NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Giáo an truyền thông: bạo lực gia đình

Go down 
Tác giảThông điệp
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

Giáo an truyền thông: bạo lực gia đình Empty
Bài gửiTiêu đề: Giáo an truyền thông: bạo lực gia đình   Giáo an truyền thông: bạo lực gia đình Icon_minitimeSun Jan 24, 2010 12:23 am

Giáo án truyền thông: Bạo lực gia đình


I. Chủ đề: Bạo lực gia đình.
II. Đặc điểm học viên:
- Những người mới kết hôn (gia đình trẻ).
- Số lượng: 30 học viên.
- Giới tính: nam và nữ.
- Trình độ học vấn: hầu hết đã tốt nghiệp THPT.
- Đặc điểm nổi bật: trẻ, chưa hiểu nhiều về cuộc sống gia đình, chủ yếu là người lao động chân tay.
III. Điều kiện tập huấn:
- Phòng rộng vừa đủ.
- Bàn ghế có thể di chuyển.
- Có âm thanh, ánh sáng tốt.
- Có máy chiếu, bảng, giấy, bút.
- Thời gian: 45 – 50 phút.
IV. Xác định mục tiêu: Sau khi tham dự chuyên đề xong học viên có thể
- Giải thích được thuật ngữ “bạo lực gia đình” là gì?
- Nêu được các dạng biểu hiện của hiện tượng “bạo lực gia đình”.
- Liệt kê được các nguyên nhân dẫn đến “bạo lực gia đình”.
- Phân tích được hậu quả của bạo lực trong gia đình.
- Trình bày được các giải pháp phòng chống bạo lực trong gia đình.
V. Xây dựng nội dung:
1) Khái niệm “Bạo lực gia đình”.
Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên trong gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.
2) Các dạng biểu hiện của bạo lực trong gia đình:
- Về thân thể
+ Hành hạ, ngược đãi, đánh đập hoặc hành vi cố ý khác xâm hại đến sức khoẻ, tính mạng.
+ Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức.
- Về tinh thần:
+ Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
+ Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng.
+ Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
- Về tình dục: Cưỡng ép quan hệ tình dục.
- Về xã hội:
+ Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ.
+ Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình.
+ Ép buộc đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính.
+ Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
 Người nam lẫn người nữ điều có thể trở thành nạn nhân của bạo hành gia đình.
 Bạo hành tồn tại ở các gia đình ít học thức cũng như gia đình kiến thức
Vd: Câu chuyện 1: Chị Nguyễn ở Cầu Giấy - Hà Nội, lấy chồng 16 năm nay, có ba con, chồng không nghiện rượu nhưng có nhóm máu “D”, từng quan hệ bất chính với cả... chị dâu mình. Anh ta còn cao hứng quay video clip. Khi biết vợ đã xem cái “clip” đó, anh ta tặng luôn chị Nguyễn một trận đòn thừa sống thiếu chết, dọa sẽ... giết nếu để lộ chuyện.
Chồng chị Nguyễn không còn dám quan hệ với chị dâu, nhưng đi về bất thường. Chị Nguyễn biết chồng lăng nhăng mà không có bằng chứng. Một hôm, chồng chị đưa một cô cùng cơ quan về nhà, cho ngủ lại, nói là để tiện hôm sau đi công tác sớm.
Đêm ấy tỉnh giấc chị không thấy chồng nằm cạnh. Ra phòng khách thì thấy hai người đang...
Chồng chị xông đến bịt miệng, giữ tay vợ cho cô kia vơ áo xống tháo thân. Sau đó chị Nguyễn bị một trận đòn còn dữ dội hơn trước.
Câu chuyện 2: Hai vợ chồng chị Lê ở Hà Nội đều công tác trong ngành biểu diễn nghệ thuật. Tình cảm của họ nhiều khi tròng trành sóng sánh, không êm ấm như mọi người vẫn tưởng. Nhiều đêm chồng vắng nhà, chị Lê biết rõ lý do anh ta đưa ra chỉ là giả dối. Trong một lần buồn tủi, chị gặp lại người yêu cũ, lúc đó vẫn chưa lấy vợ. Và rồi men cũ vẫn ủ lên được rượu mới...
Chỉ một lần đó, chị Lê kịp nhận ra mình đã đi quá xa, chị không thể để vỡ chiếc bình đựng hạnh phúc gia đình vốn đang rất mong manh. Chị nói lời chia tay, người yêu cũ của chị không chịu. Anh ta nói thật lòng yêu chị, khăng khăng đòi chị phải ly dị chồng để về sống với nhau.
Chị Lê cương quyết đoạn tuyệt mối tình ngang trái, đổi cả số máy điện thoại để anh chàng không thể liên lạc. Có ngờ đâu anh ta đem gửi tấm ảnh âu yếm giữa hai người (chụp bằng điện thoại di động) cho chồng chị. Nhận được tấm ảnh, chồng chị Lê tỏ ra cao thượng, bỏ qua cho vợ, thậm chí tỏ ra yêu thương chiều chuộng vợ hơn.
Nhưng rồi, hằng đêm, trong phòng ngủ của hai người, chồng chị mới lấy ra tấm ảnh đã phóng to, treo lên tường, rồi bật một cái đèn chiếu sáng vào đó. Sau ba năm chịu đựng cảnh này, chị Lê uống thuốc ngủ tự tử. Hiện bác sỹ nói thần kinh của chị không bình thường, chị vẫn luôn có ý định tiếp tục tự tử.
- Một vài con số thống kê về bạo lực gia đình.

3) Hậu quả của bạo hành gia đình:
- Thực trạng này đã trở thành vấn nạn gây mất ổn định về mặt xã hội, cản trở quá trình xóa đói giảm nghèo và thực hiện các mục tiêu phát triển. Quan trọng hơn, những nạn nhân của bạo lực gia đình đã trực tiếp bị xâm phạm một cách nghiêm trọng về mặt thể chất, tinh thần và nhân phẩm.
- Ảnh hưởng của bạo hành gia đình trải rộng từ tâm lý cho đến thể chất của nạn nhân. Nhiều trường hợp hành vi bạo lực dẫn đến thương tật suốt đời thậm chí tử vong.
- Bạo lực gia đình thường là nguyên nhân khởi phát trầm cảm và rối loạn stress sau sang chấn sau này, đặc biệt là ở trẻ em - đối tượng nhạy cảm hơn. Những trẻ gái sống trong môi trường bạo lực, khi trưởng thành khó đặt niềm tin vào những người đàn ông khác và thường gặp trắc trở trong tình yêu. Họ có niềm hoài nghi quá mức với đối tượng khác giới, lý do bắt nguồn tự việc chứng kiến hành vi bạo lực của cha đối với mẹ hoặc với bản thân mình. Các trẻ trai về sau này có thể bắt chước các hành vi bạo lực với người vợ trong tương lai.
- Một bộ phận trẻ có thể bỏ nhà, bỏ học hay nghiện ma túy. Gái mại dâm (ở trẻ nữ) thường có liên quan trực tiếp đến tuổi thơ bất hạnh.
4) Nguyên nhân của bạo lực gia đình:
- Theo một số chuyên gia, cái gốc của bạo hành gia đình ở Việt Nam xuất phát từ bất bình đẳng giới. Ngay trong chuyện phân chia tài sản trong mỗi gia đình, người con trai thì nghiễm nhiên được có nhà cửa của cha mẹ để lại, còn con gái trong gia đình thì "đi mà hưởng lộc nhà chồng"...
- Hoàn cảnh xảy ra bạo hành, đặc biệt là bạo hành thân thể, thường là khi người nam say rượu, nhưng rượu không phải là nguyên nhân căn bản, nó chỉ là cái cớ cho những vướng mắc vốn tồn tại từ trước.
- Bạo hành được nhận thấy có tỷ lệ cao ở các gia đình có hoàn cảnh đặc biệt, chẳng hạn như kinh tế khó khăn, trình độ văn hóa thấp, người chồng không có việc làm… Tuy nhiên điều này không có nghĩa là giàu có hay được học hành đầy đủ bảo đảm chắc chắn gia đình hòa thuận. Ở những gia đình như vậy, bạo hành xảy ra với hình thức mà người ngoài khó nhận biết hơn.
- Bạo hành giữa cha mẹ và con cái cũng không hiếm và thường được biện hộ với mục đích giáo dục theo kiểu "thương cho roi cho vọt".
- Hầu hết những phụ nữ bị bạo hành là những người cam chịu, tự ti, thiếu hiểu biết, đặc biệt là thiếu hiểu biết về pháp luật và thiếu quyền lực trong gia đình.
- Từ trước đến nay vấn đề bạo hành gia đình ở các nước vẫn thường bị coi nhẹ, là bởi nó vẫn được xem như "việc riêng của các gia đình" và ít được phơi bày trước công luận. Người trong cuộc không nói ra thì người ngoài cũng không ai biết.
- Ở VN, mặc dù đã có nhiều văn bản pháp luật được ban hành (Bộ Luật hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Công ước CEDAW...), cũng như có nhiều cơ quan pháp luật, tổ chức xã hội có chức năng chống bạo hành gia đình (BHGĐ), thế nhưng việc tổ chức thực thi pháp luật trong lĩnh vực này còn gặp rất nhiều khó khăn trở ngại và hầu như không hiệu quả, bởi chưa có những biện pháp chế tài cụ thể. Nói tóm lại là quy trình rất phức tạp, rầy rà, hơn nữa ít có người vợ nào chịu theo kiện chồng đến cùng.
- Trong những gia đình trí thức thì các nạn nhân càng khó nói ra nỗi đau của mình bằng lời, do luôn lo lắng giữ gìn thể diện, bởi việc "xấu chàng hổ ai". Chính vì thế, đôi khi chính quyền và các tổ chức xã hội không thể biết và lên tiếng can thiệp. Nhiều nạn nhân còn lo sợ ảnh hưởng tới người thân và gia đình mình.
5. Biện pháp phòng tránh:
- Kết hôn dựa trên sự tự nguyện.`
- Tham dự các buỗi nói chuyện, tuyên truyền về phòng, chống bạo lực gia đình.
- Hòa giải mâu thuẫn, tranh chấp giữa các thành viên trong gia đình.
- Nhờ sự giúp đỡ của mọi người xung quanh.
- Mỗi thành viên phải ý thức được nhân phẩm của mình nhất là phụ nữ.
- Các trung tâm bảo trợ:
+ "Ngôi nhà bình yên" do trung tâm Phụ nữ và Phát triển thành lập. Đường dây nóng 0946.833.384.
+ Nhà văn hóa phụ nữ Địa chỉ: Số 192 – 194 Lý Chính Thắng, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh
VI. Phương pháp
Thời gian Nội dung Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của học viên Phương Tiện
5’ Khởi động - Cho học viên xem hình ảnh và clip.
- Đặt câu hỏi: Những hình ảnh trên nói lên điều gì? - Xem, nghe

- Suy nghĩ, trả lời câu hỏi. - Máy vi tính.
- Máy chiếu.

5’ Định nghĩa BLGĐ Sử dụng PP: Thảo luận nhóm lớn
- Câu hỏi: Bạo lực gia đình là gì?
- Lấy ý kiến + ghi lên bảng.
- Tổng kết


- Suy nghĩ
Thảo luận + Trả lời. - Bảng
- Viết
10’ Các biểu hiện của BLGĐ
- Về thân thể
- Về tinh thần.
- Về tình dục.
- Về xã hội Sử dụng PP thuyết trình.
- Giáo viên trình bày các biểu hiện của BLGĐ.
- Kể chuyện


- Lắng nghe và tiếp thu.
- Phản hồi nếu có. - Máy chiếu.
- Máy tính.
-Câu chuyện kể.
15’ Nguyên nhân và hậu quả của BLGĐ Sử dụng PP thảo luận nhóm nhỏ
- Chia 4 nhóm theo số thứ tự
- Phân công để tài:
+ Nhóm 1, 3: Liệt kê các nguyên nhân của BLGĐ.
+ Nhóm 2, 4: Thảo luận rồi vẽ ra giấy các biểu hiện về hậu quả của BLGĐ.
- Thời gian: 5’
- Cách trình bày:
+ Đại diện nhóm lẻ và nhóm chẳn trình bày. Nhóm còn lại kiểm tra và bổ sung.
- Tổng kết


- Tiến hành chia nhóm.

- Thảo luận.








- Trình bày ý kiến.
- Các nhóm còn lại bổ sung, góp ý.
- Giấy A0
- Viết lông
- Keo dán
10’ Giải pháp - Sử dụng PP Động não
+ Nêu đề tài: “Giải pháp nào để phòng chống BLGĐ”
+ Phát giấy cho các học viên.
+ Thời gian 2’
- Cho học viên thảo luận và trình bày trên giấy A0
+ Thời gian 3’
+ 1 nhóm trình bày, các nhóm còn lại bổ sung.
- Tổng kết.



- Suy nghĩ và ghi ý kiến trên giấy nhỏ.





- Thảo luận theo nhóm và ghi vào giấy A0.

- Trình bày và bổ sung. - Giấy nhỏ.
- Giấy lớn.
- Viết
3’ Lượng giá Đặt câu hỏi: “Qua chuyên đề này, anh chị học được điều gì?”. - Suy nghĩ và trả lời. Ngôn ngữ.
2’ Kết thúc - Tổng kết và cám ơn. - Nghe Ngôn ngữ


Phụ chú:
- BLGĐ: Bạo lực gia đình.
- PP: Phương pháp.
- Phương tiện chung: Máy vi tính, máy chiếu, ngôn ngữ của giảng viên.
Về Đầu Trang Go down
 
Giáo an truyền thông: bạo lực gia đình
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Thông báo tọa đàm "Sinh viên Tâm lý - Giáo dục và định hướng nghề nghiệp"
» Truyền thống khoa 2009
» Truyền thống khoa 2010
»  Giáo dục là một tổng lực giữa gia đình, nhà trường, và xã hội
» MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH VỀ TÌNH YÊU DƯỚI CÁI NHÌN CỦA MỘT SỐ TÔN GIÁO

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Giáo dục học :: Tổ chức hoạt động giáo dục-
Chuyển đến