NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 nhận biết bản thân và người khác

Go down 
Tác giảThông điệp
admin
Admin
admin


Tổng số bài gửi : 60
Join date : 14/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

nhận biết bản thân và người khác Empty
Bài gửiTiêu đề: nhận biết bản thân và người khác   nhận biết bản thân và người khác Icon_minitimeThu Sep 17, 2009 12:18 am


Ông bà ta có câu “Biết người biết ta trăm trận trăm thắng”. Câu nói đó vẫn còn mang tính thời đại. Để trở thành một người thắng trận với chính bản thân cũng như trong cuộc sống, chúng ta cần phải “biết mình biết người”. Nhưng giữa một xã hội có nhiều thông tin như hiện nay, nhiều lúc con người ta không còn ý thức về bản thân mình và đương nhiên lại càng không hiểu rõ về ngừơi khác. Vậy thì chúng ta phải làm gì để “Biết người biết ta”mà “trăm trận trăm thắng”?
1. “Biết mình”
Sẽ có nhiều người hỏi “tại sao phải cần biết mình?” Xin thưa, hiểu rõ về mình trước nhất đó là một niềm hạnh phúc lớn của con người. Hơn nữa hiểu về chính mình giúp ta có một sự chọn lựa phù hợp nhất cho cuộc sống của bản thân. Và hiểu về chính mình sẽ giúp ta có cách chư xử với chính mình và với người khác nghiêm túc và hợp lý hơn. Và cuối cùng hiểu về chính mình nhằm tìm đến sự tương hợp với nhóm, với sức ép xã hội.
Con đường đi tìm hạnh phúc chỉ có thể bắt đầu khi mình phải tìm hiểu về chính mình. Không hiểu về mình, con người sẽ dễ dàng loay hoay giữa vòng xoáy cuộc đời. Để hướng đến một hạnh phúc, không thể không bắt đầu bằng chuyện nghĩ suy cặn kẽ: “ta là ai và hạnh phúc với ta là gì?”. Một sai lầm mà con người hay mắt phải đó là chỉ hướng đôi mắt vào thế giới xung quanh, mà không hướng ánh mắt đó vào nội tâm của mình. Thích xét đoán người khác hơn là xét đoán bản thân. Cũng chính vì thế mà ta hay “thấy cái rác trong mắt người khác mà không thấy cái xà trong mắt mình”. Nên bước đầu tiên trong hành trình khám phá bản thân là hãy thay đổi thói quen xấu đó.
Bước Tiếp theo là ta hãy thường xuyên tự vấn bản thân với những câu như: “Ta là ai?”, “ta đến từ đâu?”, “ta là người như thế nào?”, “ta là ngừơi có tính cách như thế nào?”, “mục đích sống của ta là gì?” và “ta đã, đang, sẽ làm gì và làm như thế nào để đạt được mục đích ấy?”. Những câu hỏi này luôn cần thiết trong mỗi chặn đường của cuộc đời ta. Mỗi thời điểm chúng sẽ có những câu trả lời khác nhau và chúng sẽ giúp ta định hướng, hoạch định cuộc đời của mình một cách rõ ràng. Nên ta hãy tự vấn mình thường xuyên, ít nhất là trong những mốc quết định của cuộc đời như: vào đại học, ra trường, có một việc làm, kết hôn, có con,...Nhưng tốt nhất là ta nên tự vấn mình hằng ngày. Mỗi tối trước khi đi ngủ, ta hãy giành ra 5 – 10 phút để xem lại một ngày sống của mình. Hãy để tâm trí tái hiện lại những sự việc xảy đến và cách ứng xử của ta trước những sự việc đó. Ta hãy suy nghĩ xem, ta đã được cái gì từ những biến cố đó? Cách hành xử của ta có ổn không? Và nếu như có lần sau nữa ta sẽ làm như thế nào? Chính những câu hỏi và trả lời tự vấn này sẽ giúp ta trải nghiệm được nhiều hơn, sâu hơn và đặt biệt giúp ta hiểu mình hơn.
Ông cha ta cũng thường nói “việc người thì sáng, việc mình thì quáng”, trong nhiều trường hợp với con mắt bản thân ta không nhìn thấy hết con người mình. Nên bước tiếp theo trong hành trình khám phá bản thân là “vấn người”. Ta có thể xin ý kiến, lời nhận xét từ những người biết ta, đặc biệt là những người sáng suốt và có trách nhiệm với ta như: cha mẹ, thầy cô, anh chị, bạn bè,...Nhưng có một điều cần lưu ý là, ta “vấn người” chứ không phải là “theo ngườ”, mỗi người sẽ có một góc nhìn về ta, nên cái nhìn đó sẽ phiếm diện, có phần đúng có phần sai. Nên ta cần phải cân nhắc, chon lọc để rút ra kết luận cho bản thân.
Ngoài ra, ta cũng có thể soi mình vào những “tấm gương”. Gương ở đây là những người ta gặp hàng ngày. Ta soi không phải để soi lòng họ, để soi mói họ nhưng là để soi bản thân ta trong đó. Ta tìm thấy những điểm nào của con ngừơi ta trong những con người đó. Bằng cách này ta có thể dễ khám phá những nét mạnh, nét yếu trong con ngừơi ta hơn để rồi ta có thể phát huy hoặc điều chỉnh bản thân cho thích hợp.
2. “Biết người”
Cũng như “biết mình”, “biết người” có một vai trò rất quan trọng trong giao tiếp và cuộc sống. Nếu ta là người có khả năng thấu hiểu người khác, thì khi tiếp xúc với ngừơi khác, ta se dễ dàng nhớ về con người của họ, điều này sẽ giúp ta dễ làm việc hơn, dễ hợp tác hơn cũng như dễ quản lý họ hơn. Hơn nữa tìm hiểu tâm lý người khác giúp ta dễ dàng chiến thắng theo nguyên tắc “đắc nhân tâm” hay “biết người biết ta – trăm trân trăm thắng.”
Khi bàn đến vấn đề này, ta không thể không nói đến một thói quen xấu khác nữa của con người là thích nói hơn là thích nghe. Trong các buỗi hội thoại, ta thường nghe những câu “tôi thấy thế này”, “theo tôi phải như thế này”, “tôi...”, “tôi...”. Chứ những câu như “theo bạn thì sao?”, “bạn muốn như thế nào?”, ...xuất hiện rất ít. Xu hướng muốn thể hiện mình, muốn phô bày kiến thức, hay tệ hơn nữa là muốn nhấn người khác xuống để mình toả sáng đã làm cho con người ta ít có thói quen lắng nghe, và cũng vì thế mà sự hiểu biết về người khác bị hạn chế. Cho nên bước đầu tiên trên con đường “đắc nhân tâm” là phải thay đổi thói quen xấu đó và tập cho mình thói quen biết lắng nghe. Nghe để biết tâm tư, nghe để biết tình cảm, nghe để biết nguyện vọng, nghe để biết suy nghĩ, nghe để biết dự định,...Những cái này nằm sâu trong lònh họ, dù bạn có xài đến máy chiếu X-quang, hay chụp các lớp cũng không phát hiện được, nên để hiểu được các vấn đề này bạn chỉ còn cách là biết lắng nghe mà thôi. Tuy nhiên, nghe đã khó mà nghe để hiểu người khác thì quả là một vấn đề không đơn giản chút nào. Để nghe tốt ta cần luyện tâp một vài kỹ năng giao tiếp như kỹ năng gợi mở, kỹ năng đàm thoại, kỹ năng đồng cảm,...
Người ta thường nói “miệng lưỡi không xương nhiều đường lắc léo” nên nhiều khi ta cũng có thể bị đánh lừa bởi phương pháp lắng nghe. Nên để bổ xung cho phương pháp lắng nghe và cũng là bước tiếp theo trên con đường nhận thức người khác là bước quan sát. Phương pháp này dựa trên cơ sở của thuyết “Đánh giá ứng xử”. Theo thuyết này, tâm lý của con người được bộc lộ rất rõ và rất nhiều trong các hoạt động. Và con người có thể “đóng kịch” để dễ dàng “tô vẽ” hình ảnh của mình. Nên ta chỉ có thể cảm nhận về người khác môt cách rõ ràng thông qua hành vi và cách ứng xử của họ trong các tình huống thức tế, đặc biệt là các tình huống bất ngờ thiếu sự chuẩn bị. Nhưng ở phương pháp này, cần chú ý để tránh việc gán nhãn, tức là đưa ra đánh giá sau một vài lần quan sát. Có thể vì một số nguyện nhân khách quan như tâm trạng, tình cảm, hoàn cảnh lúc đó,... làm người ta không bộc lộ đúng con người thật của mình. Nên để đánh giá chính xác về người khác, ta cần phải quan sát nhiều lần, trong nhiều trường hợp khác nhau và cần phải có một chút suy xét để tránh bị “đánh lừa” đến mức có thể hay nói cách khác là tập thói quen nhận định khách quan trong sự cẩn trọng.
Bước tiếp theo trên con đường này là ta cần phải luỵên tập khả năng “soi chiếu” và “phóng chiếu” hay nói khác đi là đặt bản thân của mình vào hoàn cảnh của đối tượng để có nhìn của đối tượng. Tuy mỗi người có những cách nhận định khác nhau, nghị lực khác nhau do những nhân cách khác nhau quy định nhưng với phương thức nay ta cũng có thể hiểu đựơc phần nào tính cách, lối hành xử của người đó trong cuộc sống.
Ví dụ: Người xuất thân trong một gia đình khó khăn về vật chất nhưng được sự giáo dục tốt của gia đình và xã hội thì thường có ý chí mạnh và nghị lực vươn lên cao.
Nhưng ngược lại, có những trường hợp thiếu sự quan tâm hay giáo dục không đúng cách của gia đình và xã hội khiến người đó rơi vào lối sống tự ti hoặc buôn thả,...
Và điều cuối cùng tôi muốn nói đến trong trong nghệ thuật thấu hiểu ngừơi khác là phải từ bỏ thái độ chủ quan, thành kiến mà hãy tập đánh giá khách quan, công tâm. Như đã nói ở trên, con người hay có thói quen “gán nhãn”. Sau một vài lần tiếp xúc, ta thường phân loại các đối tượng ra và đóng họ vào các hộp rồi gắn lên đó những cái nhãn mà mình cho là thích hợp. Anh A tốt, anh B tồi, anh C thô thiển,...Hãy bóc những cái nhãn đó xuống, hãy thả họ ra khỏi những cái hộp tư duy chủ quan của mình. Như vậy ta mới có thể hiêu họ hơn được.
Ngoài ra còn có nhiều phương tiện giúp cho con đường khám phá ngừơi khác dễ dàng hơn. Ở đây tôi chỉ đơn cử một vài phường tiện thông thường.
Trước tiên là “thuyết nhân dạng”, theo thuyết này, mỗi con ngừơi có những yếu tố về nhân dạng khác nhau. Một trong những thuyết nhân dạng được quan tâm là thuyết “định dạng khuôn mặt”. Thuyết này phân chia khuôn mặt người ra thành bốn nhóm với bốn hình dạng khác nhau: tròn, elip, vuông và tam giác tương ứng với bốn loại tính cách khác nhau.
Tiếp đến là “thuyết đánh giá tổng hợp”, theo thuyết này ta có thể đánh giá ngừơi khác thông qua ngôn ngữ nói (tốc độ, cường độ, âm điệu, cách dùng từ,...) và ngôn ngữ cử chỉ (ánh mắt, nét mặt, điệu bộ, tư thế,...)
Ngoài ra bạn cũng có thể tìm hiểu tâm lý của người khác bằng các phường pháp như: điều tra, quan sát, bảng hỏi, trò chuyện,...
Tóm lại, “hiểu mình và hiểu ngừơi” là một công việc rất cần thiết và khá khó khăn nên ta cần thường xuyên luyện tập để có thể “trăm trận trăm thắng” trong giao tiếp.

PM. Nguyễn Ngọc Duy
Về Đầu Trang Go down
https://ngoinhatraitim.forumvi.com
 
nhận biết bản thân và người khác
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang
 Similar topics
-
» Giữa con người và con vật khác nhau ở điểm nào?
» NHỮNG ĐIỂM GIỐNG VÀ KHÁC NHAU GIỮA VIỆC HỌC Ở CON VẬT VÀ CON NGƯỜI
» Hồ Ngọc Đại - người hiểu trẻ em và cảm nhận trẻ em
» Nguyên tắc tôn trọng người khác trong giao tiếp
» Tình yêu - tình bạn và sự khác biệt

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Tâm lý học giao tiếp-
Chuyển đến