian trống rỗng.
 Với Đêmôcrít, chân không cũng cần thiết như nguyên tử, nhờ nó nguyên tử mới vận động được. Nếu tất cả là đặc sệt các nguyên tử thì sẽ không có điều kiện cho vận động. Khác với nguyên tử có kích thước, hình dáng, chân không thì vô hạn và không có hình dáng.
 Những hành tinh xuất hiện và mất đi một cách tự nhiên, không do thần thánh hoặc một ai tạo ra.
Nhận xét :Những phán đoán trên đây về nguyên tử tuy còn nhiều điểm hạn chế (hạt vật chất là nhỏ nhất, không thể phân chia được nhưng thực tế là có thể), nhưng nó đã khẳng định bản chất của thế giới là vật chất, vũ trụ là vô cùng, vô tận. Hơn nữa, mặc dù Đêmôcrít chưa giải thích được nguyên nhân của vận động, nhưng ông đã gắn liền vận động với nguyên tử, và nó cũng vô cùng, vô tận như nguyên tử. Đó là một đóng góp hết sức quan trọng đối với sự phát triển của khoa học tự nhiên và triết học duy vật. Chính vì quan niệm duy vật và vô thần ấy, ông đã bị tầng lớp thống trị coi là phủ nhận thần linh và trục xuất ông khỏi quê hương.
b. Lý luận về nhận thức
Đêmôcrít đã có công đưa lý luận nhận thức lên một bước mới. Ông và tiếp theo ông là Arixtốt, kể cả Platôn đã rất chú ý đến nhận thức lý tính, đến lôgíc học.
- Theo ông, nhận thức của người ta bắt nguồn từ cảm giác. Nhờ sự vật tác động vào các giác quan mà ta có cảm giác về chúng. Những cảm giác này có nội dung chân thật, nhưng không đầy đủ, không sâu sắc, nó chỉ là sự phản ánh cái vỏ bên ngoài của sự vật, chưa phản ảnh được bản chất của sự vật. Bởi vì, nó chỉ phản ánh được mùi vị, âm thanh, mầu sắc, hình dáng của sự vật, mà không phản ánh được nguyên tử và chân không. Hơn nữa, mọi nguyên tử đều giống nhau về chất, bản thân chúng không có mùi vị, mầu sắc, âm thanh và không trông thấy được. Bởi vậy, những cảm giác này chỉ là chủ quan của con người.
- Theo ông, muốn nhận thức được nguyên tử và chân không, tức là muốn nhận thức bản chất của sự vật, con người ta không được dừng lại ở cảm giác, mà phải biết quy nạp, so sánh, phán đoán, tức là phải đẩy tới nhận thức lý tính. Do đó, ông chia nhận thức làm hai dạng: dạng nhận thức "mờ tối"(nhận thức cảm tính) và dạng nhận thức “trí tuệ”. Theo ông, dạng nhận thức thứ hai là chủ yếu, đáng tin cậy hơn.
- Từ chỗ coi trọng vai trò của nhận thức lý tính, Đêmôcrít đã có một công lao to lớn nữa đối với triết học, đó là lôgíc học (Tác phẩm "Bàn về lôgíc học" (Canon); tác phẩm này đã bị thất lạc, người ta chỉ biết về nó một cách gián tiếp qua lời của Arixtốt, Platôn). Theo đó thì ông đã nêu ra nhiều vấn đề về lôgíc học như định nghĩa khái niệm, phương pháp so sánh, quy nạp, giả thiết.v.v, trong đó phương pháp quy nạp có vị trí nổi bật. Arixtốt đã coi Đêmôcrít là tiền bối của mình về lôgíc học, là người đầu tiên nghiên cứu lôgíc của khái niệm, lôgíc quy nạp
Nhận xét :
- Mặt tích cực trong quan điểm trên đây là ở chỗ, ông coi đối tượng của nhận thức là thế giới khách quan do nguyên tử và chân không tạo ra. Tuy chưa nhận thức được sự chuyển hoá giữa nhận thức cảm tính và nhận thức lý tính, nhưng ông đã thấy được vị trí của từng dạng nhận thức, đặc biệt là nhận thức lý tính.
- Song mặt hạn chế trong quan niệm này là ở chỗ, ông coi các thuộc tính khách quan của sự vật như âm thanh, mùi vị, mầu sắc chỉ là những quy ước chủ quan của con người. Hạn chế này đã mở đường cho những quan niệm duy tâm cho rằng chất tách rời sự vật, chất có trước và chất có sau của sự vật v.v.
c. Quan niệm về con người
- Theo ông, linh hồn không phải là cái siêu vật chất, mà là cái bản nguyên bằng lửa trong cơ thể; nó cũng được cấu tạo từ các nguyên tử hình cầu giống như lửa và có tốc độ vận động lớn hơn các nguyên tử khác.
- Sự sống và con người không phải do thần thánh tạo ra mà là kết quả của quá trình biến đổi của chính tự nhiên, được phát sinh từ những vật thể ẩm ướt dưới tác động của nhiệt độ. Theo ông, con người là một loại động vật, nhưng về khả năng có thể học được bất kỳ cái gì nhờ có tay chân, cảm giác và năng lực trí tuệ trợ giúp.
Đêmôcrit đứng trên lập trường vô thần phủ nhận thượng đế và thần linh; thần chỉ là sự nhân cách hóa hiện tượng tự nhiên hay thuộc tính của con người.
d. Chủ nghĩa vô thần
Nét đặc sắc trong triết học duy vật của Đêmôcrit là chủ nghĩa vô thần. Ông cho rằng sở dĩ con người tin vào thần thánh là vì con người bất lực trước những hiện tượng khủng khiếp của tự nhiên. Theo ông, thần thánh chỉ là sự nhân cách hoá những hiện tượng tự nhiên hay là những thuộc tính của con người.
VD: mặt trời mà tôn giáo Hi Lạp đã thần thánh hoá thì ông cho đó chỉ là một khối lửa
Tóm lại, Đêmôcrít là sự kế thừa và phát triển lên một trình độ cao các quan điểm duy vật (của trường phái Milê) và tư tưởng biện chứng (của Hêraclít) trước đó, đưa triết học của ông trở thành đỉnh cao của chủ nghĩa duy vật thời cổ đại. Đêmôcrit đã giải quyết được những thiếu sót của các nhà duy vật trước ông và đã căn bản phê phán được học thuyết duy tâm cổ đại
II. XOCRAT
1. Vài nét về XOCRAT
Xôcrát (Socrate, 470-399 TCN), một trong những nhà triết học duy tâm lỗi lạc của Hy Lạp cổ đại. Ông sinh ra trong một gia đình làm nghề điêu khắc đá gần Athen. Từ rất sớm, ông theo cha học nghề và thuộc sử thi Homes và các tác phẩm nổi danh của các nhà thơ khác. Khoảng 30 tuổi, ông trở thành một nhà giáo đức độ. Cuộc đời ông dành nhiều thời gian cho hoạt động ngoài đường phố, chợ búa, sân vận động, quán rượu v.v.
2. Những đóng góp
- Xôcrát không nghiên cứu tự nhiên vì đã được thần thánh an bài.
- Xôcrát nghiên cứu nhiều lĩnh vực nhưng ông tập trung nhất là đạo đức học
 Châm ngôn “ Tôi biết là tôi chẳng biết gì cả”. Theo ông nhiệm vụ của triết học là phải dạy người ta một cuộc sống từ thiện. Ông quan niệm lòng từ thiện và tri thức là một. Mà nguồn gốc của nhận thức là tự nhận thức. Lần đầu tiên trong lịch sử TLH đã đặt tự nhận thức bản thân con người lên vị trí cao và cốt lõi như thế. Người có hiểu biết thực sự là người biết rõ mình biết cái gí, biết đến đâu, còn cái gì chưa biết. Biết về điều mình không biết là tiền đề của tri thức : cái dốt được nhận thức là động lực đi tìm tri thức.
 Châm ngôn “ Hãy tự biết mình”: Tác phẩm “Hồi tưởng” ( Khơ- xê- nô-phôn) : “Ai biết mình, người đó biết cái gì có ích cho bản thân. Người đó hiểu rõ mình có thể làm được cái gì và cái gì không thể làm được. Làm việc gì ta biết, ta thỏa mản nhu cầu của bản thân và sống hạnh phúc. Không nhận việc gì không biết thì không mắc sai lầm và tránh được bất hạnh. Nhờ vậy có thể xác định được cả giá trị của ngưởi khác và sử dụng được người khác có ích cho mình và giữ mình khỏi bất hạnh.”. Đối với tâm lý học điều cần khai thác trong châm ngôn này là vai trò của tri thức về bản thân. Nhận biết được thế giới nội tâm của mình, biết năng lực của mình, do đó quy định được công việc làm cho thích hợp – đó là điều kiện quan trọng để quyết định phần thành công, tránh phần thất bại.
Nhận xét : Sự xuất hiện châm ngôn này có giá trị to lớn đối với khoa học tâm lý. Nó đánh dấu bước ngoặc trong suy nghĩ của con người- suy nghĩ về chính mình, khẳng định khả năng tự nhận thức của con người
 Phương pháp XOCRAT là phương pháp hội thọai, phương pháp trò chuyện , hai người tranh luận với nhau để tìm ra chân lý. Ông thường chuẩn bị trước một số câu hỏi được lựa chọn theo một cách thức nhất định để người đối thọai phát hiện cái mình chưa biết và sau đó đi đến những hiểu biết nhất định để cuối cùng có một quan niệm về cuộc sống chân, thiện, mĩ mà trước hết là thiện. Ngòai các câu hỏi, ông còn đưa ra các sự kiện dẫn dắt người bạn đàm thoại tới một khái niệm nào đó. Nhiều nhà triết học Cổ đại Hy Lạp quan niệm rằng, con người là một vũ trụ thu nhỏ. Xôcrát đã tích cực tiếp nối tư tưởng trên, bằng cách nhận thức chính bản thân con người thông qua sự giao tiếp. Ông coi việc nhận thức con người thông qua giao tiếp là rất quan trọng. Tiến trình giao tiếp có sự tác động qua lại về mặt tinh thần giữa nhữ ng người đối thoại. Thông qua giao tiếp con người cũng tự nhận thức ra bản thân mình và người đối thoại như là cái gương đặc biệt giúp chỉnh lý những suy nghĩ của mình. Phương pháp được coi như một phần quan trọng trong phép biện chứng của Xôcrát.
Nhận xét : Phương pháp Xôcrat là một phương pháp mang giá trị to lớn cho triết học trong thời điểm này. Ngòai ra, đây cũng là phương pháp được ứng dụng rộng rãi trong dạy học : dạy học phải có sự trò chuyện giữa thầy và trò, người học thông qua sự hường dẫn của thầy, tự mình phát hiện ra cái mình chưa biết và tự đi đến cái cần biết.
 Trong học thuyết đạo đức, Xôcrát nhấn mạnh sự có mặt của tâm hồn như là dấu hiệu quan trọng nhất của bản tính con người. Theo ông, tâm hồn như là năng lực tự ý thức, tự đánh thức, tự khẳng định mình, do nó tồn tại và hoạt động tự thân. Ông coi thể xác như là phương tiện để thực hiện các hành vi cụ thể của con người. Bản chất con người là không phụ thuộc vào hoàn cảnh bên ngoài. Mọi cái bên ngoài như của cải, địa vị hay thể xác, trí tuệ là không tồn tại đối với con người. Cái bên ngoài khi không được con người xem xét và không có quan hệ với con người thì chỉ được coi là cái hư vô, trống rỗng. Thế giới nội tâm là không thể thủ tiêu được, nên nó không phụ thuộc vào cái bên ngoài.
 Khái niệm tâm hồn được coi là đóng góp của Xôcrát vào thời kỳ này. Theo Xôcrát, tâm hồn có cấu trúc đơn giản, với năng lực cơ bản là lý tính. Đối lập với lý tính là những dục vọng, xúc cảm sinh ra từ thế giới bên ngoài tác động đến cơ thể. Trong quan niệm về tâm hồn, ông không hề nói đến trái tim, ý chí hay niềm tin. Do cách tiếp cận tâm hồn từ lý tính bỏ qua những dục vọng hay lợi ích nên tâm hồn được hình dung là cái đẹp đẽ, tinh khiết, thoát khỏi cái tầm thường. Cái thiện phổ biến là cơ sở của đạo đức. Cảm xúc hay dục vọng là cái lôi kéo con người theo các hướng khác nhau, đe dọa sự cân bằng của tâm hồn. Còn lý tính là năng lực suy luận của tư duy có lôgíc về tính hợp lý hay là sự nhất quán. Vì thế, lý tính được Xôcrát coi là cội nguồn của sự tự chủ (tự do) hay là quyền lực đối với bản thân trước những cám dỗ tự phát của dục vọng hay cảm xúc. Như thế, người tự do là người biết cách điều khiển và hạn chế các dục vọng. Đây là cách hiểu hoàn toàn đúng đắn mà đạo đức học hiện đại phải tiếp tục kế thừa và phát triển.
Tóm lại : XOCRAT là một nhà triết học duy tâm. Trong học thuyết đạo đức thì ông nhấn mạnh vai trò của tâm hồn con người, xem nó là cái quyết định, thể xác chỉ là phương tiện để thực hiện các hành vi. Nhiều quan điểm của ông về lý tính, dục vọng… chính là quan điểm mà đạo đức học hiện đại đã kế thừa và phát triển. XOCRAT còn là ngưởi đầu tiên khẳng định vai trò của việc tự nhận thức bản thân với châm ngôn nổi tiếng : “Hãy tự biết mình”. Ông là người mở đầu khuynh hướng duy tâm của chủ nghĩa chống triết học duy vật cổ đại. Ông bàn đến khái niệm về tâm hồn đầu tiên. Tuy nhiên, khái niệm này chỉ mới bước đầu mang tính sơ khai.
Về Đầu Trang Go down
 
DEMOCRIT – XOCRAT
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Dòng chảy tâm lý-
Chuyển đến