NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Tiếp cận thân chủ theo phương pháp nhận thức (1)

Go down 
Tác giảThông điệp
thuyvi




Tổng số bài gửi : 3
Join date : 17/06/2009

Tiếp cận thân chủ theo phương pháp nhận thức (1) Empty
Bài gửiTiêu đề: Tiếp cận thân chủ theo phương pháp nhận thức (1)   Tiếp cận thân chủ theo phương pháp nhận thức (1) Icon_minitimeFri Jun 19, 2009 10:17 am

Tiếp cận thân chủ theo phương pháp nhận thức Tiếp cận thân chủ theo phương pháp nhận thức (1) Camecpee_01
Tiếp cận thân chủ theo phương pháp nhận thức quan niệm rằng con người không phải là sinh vật chủ yếu thụ động, duy nhất nằm dưới sự kiểm tra của môi trường. Cung cách con người phản ứng với các tình huống và các sự kiện gặp phải sinh ra từ sự hiểu biết và nhận thức về chúng.

Khi sự hiểu biết nhận thức dựa trên các niềm tin phi lý nó thường gây ra các hỗn loạn cảm xúc và các ứng xử không thích ứng. Nói cách khác đi, chính những ý nghĩ không hợp lý hoặc tai hại đứng trước các tình huống “hoạt hoá” phần lớn chịu trách nhiệm về các rỗi nhiễu hành vi.
Ngoài ra theo Rotter (1966) cung cách cảm nhận cách ứng xử của chúng ta và hậu quả của chúng tuỳ thuộc rất nhiều vào các đặc điểm nhân cách của chúng ta. Như vậy, một số người thường có xu hướng gán hành động của mình với các nguyên nhân từ bên trong, một số người khác thì cho đó là nguyên nhân từ bên ngoài. Vậy hai kiểu người này khác nhau ở sự thực hiện việc kiểm soát hành động của họ, được Rotter phân biệt thành người hướng nội và hướng ngoại.
Người hướng ngoại tin rằng ở mọi thời điểm họ đều có thể tác động lên môi trường và cuối cùng họ luôn chịu trách nhiệm về các điều xảy ra với họ. Đó là những người năng động, chủ động, có khuynh hướng phân tích các việc phải làm và nhìn nhận hoạt động nhằm phát hiện các yếu tố kém, các điểm mạnh của tình huống và hành động của họ. Khi thất bại họ không ngần ngại và tự buộc tội mình là thiếu cố gắng, thiếu kiên trì.
Ngược lại những người hướng nội lại cho rằng sự kiểm tra có từ bên ngoài các điều kiện khác nhau trong cuộc đời họ và cung cách họ thay đổi là do người khác hoặc do sự may mắn tình cờ. Đó là những con người thụ động hơn, kém khả năng, dễ dàng gán thất bại của mình do việc thiếu năng lực của bản thân.

Từ những năm 1960, các tác giả như Albert Ellis, Aaron Beck, Donald Meichenbaum, Michael Mahoney đã phát triển lý thuyết về các phương pháp tiếp cận thân chủ của riêng mình theo trường phái TLH nhận thức và đã đưa tham vấn cũng như trị liệu nhận thức trở nên phổ biến trên thế giới.
Gần đây một số NTV nhận thức đã chuyển sang quan điểm mang tính tích cực về cách con người suy nghĩ và tạo nên ý nghĩa của thế giới. Trong khi những NTV duy lý truyền thống theo trường phái nhận thức coi tham vấn nhận thức như một quá trình tiếp cận có bài bản liên quan đến việc thay thế những suy nghĩ không hợp lý thành những suy nghĩ hợp lý hơn thì những NTV có quan điểm tích cực lại cho rằng mỗi cá nhân là một thực thể phức tạp và phong phú, có thể có những động cơ vô thức để liên tục thích nghi nhận thức trong những nỗ lực cố gắng tạo nên ý nghĩa của thế giới.
NTV nhận thức truyền thống tin vào những suy nghĩ hợp lý hay không hợp lý của cá nhân từ khi sinh ra. Những khả năng suy nghĩ này được tăng cường qua thời gian được thiết lập và khó thay đổi hoặc mất đi. Mặc dù cảm xúc và hành vi có thể đóng một vai trò quan trọng trong cuộc sống của cá nhân nhưng những NTV nhận thức truyền thống tập trung vào các quá trình suy nghĩ, tin rằng những suy nghĩ không hợp lý có thể được thay thế bằng những suy nghĩ hợp lý trong hầu hết các tình huống khẩn cấp.
Còn những NTV có quan điểm tích cực nhấn mạnh cách xây dựng thực tế của chúng ta dựa vào sự tương tác phức tạp giữa suy nghĩ, hành động và cách cảm nhận thế giới với sự sáng tạo độc đáo của mỗi cá nhân tạo nên sự duy nhất trong hệ thống ý nghĩa của mỗi người.Hướng tiếp cận này quan niệm tham vấn là một nỗ lực để hiểu làm thế nào con người tạo ra ý nghĩa của cuộc sống, tìm cách can thiệp với cá nhân nhằm làm thay đổi hệ thống ý nghĩa được tạo ra của họ.
Trong khi những người duy lý sử dụng giác quan , tính logic và những suy nghĩ hợp lý thông thường nhằm thay đổi nhận thức thì những người có quan điểm tích cực lại sử dụng các kỹ thuật như là kể chuyện, lấy ví dụ, phân tích, sự gợi ý trừu tượng, vô thức và các quá trình phức tạp khác để trợ giúp cá nhân thích nghi với một hệ thống ý nghĩa mới - một giai đoạn mới về thế giới mang tính thích nghi hơn.
Mặc dù hai cách phát triển thuyết nhận thức nêu trên có một số điểm khác biệt nhưng nhìn chung chúng vẫn giống nhau ở nhiều khía cạnh, cho rằng cá nhân có thể thay đổi và không bị quy định bởi kinh nghiệm thời thơ ấu, cách nhìn hiện tại của cá nhân về thế giới là chìa khoá tạo nên sự thay đổi. Cả cách hợp lý và cách thức đối chiếu nhìn nhận sâu sắc bản thân có sự phân tích ý nghĩa từ NTV đều cung cấp cho TC một quá trình thay đổi phức tạp trong những suy nghĩ không thực tế; phủ nhận quan niệm nhấn mạnh đến động cơ vô thức và các quá trình vô thức của Phân tâm học {40,95}.
Mục đích của phương pháp tiếp cận nhận thức là NTV trợ giúp TC trong việc phân tích tình huống phải đối đầu, vạch ra những điều bất hợp lý trong nhận thức để đi đến thay đổi chúng, giúp thân chủ thích nghi hơn với hoàn cảnh.
Phương pháp tiếp cận nhận thức có các phương pháp tiếp cận nhỏ sau đây:
- Phương pháp xúc cảm thuần lý của Ellis (RET, Rational Emotive Therapy)
Phương pháp xúc cảm thuần lý (RET) do Albert Ellis (1902- 1994) xây dựng năm 1962 xuất phát từ niềm tin vào việc cho lời khuyên trực tiếp và giải thích trực tiếp hành vi cuả TC. Phương pháp này bao gồm việc đối mặt và thách thức điều mà Ellis gọi là niềm tin phi lý, thuyết phục thân chủ thay thế những niềm tin khiến thân chủ nghĩ không tốt về bản thân hoặc khiến người ấy mang đầy những cảm nghĩ tiêu cực hoặc khó chịu.
Theo Ellis, vấn đề của TC ( những rỗi nhiễu xúc cảm) là do những niềm tin sai lệch hoặc những mong muốn thái quá, không phù hợp gây ra. Ông đã làm sáng tỏ những ý nghĩ và niềm tin phi lý mà theo ông là nguồn gốc gây nên phần lớn những ứng xử không thích ứng của chúng ta nói chung và của TC nói riêng . Những ý nghĩ và niềm tin phi lý đó là:
1. Điều cơ bản là được mọi người tiếp xúc với ta yêu mến
2. Điều quan trọng bậc nhất là lúc nào cũng giỏi dang, thích đáng, có khả năng làm tốt những việc mình làm.
3. Cuộc sống là tai hoạ khi sự việc không đi đúng hướng mà ta mong muốn.
4. Những người muốn điều xấu cho ta phải luôn bị khiển trách hoặc trừng phạt
5. Giải pháp hoàn hảo lúc nào cũng cần có để chống lại những thực tế tệ hại của cuộc sống (Trích bảng 4.5, Những niềm tin phi lý {40,96}). Những suy nghĩ và niềm tin này dựa trên những nhu cầu cơ bản được khắc sâu trong mỗi chúng ta (xem thuyết nhu cầu của Maslow) và thoả mãn chúng là cần thiết để chúng ta lai thăng bằng. Nhưng, một cách ngược đời, chính chúng ta lai gán cho các nhu cầu đó những giá trị sai lầm làm cho việc thực hiện chúng trở nên khó khăn hoặc không thể tiến hành được. Kết quả là bản thân chúng ta phải hứng chịu những rối loạn cảm xúc gây ra lo âu và gây nên phần lớn những ứng xử không thích hợp như :
Về Đầu Trang Go down
 
Tiếp cận thân chủ theo phương pháp nhận thức (1)
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Tiếp cận thân chủ theo phương pháp nhận thức (2)
» TIẾP CẬN NHÂN CÁCH THEO TÂM LÝ HỌC NHÂN VĂN
» Các phương pháp tiếp cận trong tâm lý học lâm sàng
» “Phương pháp tự học: phương pháp mô hình hóa”
» Tìm hiểu Phương pháp xúc cảm thuần lý

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Tâm lý học trị liệu-
Chuyển đến