NGÔI NHÀ TRÁI TIM
Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.

NGÔI NHÀ TRÁI TIM

Hãy cho - Hãy nhận - Hãy sống bằng cả con tim
 
Trang ChínhTrang Chính  Latest imagesLatest images  Tìm kiếmTìm kiếm  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  

 

 Nhà Tâm lý học Alfred Adler

Go down 
Tác giảThông điệp
xin làm một điểm tựa
Admin
xin làm một điểm tựa


Tổng số bài gửi : 411
Join date : 18/06/2009
Age : 35
Đến từ : heart

Nhà Tâm lý học Alfred Adler Empty
Bài gửiTiêu đề: Nhà Tâm lý học Alfred Adler   Nhà Tâm lý học Alfred Adler Icon_minitimeWed Jul 15, 2009 9:04 pm

Nhà Tâm lý học Alfred Adler 1328508Alfred Adler, sinh ở Vienna năm 1870 và chết ở Aberdeen, Scotland năm 1937, là một nhà tâm thần học, thành viên của Hội Phân Tâm học của Áo, sau đó là chủ tịch của Hội.

Ông đi theo phân tâm học của Freud rồi chấm dứt liên hệ với Phân tâm học ấy và thành lập một nhóm riêng gọi là “Tâm lý học cá nhân” (Individual Psychology). Adler đã xuất bản hơn một trăm tập sách, trong đó tập ‘thực hành và lý thuyết của Tâm lý cá nhân’ có lẽ là tập giới thiệu tốt nhất về lý thuyết Nhân Tính của Adler.

Calvin S. Hall và Gardner Lindzey đánh giá rằng:

“Trái ngược với giả định của Freud cho rằng tánh hạnh của con người là các bản năng bẩm sinh kích động, trái ngược hẳn với tiền đề chính của Jung cho rằng tánh hạnh của con người là do các mẫu hình tâm lý bẩm sinh chế ngự. Adler thì cho rằng con người chủ yếu bị kích động bởi các thúc đẩy xã hội. Con người tự mình liên hệ với những người khác, dấn thân vào các hoạt động có tính cách hợp tác và xã hội, đặt sự an lạc của xã hội lên trên cái lợi của cá thể ích kỷ, và có một nếp sống nổi bật sắc thái xã hội... Freud nhấn mạnh dục tính, Jung nhấn mạnh mẫu tư tưởng từ ban sơ, và Adler nhấn mạnh lợi ích xã hội.

Sự đóng góp lớn thứ hai của Adler vào lý thuyết Nhân Tính là lý thuyết của ông về cái ngã sáng tạo...

Nét đặc trưng thứ ba của tâm lý học của Adler làm tâm lý học ấy khác hẳn Phân tâm học cổ điển là điểm nhấn mạnh vào tính độc đáo của Nhân Tính...
Sau cùng Adler xem ý thức là trung tâm của Nhân Tính, khiến Adler trở nên người tiên phong trong việc phát triển một tâm lý học - hướng - đến - ý thức (ego)”.

Sự khám phá hữu ích nhất của lý thuyết Nhân Tính của Adler là nhấn mạnh vào lợi ích xã hội, cái ngã sáng tạo và ý thức là trung tâm của Nhân Tính. Khám phá này đem lại một sự đóng góp ý nghĩa vào lãnh vực các lý thuyết Nhân Tính. Tuy nhiên, dưới ánh sáng duyên khởi, ý thức chỉ là hậu quả của sự vận hành của hai chi phần Vô minh và Hành, mà không phải là trung tâm điểm của Nhân Tính. Bằng cách nào rồi lý thuyết của Adler cũng cần được điều chỉnh như lý thuyết của Freud và Jung.
Về Đầu Trang Go down
 
Nhà Tâm lý học Alfred Adler
Về Đầu Trang 
Trang 1 trong tổng số 1 trang

Permissions in this forum:Bạn không có quyền trả lời bài viết
NGÔI NHÀ TRÁI TIM :: TÂM LÝ - GIÁO DỤC HỌC :: Kiến thức chuyên ngành :: Tâm lý học :: Dòng chảy tâm lý-
Chuyển đến